Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơ le áp suất dầu, công tắc áp suất dầu trong hệ thống lạnh


Rơ le áp lực dầu là một loại thiết bị khí cụ điện được sử dụng để bảo vệ suất dầu cho máy nén trong hệ thống lạnh hoặc trong một số lĩnh vực khác, bởi vì quá trình bôi trơn cho các chi tiết truyền động trong máy nén hết sức là quan trọng, bởi vì một phần nó giảm tối thiểu năng lượng ma sát và một phần tải nhiệt ra ngoài môi trường làm mát cho giữa bề mặt tiếp xúc của các chi tiết truyền động. Nếu không sẽ làm cho máy nén hư hỏng ngay, do đó trong quá trình máy nén đang làm việc vì một nguyên nhân nào đó mà mất áp lực dầu (do bơm dầu bị hư hỏng, hệ thống bơm dầu bị sự cố tắt nghẽn đường đi, ..v.v relay áp lực dầu (relay oil pressure) có nhiệm vụ phải ngắt máy nén ngay lập tức để tránh cho máy nén gặp nguy hiểm.

Nguyên tắc cấu tạo tổng quát của rơ le áp lực dầu (OP – Oil pressure relay)

Nguyên tắc cấu tạo chung của rơ le áp lực dầu có thể xem hình 1


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo rơ le áp suất dầu 


1 – Đường tín hiệu cacte máy nén (LP – Low pressure)
2 - Đường dẫn tín hiệu áp lực dầu (OP – Oil pressure)
3 – Hộp xếp (Bellow), 3’ – hộp xếp
4 – Nguồn điện xoay chiều AC 220V
5 – Thang điều chỉnh khoảng vi sai áp suất
6 - Thang điều chỉnh hiệu áp suất dầu
7 – Vít vặn điều chỉnh hiệu áp suất dầu
8 – Vít vặn điều chỉnh vi sai áp suất dầu
9 – lò xo
10 – Gối đỡ của thanh cơ cấu
11 – Thanh cơ cấu mang tiếp điểm
12 – Cuộn dây đốt nóng trong một khoảng thời gian
13 – Thanh lưỡng kim

(56) (01): Tiếp điểm thường đóng
(57) (02): Tiếp điểm thường mở
(34): Nguồn của cuộn đốt nóng

Nguyên lý làm việc tổng quát


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hình 2. Sơ đồ mạch điện của rơ le áp lực dầu cho máy nén


Xem hình 1, thấy đường (1) là đường lấy tín hiệu áp suất thấp (LP) đây cũng chính là áp suất cacte nơi chứa dầu bôi trơn cần bơm lên bôi trơn cho máy nén, đường (2) lấy tín áp lực dầu sau bơm dầu chính là áp lực dầu (OP). Vì áp suất cacte luôn thay đổi, do vậy để biết bơm dầu có làm việc hay chưa thì phải lấy tín hiệu: OP – LP = P - bơm (áp lực của bơm), khi bơm không làm việc thì P - bơm = 0, lúc đó OP – LP = 0 nên OP = LP.

Khi máy nén hoạt động bằng cách cấp nguồn qua tiếp điểm 56, đồng thời cấp nguồn vào cuộn dây đốt nóng (12) qua điểm 34. Như vậy tín hiệu LP qua đường (1) vào hộp xếp (3), tín hiệu LP qua đường (2) vào hộp xếp (3’), đến đây thấy rằng thanh mang cơ cấu tiếp điểm (11) chịu tác động bởi các lực: phía dưới chịu tác động của lực do OP tạo ra (Fop), phía trên chịu tác động bởi các lực lò xo (9) (F - lò xo) và LP (F - LP) tạo ra, các lực này có tác dụng làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm được hay không? Thì sau khi máy nén hoạt động được (30÷45)s mới có câu trả lời, bởi vì sau khoảng thời gian này máy nén và bơm dầu mới tạo ra được áp lực dầu. Nếu như máy nén và bơm dầu tạo ra được áp lực dầu, khi đó Fop ≥ (F - lò xo) + (F - LP) vì thế nó làm cho thanh (11) chuyển động đi lên phía trên, làm tiếp điểm thường đóng 01 mở ra ngắt nguồn cấp cho cuộn dây đốt nóng (12), để tránh đốt nóng thanh lưỡng kim khỏi bị cong làm tiếp điểm thường đóng 56 mở ra ngừng máy nén.

Nhưng vì một lý do nào đó máy nén vẫn hoạt động sau thời gian nhiều hơn 45s mà bơm dầu vẫn chưa tạo được áp lực dầu, hoạt máy nén đang hoạt động mà mất áp lực dầu (do bơm dầu bị hư hỏng, …v.v) thì thanh (11) phục hồi lại trạng thái ban đầu làm cho tiếp điểm 01 đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây đốt nóng (12), sau một khoảng thời gian từ (60÷90)s thì thanh lưỡng kim (13) bị đốt nóng cong làm cho tiếp điểm 56 mở ra dừng máy nén hoạt động, đồng thời tiếp điểm 57 đóng lại đưa tín hiệu về mạch báo sự cố. Vít (7) và thang đo (6) dùng để cài đặt hiệu áp lực dầu, vít (8) và thang đo (5) dùng để hiệu chỉnh khoảng vi sai của hiệu áp lực dầu. Khi cài đặt giá trị nếu áp lực dầu không đạt, có nghĩa điều này Fop ≥ (F - lò xo) + (F - LP) không xảy ra máy nén sẽ dừng hoạt động.

Chú ý ở đây là cuộn dây đốt nóng đóng vai trò timer, thời gian đốt nóng làm cong thanh lường kim sẽ lớn hơn thời gian kể từ khi máy nén hoạt động cho đến khi tạo được áp lực dầu, thông thường thời gian khi máy nén hoạt động cho đến khi tạo được áp lực dầu từ (30÷45)s, trong khi đó thời gian đốt nóng thanh lưỡng kim từ (60÷90)s.

Hình 2. Sơ đồ mạch điện của rơ le bảo vệ áp lực dầu cho máy nén lạnh, nguyên lý hoạt động của nó như sau: khi cấp nguồn AC 200V vào hai điểm A và b, cuộn dây đốt nóng rơ le áp lực dầu có điện, đồng thời relay trung gian cũng có điện, khi relay trung gian có điện nó cấp nguồn cho công tắc tơ để đưa máy nén vào trạng thái hoạt động.

Khi máy nén hoạt động chưa có áp lực dầu, tiếp điểm 56 và 31 ở trạng thái đóng, sau khoảng thời gian khoảng (30÷45)s thì cuộn dây đốt nóng của rơ le áp lực dầu bị đốt nóng nhưng chưa đủ độ nóng làm cong thanh lưỡng kim để mở tiếp điểm 56, đồng thời sau khoảng thời gian này máy nén đã tạo ra được hiệu áp lực Δp = OP – LP thì sau khoảng thời gian (60÷90)s kể từ khi máy nén hoạt động cuộn dây đốt nóng đủ thời gian để đốt nóng làm cong thanh lưỡng kim mở tiếp điểm 56, rơ le trung gian mất điện dẫn đến máy nén dừng hoạt động ngay, bảo vệ máy nén tránh hư hỏng vì không có hoặc không đủ áp lực dầu bôi trơn.

Nếu như trong khi máy nén đang hoạt động, vì một lý do nào đó mất áp lực dầu hoặc áp lực dầu giảm dẫn đến hiệu áp Δp không đủ sức giữ tiếp điểm 31 ở trạng thái mở, kết quả thanh mang tiếp điểm phục hồi lại trạng thái ban đầu làm cho tiếp điểm 31 đóng lại, cuộn dây đốt nóng có điện đốt nóng thanh lưỡng kim và sau khoảng thời gain (60÷90)s tiếp điểm 56 mở ra ngắt nguồn rơ le trung gian, máy nén ngừng hoạt động.


Rơ le áp lực dầu là một loại thiết bị khí cụ điện được sử dụng để bảo vệ suất dầu cho máy nén trong hệ thống lạnh hoặc trong một số lĩnh vực khác, bởi vì quá trình bôi trơn cho các chi tiết truyền động trong máy nén hết sức là quan trọng, bởi vì một phần nó giảm tối thiểu năng lượng ma sát và một phần tải nhiệt ra ngoài môi trường làm mát cho giữa bề mặt tiếp xúc của các chi tiết truyền động. Nếu không sẽ làm cho máy nén hư hỏng ngay, do đó trong quá trình máy nén đang làm việc vì một nguyên nhân nào đó mà mất áp lực dầu (do bơm dầu bị hư hỏng, hệ thống bơm dầu bị sự cố tắt nghẽn đường đi, ..v.v relay áp lực dầu (relay oil pressure) có nhiệm vụ phải ngắt máy nén ngay lập tức để tránh cho máy nén gặp nguy hiểm.

Nguyên tắc cấu tạo tổng quát của rơ le áp lực dầu (OP – Oil pressure relay)

Nguyên tắc cấu tạo chung của rơ le áp lực dầu có thể xem hình 1


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo rơ le áp suất dầu 


1 – Đường tín hiệu cacte máy nén (LP – Low pressure)
2 - Đường dẫn tín hiệu áp lực dầu (OP – Oil pressure)
3 – Hộp xếp (Bellow), 3’ – hộp xếp
4 – Nguồn điện xoay chiều AC 220V
5 – Thang điều chỉnh khoảng vi sai áp suất
6 - Thang điều chỉnh hiệu áp suất dầu
7 – Vít vặn điều chỉnh hiệu áp suất dầu
8 – Vít vặn điều chỉnh vi sai áp suất dầu
9 – lò xo
10 – Gối đỡ của thanh cơ cấu
11 – Thanh cơ cấu mang tiếp điểm
12 – Cuộn dây đốt nóng trong một khoảng thời gian
13 – Thanh lưỡng kim

(56) (01): Tiếp điểm thường đóng
(57) (02): Tiếp điểm thường mở
(34): Nguồn của cuộn đốt nóng

Nguyên lý làm việc tổng quát


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hình 2. Sơ đồ mạch điện của rơ le áp lực dầu cho máy nén


Xem hình 1, thấy đường (1) là đường lấy tín hiệu áp suất thấp (LP) đây cũng chính là áp suất cacte nơi chứa dầu bôi trơn cần bơm lên bôi trơn cho máy nén, đường (2) lấy tín áp lực dầu sau bơm dầu chính là áp lực dầu (OP). Vì áp suất cacte luôn thay đổi, do vậy để biết bơm dầu có làm việc hay chưa thì phải lấy tín hiệu: OP – LP = P - bơm (áp lực của bơm), khi bơm không làm việc thì P - bơm = 0, lúc đó OP – LP = 0 nên OP = LP.

Khi máy nén hoạt động bằng cách cấp nguồn qua tiếp điểm 56, đồng thời cấp nguồn vào cuộn dây đốt nóng (12) qua điểm 34. Như vậy tín hiệu LP qua đường (1) vào hộp xếp (3), tín hiệu LP qua đường (2) vào hộp xếp (3’), đến đây thấy rằng thanh mang cơ cấu tiếp điểm (11) chịu tác động bởi các lực: phía dưới chịu tác động của lực do OP tạo ra (Fop), phía trên chịu tác động bởi các lực lò xo (9) (F - lò xo) và LP (F - LP) tạo ra, các lực này có tác dụng làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm được hay không? Thì sau khi máy nén hoạt động được (30÷45)s mới có câu trả lời, bởi vì sau khoảng thời gian này máy nén và bơm dầu mới tạo ra được áp lực dầu. Nếu như máy nén và bơm dầu tạo ra được áp lực dầu, khi đó Fop ≥ (F - lò xo) + (F - LP) vì thế nó làm cho thanh (11) chuyển động đi lên phía trên, làm tiếp điểm thường đóng 01 mở ra ngắt nguồn cấp cho cuộn dây đốt nóng (12), để tránh đốt nóng thanh lưỡng kim khỏi bị cong làm tiếp điểm thường đóng 56 mở ra ngừng máy nén.

Nhưng vì một lý do nào đó máy nén vẫn hoạt động sau thời gian nhiều hơn 45s mà bơm dầu vẫn chưa tạo được áp lực dầu, hoạt máy nén đang hoạt động mà mất áp lực dầu (do bơm dầu bị hư hỏng, …v.v) thì thanh (11) phục hồi lại trạng thái ban đầu làm cho tiếp điểm 01 đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây đốt nóng (12), sau một khoảng thời gian từ (60÷90)s thì thanh lưỡng kim (13) bị đốt nóng cong làm cho tiếp điểm 56 mở ra dừng máy nén hoạt động, đồng thời tiếp điểm 57 đóng lại đưa tín hiệu về mạch báo sự cố. Vít (7) và thang đo (6) dùng để cài đặt hiệu áp lực dầu, vít (8) và thang đo (5) dùng để hiệu chỉnh khoảng vi sai của hiệu áp lực dầu. Khi cài đặt giá trị nếu áp lực dầu không đạt, có nghĩa điều này Fop ≥ (F - lò xo) + (F - LP) không xảy ra máy nén sẽ dừng hoạt động.

Chú ý ở đây là cuộn dây đốt nóng đóng vai trò timer, thời gian đốt nóng làm cong thanh lường kim sẽ lớn hơn thời gian kể từ khi máy nén hoạt động cho đến khi tạo được áp lực dầu, thông thường thời gian khi máy nén hoạt động cho đến khi tạo được áp lực dầu từ (30÷45)s, trong khi đó thời gian đốt nóng thanh lưỡng kim từ (60÷90)s.

Hình 2. Sơ đồ mạch điện của rơ le bảo vệ áp lực dầu cho máy nén lạnh, nguyên lý hoạt động của nó như sau: khi cấp nguồn AC 200V vào hai điểm A và b, cuộn dây đốt nóng rơ le áp lực dầu có điện, đồng thời relay trung gian cũng có điện, khi relay trung gian có điện nó cấp nguồn cho công tắc tơ để đưa máy nén vào trạng thái hoạt động.

Khi máy nén hoạt động chưa có áp lực dầu, tiếp điểm 56 và 31 ở trạng thái đóng, sau khoảng thời gian khoảng (30÷45)s thì cuộn dây đốt nóng của rơ le áp lực dầu bị đốt nóng nhưng chưa đủ độ nóng làm cong thanh lưỡng kim để mở tiếp điểm 56, đồng thời sau khoảng thời gian này máy nén đã tạo ra được hiệu áp lực Δp = OP – LP thì sau khoảng thời gian (60÷90)s kể từ khi máy nén hoạt động cuộn dây đốt nóng đủ thời gian để đốt nóng làm cong thanh lưỡng kim mở tiếp điểm 56, rơ le trung gian mất điện dẫn đến máy nén dừng hoạt động ngay, bảo vệ máy nén tránh hư hỏng vì không có hoặc không đủ áp lực dầu bôi trơn.

Nếu như trong khi máy nén đang hoạt động, vì một lý do nào đó mất áp lực dầu hoặc áp lực dầu giảm dẫn đến hiệu áp Δp không đủ sức giữ tiếp điểm 31 ở trạng thái mở, kết quả thanh mang tiếp điểm phục hồi lại trạng thái ban đầu làm cho tiếp điểm 31 đóng lại, cuộn dây đốt nóng có điện đốt nóng thanh lưỡng kim và sau khoảng thời gain (60÷90)s tiếp điểm 56 mở ra ngắt nguồn rơ le trung gian, máy nén ngừng hoạt động.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: