SÁCH - Hóa học thực phẩm (Lê Ngọc Tú Cb)


      Chắc trong chúng ta ai cũng ít nhất hơn một lần đã vào siêu thị. Bạn thử quan sát, làm phép thống kê và so sánh: Tỉ lệ giữa thức ăn, nước uống đã qua chế biến, đóng gói trong bao bì so với thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến trên các quầy hàng là bao nhiêu? Tuy chưa có số liệu chính xác nào được đưa ra nhưng người ta ước tính rằng khoảng 75% lượng thực phẩm tiêu thụ hằng ngày của con người hiện nay là loại thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói sẵn - tức là thực phẩm công nghiệp. Từ đó chúng ta dễ dàng hình dung sự kỳ vĩ của ngành công nghiệp thực thẩm ngày nay.
      Hoá học thực phẩm chính là những kiến thức cơ sở, những kiến thức hết sức quan trọng cho các bạn sinh viên, các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất... hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm do cung cấp những thông tin, kiến thức về cấu tạo, tính chất của các hợp phần trong thực phẩm cũng như sự tương tác giữa các hợp phần và quá trình biến đổi của chúng trong khi chế biến, bảo quản. Đó cũng chính là cơ sở đầu tiên để xây dựng các qui trình công nghệ chế biến nhiều loại nguyên liệu nông sản và sản xuất các mặt hàng thực phẩm.


    Xuất phát từ nhu cầu thiết thực hiện nay cũng như từ những trải nghiệm, tâm huyết.... trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy. Tác giả đã biên soạn cuốn sách này. Cuốn sách đề cập tới những nội dung chính sau:

- Cấu tạo, các tính chất vật lý, hoá học, cảm quan, các tính chất chức năng của các hợp phần chính trong thực phẩm như nước, protein, glucid, lipid, vitamin, khoáng chất....

- Các biến đổi hoá học xảy ra trong quá trình chế biến và bảo quản nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết để điều chỉnh các quá trình công nghệ theo hướng có lợi nhất cho chất lượng sản phẩm.

- Các phương pháp biến tinh bột và protein nhằm cải tiến chất lượng, tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn trong các ứng dụng công nghiệp...

Mục lục

Chương 1: Nước với cấu trúc và chất lượng của thực phẩm
Chương 2: Protein – chất tạo cấu trúc cho thực phẩm
Chương 3: Polysacarit – chất tạo hình của sản phẩm thực phẩm
Chương 4: Hợp chất phenol thực vật – chất tạo vị và tạo màu cho thực phẩm






      Chắc trong chúng ta ai cũng ít nhất hơn một lần đã vào siêu thị. Bạn thử quan sát, làm phép thống kê và so sánh: Tỉ lệ giữa thức ăn, nước uống đã qua chế biến, đóng gói trong bao bì so với thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến trên các quầy hàng là bao nhiêu? Tuy chưa có số liệu chính xác nào được đưa ra nhưng người ta ước tính rằng khoảng 75% lượng thực phẩm tiêu thụ hằng ngày của con người hiện nay là loại thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói sẵn - tức là thực phẩm công nghiệp. Từ đó chúng ta dễ dàng hình dung sự kỳ vĩ của ngành công nghiệp thực thẩm ngày nay.
      Hoá học thực phẩm chính là những kiến thức cơ sở, những kiến thức hết sức quan trọng cho các bạn sinh viên, các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất... hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm do cung cấp những thông tin, kiến thức về cấu tạo, tính chất của các hợp phần trong thực phẩm cũng như sự tương tác giữa các hợp phần và quá trình biến đổi của chúng trong khi chế biến, bảo quản. Đó cũng chính là cơ sở đầu tiên để xây dựng các qui trình công nghệ chế biến nhiều loại nguyên liệu nông sản và sản xuất các mặt hàng thực phẩm.


    Xuất phát từ nhu cầu thiết thực hiện nay cũng như từ những trải nghiệm, tâm huyết.... trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy. Tác giả đã biên soạn cuốn sách này. Cuốn sách đề cập tới những nội dung chính sau:

- Cấu tạo, các tính chất vật lý, hoá học, cảm quan, các tính chất chức năng của các hợp phần chính trong thực phẩm như nước, protein, glucid, lipid, vitamin, khoáng chất....

- Các biến đổi hoá học xảy ra trong quá trình chế biến và bảo quản nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết để điều chỉnh các quá trình công nghệ theo hướng có lợi nhất cho chất lượng sản phẩm.

- Các phương pháp biến tinh bột và protein nhằm cải tiến chất lượng, tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn trong các ứng dụng công nghiệp...

Mục lục

Chương 1: Nước với cấu trúc và chất lượng của thực phẩm
Chương 2: Protein – chất tạo cấu trúc cho thực phẩm
Chương 3: Polysacarit – chất tạo hình của sản phẩm thực phẩm
Chương 4: Hợp chất phenol thực vật – chất tạo vị và tạo màu cho thực phẩm





M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: