GÓC KỸ THUẬT - Hướng dẫn phân biệt giữa ren hệ inch và ren hệ mét, ren phải và ren trái


Mối nối bằng ren là mối nối rất phổ biến không chỉ trong ngành chế tạo máy, mà chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều mối nối ren ngay trong cuộc sống quanh ta từ những đồ dùng vật dụng nhỏ bé đến các thiết bị máy móc chuyên nghiệp. Đơn giản nhất là các con ốc vít, bulong.

Mối ghép ren thuộc loại mối ghép tháo được, các tấm ghép được liên kết với nhau nhờ các chi tiết máy có ren, như: bu lông, vít, vít cấy, đai ốc, các lỗ có ren.....


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Về phân loại ren: 

- Căn cứ theo hướng đi lên của ren:

+ Ren phải: đi lên từ trái sang phải.
+ Ren trái: đi lên từ phải sang trái.

- Căn cứ theo số đầu mối: 

+ Ren một đầu mối.
+ Ren hai, ba đầu mối.

- Căn cứ theo công dụng:

+ Ren ghép chặt: dùng để ghép chặt các chi tiết máy lại với nhau.
+ Ren ghép chặt khít: Ngoài chức năng ghép chặt các chi tiết máy còn có chức năng giữ không cho chất lỏng hay chất khí chảy qua.
+ Ren truyền động: Dùng để truyền chuyển động như trong cơ cầu vít me - đai ốc
+ Ren chịu tải: Dùng trong cơ cấu kích ép

Bước ren là gì ? Một số loại bước ren thường gặp


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Bước ren là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một đường sin của hai đường xoắn ốc kề nhau, được đo trong mặt phẳng chứa trục ren (mặt phẳng kim tuyến).

Bước ren được tạo thành khi gia công bởi sự phối hợp đồng thời hai chuyển động: Chuyển động quay đều của chi tiết gia công và chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt hoặc ngược lại.

- Ren tam giác: Ren có biên dạng ren là hình tam giác đều hoặc tam giác cân, ren tam giác thường được dùng làm ren kẹp.

- Ren răng cưa: Ren răng cưa có biên dạng là hình tam giác thường, ren răng cưa được dùng làm ren truyền động hoặc ren tải một phía.

- Ren vuông: Ren vuông có biên dạng là hình vuông hoặc hình chữ nhật, ren vuông cũng thường được dùng làm ren truyền động hoặc ren tải.

Phân biệt ren hệ met và ren hệ anh (inch).



- Ren hệ met: 


Profin của ren là tam giác đều, góc ở đỉnh là 60°. Ren hệ mét ký hiệu là M. Kích thước của ren hệ mét được đo bằng milimét, và được quy định trong TCVN 2247–77 đối với ren bước lớn và TCVN 2248 – 77 đối với ren bước nhỏ. Ký hiệu của ren bước lớn là chữ M kèm theo kích thước về đường kính: M14, M16.... Còn ký hiệu của ren bước nhỏ thì công thêm chỉ số về bước ren: ví dụ: M10x0.75; M12x1.....


Bước của ren hệ Met được chia làm bước thô và bước mịn trong đó ren bước thô được ưu tiên sử dụng trong những mối ghép thông thường. Phối hợp giữa đường kính danh nghĩa và bước ren của một số ren hệ Met được cho trong bảng.


- Ren hệ anh (ren hệ inch): 

Profin của ren là tam giác cân, góc ở đỉnh là 55°. Đường kính được đo bằng đơn vị inch. Bước ren được đặc trưng bằng số ren trên chiều dài 1 inch.

Bảng tra kích thước ren hệ inch.


Trong thực tế để đo bước ren hay để kiểm tra bước ren thì người ta hay dùng là dưỡng đo ren, dạng như sau:



Phân biệt ren phải và ren trái

Đa phần thì ren được chế tạo theo chiều phải gọi là ren phải. Và khi chế tạo bằng cách tiện, trục của phôi quay theo chiều thuận (tức là ngược chiều kim đông hồ khi nhìn vào mặt đầu mân cặp), còn bàn xe dao chạy thuận từ phải sang trái.

Ngược lại khi tiện ren trái thì một trong hai điều kiện trên ngược lại: hoặc trục của phôi quay theo chiều ngược (thuận chiều kim đồng hồ khi nhìn vào mặt đầu mâm cặp), hoặc là bàn xe dao chạy nghich từ trái sang phải.

Chiều xiết chặt: Ren phải thì vặn xiết chặt là theo chiều kim đồng hồ. Còn ren trái thì vặn xiết chặt ngược chiều kim đồng hồ. Ngoài thực tế Nếu chỉ nói ren thì chúng ta ngầm hiểu đó là ren phải.



Có 3 cách để phân biệt ren phải và ren trái.

Cách 1:

Quy tắc bàn tay. Đặt bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều của trục xoắn vít. ngón tay cái choãi ra chỉ hướng xoắn của ren. Nếu hướng xoắn theo bàn tay phải là ren phải, ngược lại là ren trái.

Cách 2:

Dựa vào hướng ren chuyển động: đặt trục vít thẳng đứng, nhìn thấy đường ren chuyển động xoắc ốc lên trên theo chiều phải là ren phải, còn đường ren lên theo chiều trái là ren trái.


Cách 3: 

Trên đầu vít thì người ta tiện 1 rãnh vòng thành các hình quả trám hoặc ghi kích thước có phụ trú để trách hiện tượng nhầm lẫn xảy ra.

Ren trái thường ít sử dụng hơn là ren phải, tuy nhiên nó được sử dụng phù hợp với công dụng cần thiết như dùng trong bộ tăng giảm lực căng dây cáp, dùng kẹp ép.....Ngoài ra ren trái thì phòng lỏng rất tốt cho mối ghép ren. Với nguyên tắc để mối ghép ren không tháo được là chiều quay của vít hay đai ốc phải ngược lại với chiều ren. Vì vậy ren trái phải dùng vặn trên các vật phải quay theo chiều kim đồng hồ lúc làm việc.


LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)



VIDEO THAM KHẢO:







Chúc các bạn thành công!


Mối nối bằng ren là mối nối rất phổ biến không chỉ trong ngành chế tạo máy, mà chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều mối nối ren ngay trong cuộc sống quanh ta từ những đồ dùng vật dụng nhỏ bé đến các thiết bị máy móc chuyên nghiệp. Đơn giản nhất là các con ốc vít, bulong.

Mối ghép ren thuộc loại mối ghép tháo được, các tấm ghép được liên kết với nhau nhờ các chi tiết máy có ren, như: bu lông, vít, vít cấy, đai ốc, các lỗ có ren.....


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Về phân loại ren: 

- Căn cứ theo hướng đi lên của ren:

+ Ren phải: đi lên từ trái sang phải.
+ Ren trái: đi lên từ phải sang trái.

- Căn cứ theo số đầu mối: 

+ Ren một đầu mối.
+ Ren hai, ba đầu mối.

- Căn cứ theo công dụng:

+ Ren ghép chặt: dùng để ghép chặt các chi tiết máy lại với nhau.
+ Ren ghép chặt khít: Ngoài chức năng ghép chặt các chi tiết máy còn có chức năng giữ không cho chất lỏng hay chất khí chảy qua.
+ Ren truyền động: Dùng để truyền chuyển động như trong cơ cầu vít me - đai ốc
+ Ren chịu tải: Dùng trong cơ cấu kích ép

Bước ren là gì ? Một số loại bước ren thường gặp


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Bước ren là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một đường sin của hai đường xoắn ốc kề nhau, được đo trong mặt phẳng chứa trục ren (mặt phẳng kim tuyến).

Bước ren được tạo thành khi gia công bởi sự phối hợp đồng thời hai chuyển động: Chuyển động quay đều của chi tiết gia công và chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt hoặc ngược lại.

- Ren tam giác: Ren có biên dạng ren là hình tam giác đều hoặc tam giác cân, ren tam giác thường được dùng làm ren kẹp.

- Ren răng cưa: Ren răng cưa có biên dạng là hình tam giác thường, ren răng cưa được dùng làm ren truyền động hoặc ren tải một phía.

- Ren vuông: Ren vuông có biên dạng là hình vuông hoặc hình chữ nhật, ren vuông cũng thường được dùng làm ren truyền động hoặc ren tải.

Phân biệt ren hệ met và ren hệ anh (inch).



- Ren hệ met: 


Profin của ren là tam giác đều, góc ở đỉnh là 60°. Ren hệ mét ký hiệu là M. Kích thước của ren hệ mét được đo bằng milimét, và được quy định trong TCVN 2247–77 đối với ren bước lớn và TCVN 2248 – 77 đối với ren bước nhỏ. Ký hiệu của ren bước lớn là chữ M kèm theo kích thước về đường kính: M14, M16.... Còn ký hiệu của ren bước nhỏ thì công thêm chỉ số về bước ren: ví dụ: M10x0.75; M12x1.....


Bước của ren hệ Met được chia làm bước thô và bước mịn trong đó ren bước thô được ưu tiên sử dụng trong những mối ghép thông thường. Phối hợp giữa đường kính danh nghĩa và bước ren của một số ren hệ Met được cho trong bảng.


- Ren hệ anh (ren hệ inch): 

Profin của ren là tam giác cân, góc ở đỉnh là 55°. Đường kính được đo bằng đơn vị inch. Bước ren được đặc trưng bằng số ren trên chiều dài 1 inch.

Bảng tra kích thước ren hệ inch.


Trong thực tế để đo bước ren hay để kiểm tra bước ren thì người ta hay dùng là dưỡng đo ren, dạng như sau:



Phân biệt ren phải và ren trái

Đa phần thì ren được chế tạo theo chiều phải gọi là ren phải. Và khi chế tạo bằng cách tiện, trục của phôi quay theo chiều thuận (tức là ngược chiều kim đông hồ khi nhìn vào mặt đầu mân cặp), còn bàn xe dao chạy thuận từ phải sang trái.

Ngược lại khi tiện ren trái thì một trong hai điều kiện trên ngược lại: hoặc trục của phôi quay theo chiều ngược (thuận chiều kim đồng hồ khi nhìn vào mặt đầu mâm cặp), hoặc là bàn xe dao chạy nghich từ trái sang phải.

Chiều xiết chặt: Ren phải thì vặn xiết chặt là theo chiều kim đồng hồ. Còn ren trái thì vặn xiết chặt ngược chiều kim đồng hồ. Ngoài thực tế Nếu chỉ nói ren thì chúng ta ngầm hiểu đó là ren phải.



Có 3 cách để phân biệt ren phải và ren trái.

Cách 1:

Quy tắc bàn tay. Đặt bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều của trục xoắn vít. ngón tay cái choãi ra chỉ hướng xoắn của ren. Nếu hướng xoắn theo bàn tay phải là ren phải, ngược lại là ren trái.

Cách 2:

Dựa vào hướng ren chuyển động: đặt trục vít thẳng đứng, nhìn thấy đường ren chuyển động xoắc ốc lên trên theo chiều phải là ren phải, còn đường ren lên theo chiều trái là ren trái.


Cách 3: 

Trên đầu vít thì người ta tiện 1 rãnh vòng thành các hình quả trám hoặc ghi kích thước có phụ trú để trách hiện tượng nhầm lẫn xảy ra.

Ren trái thường ít sử dụng hơn là ren phải, tuy nhiên nó được sử dụng phù hợp với công dụng cần thiết như dùng trong bộ tăng giảm lực căng dây cáp, dùng kẹp ép.....Ngoài ra ren trái thì phòng lỏng rất tốt cho mối ghép ren. Với nguyên tắc để mối ghép ren không tháo được là chiều quay của vít hay đai ốc phải ngược lại với chiều ren. Vì vậy ren trái phải dùng vặn trên các vật phải quay theo chiều kim đồng hồ lúc làm việc.


LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)



VIDEO THAM KHẢO:







Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: