LUẬN VĂN - Khảo sát câu đặc biệt trong truyện ngắn việt nam sau 1975


1.1. Câu là đơn vị ngôn ngữ được nghiên cứu từ rất sớm, từ thời cổ đại. Cho đến nay, câu tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm trên nhiều bình diện: từ bình diện ngữ pháp đến bình diện ngữ nghĩa cũng như bình diện ngữ dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu về “dạng đặc biệt” của nó trong sự hành chức ở các thể loại văn bản như văn bản nghệ thuật vẫn chưa được quan tâm nhiều. Có thể nói chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ giá trị câu đặc biệt trong tác phẩm văn học.
1.2. Nghiên cứu tác phẩm văn  học dưới góc độ ngôn ngữ là xu hướng  phổ biến hiện nay. Đi vào tìm hiểu tác phẩm chúng ta lĩnh hội được phong cách tác giả, tính thẩm mỹ, tính cá thể, dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn thông qua phương tiện ngôn ngữ như: từ ngữ, câu, đoạn  văn và cách tổ chức các đơn vị ngôn ngữ. Hướng nghiên cứu này làm cho đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

1.3. Cùng với sự đổi mới của tình hình đất nước, mấy năm gần đây văn học nước ta cũng có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Nằm trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam, truyện ngắn sau 1975 đã có nhiều thành tựu nổi bật. Thế hệ các nhà văn từ sau 1975 đã tiếp nối xứng đáng thế hệ các nhà văn lớp trước. Có thể kể ra đây các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư,… Các nhà văn này đã có những cách tân táo bạo trong việc sử dụng các kiểu câu và đã tạo nên phong cách riêng, ấn tượng. Họ chính là những người làm cho truyện ngắn trở nên muôn màu, muôn sắc, làm cho ngôn ngữ truyện ngắn biến đổi, cựa quậy không ngừng. Đúng như D.Grônôpxki đã từng nói: “Truyện ngắn là một thể loại muôn hình muôn vẻ biến đổi khôn cùng. Nó là một vật biến hóa như quả chanh của Lọ Lem. Biến hóa về khuôn khổ: ba dòng hoặc ba mươi trang. Biến hóa về kiểu loại: tình cảm, trào phúng, kì ảo, hướng về biến cố thật hay tưởng tượng, hiện thực hoặc trào phúng. Biến hóa về nội dung: thay đổi vô cùng tận. Trong thế giới của truyện ngắn cái gì cũng thành biến cố. Thậm chí sự thiếu vắng tình tiết diễn biến cũng gây hiệu quả vì nó làm cho sự chờ bị hụt hẫng”. [20, tr 13].
Có thể nói, trong truyện ngắn, các kiểu câu đặc biệt được các nhà văn vận dụng một cách đa dạng, phóng khoáng mang nhiều giá trị biểu đạt. Song tìm hiểu về dạng thức cấu tạo của câu đặc biệt cũng như chức năng của nó trong truyện ngắn Việt Nam nói chung, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói riêng vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Vì thế câu đặc biệt cần phải được quan tâm nghiên cứu nhiều.

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Lê Hoàng Quân) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD


1.1. Câu là đơn vị ngôn ngữ được nghiên cứu từ rất sớm, từ thời cổ đại. Cho đến nay, câu tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm trên nhiều bình diện: từ bình diện ngữ pháp đến bình diện ngữ nghĩa cũng như bình diện ngữ dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu về “dạng đặc biệt” của nó trong sự hành chức ở các thể loại văn bản như văn bản nghệ thuật vẫn chưa được quan tâm nhiều. Có thể nói chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ giá trị câu đặc biệt trong tác phẩm văn học.
1.2. Nghiên cứu tác phẩm văn  học dưới góc độ ngôn ngữ là xu hướng  phổ biến hiện nay. Đi vào tìm hiểu tác phẩm chúng ta lĩnh hội được phong cách tác giả, tính thẩm mỹ, tính cá thể, dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn thông qua phương tiện ngôn ngữ như: từ ngữ, câu, đoạn  văn và cách tổ chức các đơn vị ngôn ngữ. Hướng nghiên cứu này làm cho đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

1.3. Cùng với sự đổi mới của tình hình đất nước, mấy năm gần đây văn học nước ta cũng có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Nằm trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam, truyện ngắn sau 1975 đã có nhiều thành tựu nổi bật. Thế hệ các nhà văn từ sau 1975 đã tiếp nối xứng đáng thế hệ các nhà văn lớp trước. Có thể kể ra đây các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư,… Các nhà văn này đã có những cách tân táo bạo trong việc sử dụng các kiểu câu và đã tạo nên phong cách riêng, ấn tượng. Họ chính là những người làm cho truyện ngắn trở nên muôn màu, muôn sắc, làm cho ngôn ngữ truyện ngắn biến đổi, cựa quậy không ngừng. Đúng như D.Grônôpxki đã từng nói: “Truyện ngắn là một thể loại muôn hình muôn vẻ biến đổi khôn cùng. Nó là một vật biến hóa như quả chanh của Lọ Lem. Biến hóa về khuôn khổ: ba dòng hoặc ba mươi trang. Biến hóa về kiểu loại: tình cảm, trào phúng, kì ảo, hướng về biến cố thật hay tưởng tượng, hiện thực hoặc trào phúng. Biến hóa về nội dung: thay đổi vô cùng tận. Trong thế giới của truyện ngắn cái gì cũng thành biến cố. Thậm chí sự thiếu vắng tình tiết diễn biến cũng gây hiệu quả vì nó làm cho sự chờ bị hụt hẫng”. [20, tr 13].
Có thể nói, trong truyện ngắn, các kiểu câu đặc biệt được các nhà văn vận dụng một cách đa dạng, phóng khoáng mang nhiều giá trị biểu đạt. Song tìm hiểu về dạng thức cấu tạo của câu đặc biệt cũng như chức năng của nó trong truyện ngắn Việt Nam nói chung, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói riêng vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Vì thế câu đặc biệt cần phải được quan tâm nghiên cứu nhiều.

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Lê Hoàng Quân) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: