QUY TRÌNH CẤP LIỆU LÒ - Nhà máy xi măng Hòn Chông (Holcim Group)


1. MỤC ĐÍCH:

- Sản xuất clinker đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Giữ lò ổn định với năng suất cao nhất.
- Tối ưu hóa thời gian cấp liệu.
- Đảm bảo tuổi thọ gạch chịu lửa, thiết bị.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG:

Áp dụng cho phòng điều khiển trung tâm tại Nhà máy xi măng Hòn Chông.


3. TIẾN HÀNH:

Một số công việc cần chuẩn bị trước khi cấp liệu:

3.1. Vào khỏang 30 phút trước khi cấp liệu tăng quạt gió lò lên từ từ (khỏang 50% hoặc áp suất ra C2 khỏang – 6mbar đến – 8mbar) cho đến khi cấp liệu.

3.2. Kiểm sóat nhiệt độ ra Preheater bằng cách điều chỉnh các damper gió tươi 441_SD1/SD2 (không nên vượt quá 400oC).

3.3. Hệ thống phun nước làm nguội gió lò (GR_441_11) sẽ được khởi động theo chương trình khi nhiệt độ ra khỏi tháp trên 300oC và tốc độ quạt gió lò lớn hơn 300 vòng/phút.

3.4. Thời gian cấp liệu có thể trước hoặc sau kế họach dự định tùy thuộc vào việc kiểm tra lò đã đủ nóng hay chưa? Nếu lò đã đủ nóng thì màu của trám hoặc gạch trong lò sẽ sáng trắng như màu ngọn lửa. Lúc này lò đã đủ nhiệt và ta có thể cấp liệu. Lò đủ nhiệt sẽ tạo ra clinker tốt ngay từ đầu, tránh được lượng clinker xấu cho những tấn liệu đầu tiên.

3.5. Khi chuẩn bị cấp liệu:

- Khởi động hệ thống ghi (GR_471_15), nhóm này có thể được khởi động trong một thời gian ngắn vào bất cứ lúc nào nếu lớp clinker trong ghi quá đầy.
- Chuyển clinker ra ngoài unburnt bin, chạy nhóm GR_491_11, chọn mục SEL.2 UNBURNT CL.
- Yêu cầu vận hành viên mở các van khí nén của bình tích khí tại ghi tĩnh.
- Mở damper gió ba 441_SG1 khỏang 10%.
- Đặt tốc độ cấp liệu xoay 431_RF4 (2%) ở chế độ Manual (441_PHX-T1-PID)
- Mở damper quạt gió sơ cấp của béc đốt DDF khỏang 35%, khởi động hệ thống cấp than cho buồng đốt DDF (GR_481_11), cấp khỏang 2t/h.
- Đóng van gió tươi 441_SD1/SD2 trên tháp.

3.6. Khởi động nhóm cấp liệu GR_431_12 ở chế độ kiln feed ngay sau khi cấp than cho buồng đốt DDF, cấp liệu 80t/h. Để tránh độ khử CO2 quá thấp hoặc quá cao trong quá trình cấp liệu (trong khỏang 88% ->94%), chúng ta nên điều chỉnh than buồng đốt DDF để đạt nhiệt độ ra khỏi buồng đốt DDF khỏang 865oC đến 875oC.

3.7. Khi vừa cấp liệu đặt tốc độ lò là 0.5 vòng/phút. Sau đó tùy thuộc vào tải lò mà ta tăng từ từ với tỉ lệ CẤP LIỆU va TỐC ĐỘ LÒ là 1.5 đến 1.7 tấn/vòng (Ví dụ: cấp liệu 150t/h thì lò sẽ quay với tốc độ 150/60/1.5 = 1.67 vòng/phút). Khi cấp liệu đạt 220t/h tăng nhanh tốc độ lò với tỉ lệ 1.2 tấn/vòng cho đến khi đạt tốc độ tối đa (3.5 vòng/phút).

3.8. Khi cần thay đổi cấp liệu, luôn thay đổi theo thứ tự sau đây:

- Lưu lượng gió lò.
- Nhiên liệu.
- Tốc độ quay lò.
- Cấp liệu.

3.9. Tốc độ nâng liệu khỏang 20t/h đến 30t/h, mỗi lần cấp liệu khỏang 5t/h đến 10t/h tùy thuộc vào độ ổn định của lò (tải lò, nhiệt độ buồng đốt DDF…).

3.10. Sau khi cấp liệu được khỏang 2 giờ, thông báo cho Phòng thí nghiệm chuẩn bị lấy mẫu.

3.11. Khi cấp liệu đạt 170t/h, tăng tốc độ cấp liệu xoay 431_RF4 từ từ để điều chỉnh chênh lệch nhiệt độ ra giữa 2 nhánh của tháp tương đối bằng nhau và ít dao động, sau đó chuyển cấp liệu xoay 431_RF4 sang chế độ AUTO và đặt bằng 0oC (441_PHX_T1-PID).

3.12. Khi cấp liệu đạt 200t/h, khởi động hệ thống by-pass với tốc độ quạt khỏang 70% (GR_4B1_11), tốc độ này sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào nồng độ muối bay hơi trong hotmeal.

3.13. Trong suốt quá trình cấp liệu và nâng liệu, yêu cầu vận hành viên theo dõi chiều dày lớp clinker để tránh hệ thống thủy lực của ghi bị quá tải do quá nhiều clinker trên ghi.

3.14. Theo dõi màn hình tháp làm nguội clinker đồng thời yêu cầu vận hành tại chỗ kiểm tra clinker mới ra từ lò, khi đã có clinker mới chuyển lượng clinker này trở lại silo chính, chọn chế độ Main silo và khởi động lại nhóm GR_491_11, chọn mục SEL.1 MAIN SILO.

3.15. Clinker xấu trong unburnt bin sẽ được xả ra xe tải chở đi san lấp mặt bằng trong nhà máy.

3.16. Ghi các thông số vận hành lò và cooler vào phiếu theo dõi vận hành (đính kèm) 02 giờ / lần. Phiếu theo dõi vận hành sẽ được ghi lại các sự cố xảy ra trong ca làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng (thời gian và nguyên nhân dừng lò / giảm liệu, thời gian vận chuyển clinker ra ngòai…). Các thông số có ghi giới hạn làm việc trong phiếu theo dõi vận hành phải được kiểm sóat trong quá trình vận hành, nếu một trong các TS vượt ngòai giới hạn cho phép thì phải được điều chỉnh trở về giới hạn cho phép. Đối với các TS không có ghi giới hạn thì sẽ được xem là các TS tham khảo.

Lưu ý:  

Việc không ghi nhận thông số vận hành vào phiếu chỉ được chấp nhận khi chính bản thân thiết bị bị sự cố, hoặc vận hành viên bận lo giải quyết sự cố ở thiết bị khác. Nhưng phải liên tục theo dõi thiết bị trên màn hình, và việc ghi nhận thông số vận hành phải được tiến hành tiếp tục khi các sự cố đã giải quyết xong.

3.17. Ghi nhận kết qủa phân tích mẫu từ Phòng thí nghiệm vào phiếu theo dõi vận hành như sau :

- Mẫu bột liệu (LSF, SR, AR): 02 giờ / lần.
- Mẫu bột nóng (Cl, K2O, SO3, Decacbonat): 04 giờ / lần.
- Mẫu clinker (LSF, SR, AR): 02 giờ / lần.
- Vôi tự do 01 giờ / lần.

3.18. Trong thời gian cấp liệu giữ lượng nhiên liệu cho béc đốt chính khỏang 7t/h đến 7.2t/h, giảm dầu và tăng than từ từ cho đến khi nhiệt độ gió hai đạt trên 800oC lúc đó ta có thể ngừng đốt dầu.

3.19. Thời gian cấp liệu và nâng liệu để đạt năng suất tối đa vào khỏang 6 đến 8 giờ (tham khảo biểu đồ cấp liệu) tùy thuộc vào tình trạng lò. Cấp liệu quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị, gạch chịu lửa. Cấp liệu quá chậm sẽ ảnh hưởng đến năng suất lò. Vì vậy quá trình vận hành lò ổn định để đạt năng suất tối đa là rất cần thiết khi nâng liệu.

3.20. Quá trình cấp liệu sẽ kết thúc khi lò ổn định với năng suất tối đa.

3.21. Khi bắt đầu sấy lò, nhiệt độ & lưu lượng gió ra tháp còn thấp nên phải tắt tháp làm mát 441-CT1 (tắt bơm nước) nếu không sẽ làm cho bột ướt, gây nghẹt ở đáy tháp, phải xả ra ngoài làm tăng lượng chất thải.

3.22. Khi kết thúc ca: ký xác nhận vào phiếu theo dõi vận hành.

4. MẪU PHIẾU THEO DÕI VẬN HÀNH LÒ NUNG


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

8 HOUR FEEDING-UP SCHEDULE



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"






NGUỒN: (HolcimGroup)


1. MỤC ĐÍCH:

- Sản xuất clinker đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Giữ lò ổn định với năng suất cao nhất.
- Tối ưu hóa thời gian cấp liệu.
- Đảm bảo tuổi thọ gạch chịu lửa, thiết bị.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG:

Áp dụng cho phòng điều khiển trung tâm tại Nhà máy xi măng Hòn Chông.


3. TIẾN HÀNH:

Một số công việc cần chuẩn bị trước khi cấp liệu:

3.1. Vào khỏang 30 phút trước khi cấp liệu tăng quạt gió lò lên từ từ (khỏang 50% hoặc áp suất ra C2 khỏang – 6mbar đến – 8mbar) cho đến khi cấp liệu.

3.2. Kiểm sóat nhiệt độ ra Preheater bằng cách điều chỉnh các damper gió tươi 441_SD1/SD2 (không nên vượt quá 400oC).

3.3. Hệ thống phun nước làm nguội gió lò (GR_441_11) sẽ được khởi động theo chương trình khi nhiệt độ ra khỏi tháp trên 300oC và tốc độ quạt gió lò lớn hơn 300 vòng/phút.

3.4. Thời gian cấp liệu có thể trước hoặc sau kế họach dự định tùy thuộc vào việc kiểm tra lò đã đủ nóng hay chưa? Nếu lò đã đủ nóng thì màu của trám hoặc gạch trong lò sẽ sáng trắng như màu ngọn lửa. Lúc này lò đã đủ nhiệt và ta có thể cấp liệu. Lò đủ nhiệt sẽ tạo ra clinker tốt ngay từ đầu, tránh được lượng clinker xấu cho những tấn liệu đầu tiên.

3.5. Khi chuẩn bị cấp liệu:

- Khởi động hệ thống ghi (GR_471_15), nhóm này có thể được khởi động trong một thời gian ngắn vào bất cứ lúc nào nếu lớp clinker trong ghi quá đầy.
- Chuyển clinker ra ngoài unburnt bin, chạy nhóm GR_491_11, chọn mục SEL.2 UNBURNT CL.
- Yêu cầu vận hành viên mở các van khí nén của bình tích khí tại ghi tĩnh.
- Mở damper gió ba 441_SG1 khỏang 10%.
- Đặt tốc độ cấp liệu xoay 431_RF4 (2%) ở chế độ Manual (441_PHX-T1-PID)
- Mở damper quạt gió sơ cấp của béc đốt DDF khỏang 35%, khởi động hệ thống cấp than cho buồng đốt DDF (GR_481_11), cấp khỏang 2t/h.
- Đóng van gió tươi 441_SD1/SD2 trên tháp.

3.6. Khởi động nhóm cấp liệu GR_431_12 ở chế độ kiln feed ngay sau khi cấp than cho buồng đốt DDF, cấp liệu 80t/h. Để tránh độ khử CO2 quá thấp hoặc quá cao trong quá trình cấp liệu (trong khỏang 88% ->94%), chúng ta nên điều chỉnh than buồng đốt DDF để đạt nhiệt độ ra khỏi buồng đốt DDF khỏang 865oC đến 875oC.

3.7. Khi vừa cấp liệu đặt tốc độ lò là 0.5 vòng/phút. Sau đó tùy thuộc vào tải lò mà ta tăng từ từ với tỉ lệ CẤP LIỆU va TỐC ĐỘ LÒ là 1.5 đến 1.7 tấn/vòng (Ví dụ: cấp liệu 150t/h thì lò sẽ quay với tốc độ 150/60/1.5 = 1.67 vòng/phút). Khi cấp liệu đạt 220t/h tăng nhanh tốc độ lò với tỉ lệ 1.2 tấn/vòng cho đến khi đạt tốc độ tối đa (3.5 vòng/phút).

3.8. Khi cần thay đổi cấp liệu, luôn thay đổi theo thứ tự sau đây:

- Lưu lượng gió lò.
- Nhiên liệu.
- Tốc độ quay lò.
- Cấp liệu.

3.9. Tốc độ nâng liệu khỏang 20t/h đến 30t/h, mỗi lần cấp liệu khỏang 5t/h đến 10t/h tùy thuộc vào độ ổn định của lò (tải lò, nhiệt độ buồng đốt DDF…).

3.10. Sau khi cấp liệu được khỏang 2 giờ, thông báo cho Phòng thí nghiệm chuẩn bị lấy mẫu.

3.11. Khi cấp liệu đạt 170t/h, tăng tốc độ cấp liệu xoay 431_RF4 từ từ để điều chỉnh chênh lệch nhiệt độ ra giữa 2 nhánh của tháp tương đối bằng nhau và ít dao động, sau đó chuyển cấp liệu xoay 431_RF4 sang chế độ AUTO và đặt bằng 0oC (441_PHX_T1-PID).

3.12. Khi cấp liệu đạt 200t/h, khởi động hệ thống by-pass với tốc độ quạt khỏang 70% (GR_4B1_11), tốc độ này sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào nồng độ muối bay hơi trong hotmeal.

3.13. Trong suốt quá trình cấp liệu và nâng liệu, yêu cầu vận hành viên theo dõi chiều dày lớp clinker để tránh hệ thống thủy lực của ghi bị quá tải do quá nhiều clinker trên ghi.

3.14. Theo dõi màn hình tháp làm nguội clinker đồng thời yêu cầu vận hành tại chỗ kiểm tra clinker mới ra từ lò, khi đã có clinker mới chuyển lượng clinker này trở lại silo chính, chọn chế độ Main silo và khởi động lại nhóm GR_491_11, chọn mục SEL.1 MAIN SILO.

3.15. Clinker xấu trong unburnt bin sẽ được xả ra xe tải chở đi san lấp mặt bằng trong nhà máy.

3.16. Ghi các thông số vận hành lò và cooler vào phiếu theo dõi vận hành (đính kèm) 02 giờ / lần. Phiếu theo dõi vận hành sẽ được ghi lại các sự cố xảy ra trong ca làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng (thời gian và nguyên nhân dừng lò / giảm liệu, thời gian vận chuyển clinker ra ngòai…). Các thông số có ghi giới hạn làm việc trong phiếu theo dõi vận hành phải được kiểm sóat trong quá trình vận hành, nếu một trong các TS vượt ngòai giới hạn cho phép thì phải được điều chỉnh trở về giới hạn cho phép. Đối với các TS không có ghi giới hạn thì sẽ được xem là các TS tham khảo.

Lưu ý:  

Việc không ghi nhận thông số vận hành vào phiếu chỉ được chấp nhận khi chính bản thân thiết bị bị sự cố, hoặc vận hành viên bận lo giải quyết sự cố ở thiết bị khác. Nhưng phải liên tục theo dõi thiết bị trên màn hình, và việc ghi nhận thông số vận hành phải được tiến hành tiếp tục khi các sự cố đã giải quyết xong.

3.17. Ghi nhận kết qủa phân tích mẫu từ Phòng thí nghiệm vào phiếu theo dõi vận hành như sau :

- Mẫu bột liệu (LSF, SR, AR): 02 giờ / lần.
- Mẫu bột nóng (Cl, K2O, SO3, Decacbonat): 04 giờ / lần.
- Mẫu clinker (LSF, SR, AR): 02 giờ / lần.
- Vôi tự do 01 giờ / lần.

3.18. Trong thời gian cấp liệu giữ lượng nhiên liệu cho béc đốt chính khỏang 7t/h đến 7.2t/h, giảm dầu và tăng than từ từ cho đến khi nhiệt độ gió hai đạt trên 800oC lúc đó ta có thể ngừng đốt dầu.

3.19. Thời gian cấp liệu và nâng liệu để đạt năng suất tối đa vào khỏang 6 đến 8 giờ (tham khảo biểu đồ cấp liệu) tùy thuộc vào tình trạng lò. Cấp liệu quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị, gạch chịu lửa. Cấp liệu quá chậm sẽ ảnh hưởng đến năng suất lò. Vì vậy quá trình vận hành lò ổn định để đạt năng suất tối đa là rất cần thiết khi nâng liệu.

3.20. Quá trình cấp liệu sẽ kết thúc khi lò ổn định với năng suất tối đa.

3.21. Khi bắt đầu sấy lò, nhiệt độ & lưu lượng gió ra tháp còn thấp nên phải tắt tháp làm mát 441-CT1 (tắt bơm nước) nếu không sẽ làm cho bột ướt, gây nghẹt ở đáy tháp, phải xả ra ngoài làm tăng lượng chất thải.

3.22. Khi kết thúc ca: ký xác nhận vào phiếu theo dõi vận hành.

4. MẪU PHIẾU THEO DÕI VẬN HÀNH LÒ NUNG


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

8 HOUR FEEDING-UP SCHEDULE



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"






NGUỒN: (HolcimGroup)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: