GÓC KỸ THUẬT - Tìm hiểu các phương pháp sục rửa giếng khoan ngầm



A. Vì sao phải súc rửa giếng khoan.


Sau một thời gian dài bơm nước (đối với các giếng bơm vận hành đạt 5.000 giờ), giếng khoan sẽ bị tắc nghẽn, lượng nước trong giếng sẽ kém đi.

Có 3 nguyên nhân chính:

1. Ống lọc bị tắc bởi các tạp chất: Ống lọc có các khe hở rất nhỏ để thu nước từ ngoài vô giếng và ngăn không cho các tạp chất lọt vô giếng. Sau một thời gian dài, các khe hở trên ống lọc sẽ bị bít bởi các tạp chất làm cho lượng nước chảy vào giếng bị hạn chế.

2. Lớp sỏi bọc ngoài ống lọc bị bít lại bởi các tạp chất

3. Các mạch nước bị tắc nghẽn: Tầng chứa nước là tầng có nhiều cát thô và cuội sỏi. Lâu ngày tầng cát và sỏi này cũng bị bít kín bởi các tạp chất làm cho các mạch nước bị tắc, nước không thể chảy vào giếng được.

Trong 3 nguyên nhân trên thì nguyên nhân số 1 - ống lọc bị tắc là nguyên nhân thường hay xảy ra nhiều nhất.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"





B. Các phương pháp súc rửa giếng:

Có nhiều phương pháp súc rửa giếng khác nhau, mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, và áp dụng cho từng điều kiện khác nhau.

1. Phương pháp nén khí

2. Phương pháp bơm hút giật tạo chênh lệch mực nước đột ngột

3. Phương pháp bơm hút tạo chân không

4. Phương pháp quét thành giếng

5. Phương pháp tạo khe nứt

6. Phương pháp bơm nước từ ngoài vào giếng


Kết luận: 

Phương pháp sục giếng bằng khí nén là hiệu quả nhất, giải quyết được cả 3 nguyên nhân làm giếng bị thiếu nước như đã nêu trên.


C. Phương pháp sục giếng bằng khí nén.


>>> Thiết bị súc rửa giếng bằng phương pháp nén khí:

1. Máy nén khí: Công suất máy nén khí cần dùng là phụ thuộc vào đường kính ống chống, ống lọc và độ sâu của giếng.

Đối với giếng khoan sâu trên 150m có đường kính lớn trên 500mm thì máy nén khí phải có áp suất khí không được nhỏ hơn 16kg/cm2 (16 bar) và lưu lượng khí nén không được nhỏ hơn 120 m3/phút. Đối với giếng đường kính lớn và nông dưới 80m có thể sử dụng máy nén khí áp suất khí 5-8kg/cm2, lưu lượng khí 90 m3/phút.

2. Ống dẫn khí:  ống dẫn khí phải có đủ độ dài và có thể thả xuống sâu dưới giếng theo yêu cầu. Thông thường sẽ sử dụng ống HDPE để dễ lắp đặt.

3. Ống xả cặn: Ống xả cặn có thể bằng thép hoặc nhựa, đường kính ống xả phụ thuộc vào đường kính ống chống/lọc. Đối với các giếng khai thác nước ngầm đường kính lớn, có ống lọc đường kính 200 - 400mm thì đường kính ống xả từ 100 – 200mm.

>>> Các bước súc rửa giếng khoan:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Cấu tạo giếng khoan và sơ đồ lắp đặt bơm giếng khoan





1. Khởi động máy nén khí, kiểm tra áp suất khí trên đồng hồ áp suất bảo đảm đủ áp suất yêu cầu;

2. Tháo dỡ máy bơm chìm;

3. Thả ống xả cặn xuống gần tới đầu ống lắng cách khoảng 1-2 m (Xem bản vẽ Thiết kế giếng để biết độ sâu thực tế đặt ống lắng), gia cố chặt ống xả cặn không để bị tụt hoặc nghiêng ngả;

4. Thả đầu ống dẫn khí xuống vào bên trong ống xả cặn tới đỉnh ống lọc (Xem bản vẽ Thiết kế giếng để biết độ sâu thực tế đặt ống lọc và chiều dài ống lọc), cột chặt ống dẫn khí không để bị tụt;

5. Mở van khí từ từ, theo dõi áp suất trên đồng hồ cho đến khi áp suất không dao động, mở hết cỡ van khí;

6. Tiếp tục bơm khí, theo dõi lượng cặn thoát lên qua ống xả cặn, khi nào thấy lượng cặn ít dần (kiểm tra bằng thau hứng) và đến khi thấy nước thoát lên khá trong thì khóa van khí ngừng bơm;

7. Thả ống dẫn khí xuống 2 mét nữa, tiếp tục bơm và theo dõi cặn như lần đầu;

8. Lặp lại các bước trên cho mỗi lần thả ống dẫn khí 2m một cho đến lần cuối cùng khi ống dẫn khí xuống tới đáy ống lọc.

9. Cuối cùng vừa bơm khí vừa kéo ỗng dẫn khí lên, rồi lại hạ ống dẫn khí xuống với tốc độ vừa phải.


Ghi chú: 


Trước khi bơm súc rửa cần kiểm tra lượng nước trong giếng bằng cách bơm nước như bình thường. Nếu gặp trường hợp giếng bị tắc nghẽn nặng, trong giếng có ít nước thì phải dùng phương pháp 6.




A. Vì sao phải súc rửa giếng khoan.


Sau một thời gian dài bơm nước (đối với các giếng bơm vận hành đạt 5.000 giờ), giếng khoan sẽ bị tắc nghẽn, lượng nước trong giếng sẽ kém đi.

Có 3 nguyên nhân chính:

1. Ống lọc bị tắc bởi các tạp chất: Ống lọc có các khe hở rất nhỏ để thu nước từ ngoài vô giếng và ngăn không cho các tạp chất lọt vô giếng. Sau một thời gian dài, các khe hở trên ống lọc sẽ bị bít bởi các tạp chất làm cho lượng nước chảy vào giếng bị hạn chế.

2. Lớp sỏi bọc ngoài ống lọc bị bít lại bởi các tạp chất

3. Các mạch nước bị tắc nghẽn: Tầng chứa nước là tầng có nhiều cát thô và cuội sỏi. Lâu ngày tầng cát và sỏi này cũng bị bít kín bởi các tạp chất làm cho các mạch nước bị tắc, nước không thể chảy vào giếng được.

Trong 3 nguyên nhân trên thì nguyên nhân số 1 - ống lọc bị tắc là nguyên nhân thường hay xảy ra nhiều nhất.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"





B. Các phương pháp súc rửa giếng:

Có nhiều phương pháp súc rửa giếng khác nhau, mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, và áp dụng cho từng điều kiện khác nhau.

1. Phương pháp nén khí

2. Phương pháp bơm hút giật tạo chênh lệch mực nước đột ngột

3. Phương pháp bơm hút tạo chân không

4. Phương pháp quét thành giếng

5. Phương pháp tạo khe nứt

6. Phương pháp bơm nước từ ngoài vào giếng


Kết luận: 

Phương pháp sục giếng bằng khí nén là hiệu quả nhất, giải quyết được cả 3 nguyên nhân làm giếng bị thiếu nước như đã nêu trên.


C. Phương pháp sục giếng bằng khí nén.


>>> Thiết bị súc rửa giếng bằng phương pháp nén khí:

1. Máy nén khí: Công suất máy nén khí cần dùng là phụ thuộc vào đường kính ống chống, ống lọc và độ sâu của giếng.

Đối với giếng khoan sâu trên 150m có đường kính lớn trên 500mm thì máy nén khí phải có áp suất khí không được nhỏ hơn 16kg/cm2 (16 bar) và lưu lượng khí nén không được nhỏ hơn 120 m3/phút. Đối với giếng đường kính lớn và nông dưới 80m có thể sử dụng máy nén khí áp suất khí 5-8kg/cm2, lưu lượng khí 90 m3/phút.

2. Ống dẫn khí:  ống dẫn khí phải có đủ độ dài và có thể thả xuống sâu dưới giếng theo yêu cầu. Thông thường sẽ sử dụng ống HDPE để dễ lắp đặt.

3. Ống xả cặn: Ống xả cặn có thể bằng thép hoặc nhựa, đường kính ống xả phụ thuộc vào đường kính ống chống/lọc. Đối với các giếng khai thác nước ngầm đường kính lớn, có ống lọc đường kính 200 - 400mm thì đường kính ống xả từ 100 – 200mm.

>>> Các bước súc rửa giếng khoan:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Cấu tạo giếng khoan và sơ đồ lắp đặt bơm giếng khoan





1. Khởi động máy nén khí, kiểm tra áp suất khí trên đồng hồ áp suất bảo đảm đủ áp suất yêu cầu;

2. Tháo dỡ máy bơm chìm;

3. Thả ống xả cặn xuống gần tới đầu ống lắng cách khoảng 1-2 m (Xem bản vẽ Thiết kế giếng để biết độ sâu thực tế đặt ống lắng), gia cố chặt ống xả cặn không để bị tụt hoặc nghiêng ngả;

4. Thả đầu ống dẫn khí xuống vào bên trong ống xả cặn tới đỉnh ống lọc (Xem bản vẽ Thiết kế giếng để biết độ sâu thực tế đặt ống lọc và chiều dài ống lọc), cột chặt ống dẫn khí không để bị tụt;

5. Mở van khí từ từ, theo dõi áp suất trên đồng hồ cho đến khi áp suất không dao động, mở hết cỡ van khí;

6. Tiếp tục bơm khí, theo dõi lượng cặn thoát lên qua ống xả cặn, khi nào thấy lượng cặn ít dần (kiểm tra bằng thau hứng) và đến khi thấy nước thoát lên khá trong thì khóa van khí ngừng bơm;

7. Thả ống dẫn khí xuống 2 mét nữa, tiếp tục bơm và theo dõi cặn như lần đầu;

8. Lặp lại các bước trên cho mỗi lần thả ống dẫn khí 2m một cho đến lần cuối cùng khi ống dẫn khí xuống tới đáy ống lọc.

9. Cuối cùng vừa bơm khí vừa kéo ỗng dẫn khí lên, rồi lại hạ ống dẫn khí xuống với tốc độ vừa phải.


Ghi chú: 


Trước khi bơm súc rửa cần kiểm tra lượng nước trong giếng bằng cách bơm nước như bình thường. Nếu gặp trường hợp giếng bị tắc nghẽn nặng, trong giếng có ít nước thì phải dùng phương pháp 6.


M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: