Giáo dục hành vi cho học sinh tiểu học tăng động giảm chú ý thông qua hoạt động vui chơi


Những năm gần đây, tỉ lệ trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder-ADHD) ngày một tăng cao và đang nhận được sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nhưng ở Mĩ thì khoảng 50% trẻ em đến khám tại chuyên khoa tâm thần được chẩn đoán mắc rối loạn này. Trẻ ở độ tuổi từ 6 – 12 thường dễ mắc phải. Rối loạn này thường gặp ở bé trai với tỉ lệ nam/nữ khoảng 4/1.

Tăng động giảm chú ý là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển của trẻ đặc biệt là về kĩ năng giao tiếp. Điều này gây trở ngại rất lớn trong việc kết bạn, quan hệ xã hội, tham gia các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ dẫn đến trẻ cảm thấy lạc lõng, chán học và thậm chí không muốn đến trường,…
Hiện nay, rối loạn tăng động giảm chú ý đã không còn xa lạ với nhiều người, nhưng nhận thức của mọi người về dạng rối loạn này cũng chưa rõ ràng. Chính vì vậy, khi đến trường, trẻ ADHD nghịch ngợm, phá phách thái quá sẽ bị cho là “học sinh cá biệt”, thường xuyên bị phê bình và phạt lỗi. Trẻ ADHD không thể tập trung lâu vào bài học, không thể ngồi yên, hành động bộc phát thiếu suy nghĩ và hiếm khi hoàn thành được một việc gì đó. Nếu chịu khó quan sát, ta có thể nhận thấy trong nhiều lớp học luôn có một vài em không ngồi yên, không tập trung vào bài giảng, thậm chí la hét và có thể chạy khỏi chỗ ngồi mà không xin phép GV. Đối với quan hệ bạn bè, trẻ ADHD thường trêu chọc các bạn, xen vào cuộc chơi của các bạn nhưng không bạn nào chịu chơi cùng. Kết quả là trẻ bị bạn bè tẩy chay, thầy cô khó chịu và có ác cảm với các em.

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Nguyễn Chung) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD


Những năm gần đây, tỉ lệ trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder-ADHD) ngày một tăng cao và đang nhận được sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nhưng ở Mĩ thì khoảng 50% trẻ em đến khám tại chuyên khoa tâm thần được chẩn đoán mắc rối loạn này. Trẻ ở độ tuổi từ 6 – 12 thường dễ mắc phải. Rối loạn này thường gặp ở bé trai với tỉ lệ nam/nữ khoảng 4/1.

Tăng động giảm chú ý là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển của trẻ đặc biệt là về kĩ năng giao tiếp. Điều này gây trở ngại rất lớn trong việc kết bạn, quan hệ xã hội, tham gia các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ dẫn đến trẻ cảm thấy lạc lõng, chán học và thậm chí không muốn đến trường,…
Hiện nay, rối loạn tăng động giảm chú ý đã không còn xa lạ với nhiều người, nhưng nhận thức của mọi người về dạng rối loạn này cũng chưa rõ ràng. Chính vì vậy, khi đến trường, trẻ ADHD nghịch ngợm, phá phách thái quá sẽ bị cho là “học sinh cá biệt”, thường xuyên bị phê bình và phạt lỗi. Trẻ ADHD không thể tập trung lâu vào bài học, không thể ngồi yên, hành động bộc phát thiếu suy nghĩ và hiếm khi hoàn thành được một việc gì đó. Nếu chịu khó quan sát, ta có thể nhận thấy trong nhiều lớp học luôn có một vài em không ngồi yên, không tập trung vào bài giảng, thậm chí la hét và có thể chạy khỏi chỗ ngồi mà không xin phép GV. Đối với quan hệ bạn bè, trẻ ADHD thường trêu chọc các bạn, xen vào cuộc chơi của các bạn nhưng không bạn nào chịu chơi cùng. Kết quả là trẻ bị bạn bè tẩy chay, thầy cô khó chịu và có ác cảm với các em.

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Nguyễn Chung) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: