GÓC KỸ THUẬT - Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp bảo dưỡng phanh đĩa xe máy


Phanh (thắng) đĩa hiện nay đang được sử dụng nhiều hơn không chỉ là dành cho bánh trước mà còn cho bánh sau đối với các dòng xe được sản xuất sau này. 

Các bộ phanh đĩa gồm có đĩa phanh, piston chính và piston con, má phanh, ống dẫn dầu, tay phanh và khay chứa dầu có vạch báo lượng dầu. Bộ phanh đĩa có nguyên lý hoạt động khép kín giữa các bộ phận này với nhau.



Cấu tạo của phanh đĩa xe máy.

Ngàm phanh (Caliper).

Đĩa phanh (Roto): Đĩa phanh được gắn trực tiếp lên trục của bánh xe. Đĩa phanh được đục lỗ hoặc xẻ rãnh để gia tăng khả năng tản nhiệt (điều này làm giảm thiểu tối đa khả năng mài mòn của đĩa phanh, giúp cho đĩa phanh được bền lâu hơn). Đĩa phanh thường được làm bằng vật liệu chịu lực rất tốt, bền bỉ, thường ít bị hư hỏng. Đĩa phanh sẽ bị cào xước bởi hệ thống kẹp phanh, nếu như má phanh đã mòn hết. Đĩa phanh cũng có thể bị cong vênh, nứt vỡ nếu chịu tác động của một lực lớn, như tai nạn xe cộ..

Má phanh (Brake Pads): Hệ thống má phanh là một khối thống nhất, gồm 2 má phanh sẽ kẹp 2 bên mặt của đĩa phanh, và kẹp chặt lấy đĩa phanh khi sử dụng. Má phanh có thể chế tạo được từ gốm, hợp kim, hoặc kevlar,…


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Piston: Phanh đĩa sử dụng piston (dầu) để truyền lực lên má phanh. Dầu phanh đĩa thường là loại chuyên dụng, có ghi tên trên nắp cốc dầu phanh. Khi pít tông hoạt động, sẽ ép má phanh vào đĩa phanh, và do đó, tác động trực tiếp giúp xe dừng lại.

Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa.

Phanh đĩa chịu lực nén của dầu từ khay dầu, qua ống dẫn xuống piston để tác động vào má phanh, tác động trực tiếp lên đĩa phanh.

Dầu phanh là loại dầu chuyên dụng, không dùng chung với bất cứ một loại dầu nào khác; piston được tráng xi mạ trên bề mặt; phớt dầu làm bằng cao su đặc biệt, không rò gỉ và hở dầu; đĩa phanh cấu tạo bằng thép; má phanh không có tạp chất và chịu được lực mạnh.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"





Khi bóp (hoặc đạp) phanh theo nguyên lý pascal lực tác dụng truyền đi theo đường dầu và đẩy piston ép má phanh vào đĩa phanh, dưới tác dụng của  lực ma sát đĩa phanh gắn vào bánh xe nhanh chóng dừng lại → bánh xe dừng lại → cả xe sẽ dừng lại.

Những lỗ tròn nhỏ trên đĩa phanh đóng vai trò giúp nhiệt sinh ra từ ma sát nhanh chóng truyền ra ngoài môi trường không khí.

Ưu điểm của phanh đĩa.

Được chế tạo một cách phức tạp so với các hệ thống phanh cơ hoặc phanh tang trống, chính vì thế, so với các loại phanh này thì hệ thống phanh đĩa có lợi thế như sau:

- Độ chính xác cao (do 2 má phanh trực tiếp kẹp vào bề mặt phẳng của đĩa phanh, do đó, sự chính xác cao hơn rất nhiều)
- Tiến trình phanh ngắn (khi lực bóp tay truyền đến khay dầu, ép dầu vào pít tông và pít tông trực tiếp ép 2 má phanh vào đĩa phanh) tiếng trình này rất ngắn, chưa đến 0,5 giây, do đó, khả năng dừng là nhanh chóng, và gần như không có khoảng trượt như nhiều dòng phanh khác
- Bền lâu hơn: Do đĩa phanh được cấu tạo với các lỗ nhỏ, giúp việc tản nhiệt tốt hơn, không như tang trống nằm trong cả một hộp, vừa nóng, khó tản nhiệt dẫn đến nhanh hỏng hơn

Nhược điểm của phanh đĩa.


Má phanh rất nhanh bị mòn

- Do nằm bên ngoài, không được che chắn nên dễ bị dính bụi bẩn, nước…nhanh bị ăn mòn, chính vì thế cần thường xuyên rửa xe, làm sạch hệ thống phanh đĩa
- Hoạt động phụ thuộc nhiều vào dầu phanh, nên cần thường xuyên thay dầu phanh định kì,, nếu không phanh sẽ không hoạt động chính xác
- Má phanh cũng nhanh bị mòn do tiến trình phanh nhanh và mạnh
- Nếu không biết cách phanh an toàn sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến bị ngã, lật xe khi phanh gấp

Các hiện tượng hư hỏng của Phanh đĩa.

Người đi xe thường đến để sửa và thay phanh đĩa khi thấy có hiện tượng phanh không ăn, có tiếng kêu loẹt xoẹt".

Hiện tượng phanh đĩa có tiếng kêu loẹt xoẹt xuất phát từ ba nguyên nhân. Do đi dưới trời mưa, cát, bụi bám vào đĩa phanh. Khi bóp phanh, má phanh và đĩa phanh tiếp xúc với nhau, gặp lớp bụi cát ở giữa tạo nên tiếng kêu.

Mặc dù cấu tạo đĩa phanh và má phanh đều có lỗ và rãnh thoát bụi nhưng nó sẽ không phát huy tác dụng nếu lượng cát, bụi lọt vào quá nhiều. Thêm vào đó, má phanh bị ăn mòn, đĩa phanh cong vênh cũng là nguyên nhân gây ra tiếng kêu, đồng thời, phá hủy cả hệ thống phanh.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Nếu phanh đĩa mất tác dụng, thông thường là do xi-lanh trong củ phanh bị hỏng lớp xi mạ, dẫn đến kẹt piston, làm bó hoặc trơ phanh, trường hợp này phải thay piston mới.

Bảo dưỡng phanh đĩa.

Sử dụng phanh đĩa cần hiểu nguyên lý hoạt động của nó để có thể bảo dưỡng kịp thời. Dầu và má phanh là 2 phụ kiện thường xuyên phải được bảo dưỡng hoặc thay thế khi cần thiết.

Mỗi loại xe đều có loại dầu riêng và thường được ghi ngay trên khay chứa dầu. Nếu dầu kém chất lượng hoặc khô cạn sẽ dẫn đến hàng loạt những hỏng hóc khác như. Làm hư hại pít-tông, mòn mất lớp tráng mạ, không tạo lực và độ kín. Dầu phanh phải được dùng đúng loại, không dùng chung loại dầu khác. Dầu phanh xe máy có nhiều loại như DOT3, DOT4, SAE J1703, 70R3...


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"




Má phanh mòn không chỉ làm mất độ bám mà còn kéo theo sự hư hại của đĩa phanh. Khi phần phíp - lớp dán vào xương sắt của má phanh bị mòn, má phanh khi tiếp xúc với đĩa sẽ tạo nhiệt độ cao, làm cong vênh và mài mòn đĩa phanh.

Thông thường một chiếc đĩa phanh loại trung bình có giá vào khoảng 450 – 550 nghìn đồng. Má phanh dao động từ 40 - 120 nghìn đồng/cặp tùy từng loại. Thay dầu và má phanh dựa trên số km thông thường khoảng 20.000 km thay một lần, nếu là mùa mưa hay xe thường xuyên đi lại trên những mặt đường nhiều cát có thể phải thay sớm hơn.

Cách sử dụng phanh đĩa và giữ an toàn cho bản thân.

Bất kể là phanh đĩa hay phanh cơ, việc phối hợp nhịp nhàng giữa phanh trước và phanh sau là hết sức cần thiết. Những người đi xe kinh nghiệm khuyên rằng, nên nhấn phanh sau trước khi bóp phanh trước để tránh bị lộn xe do đà quán tính.

Với phanh đĩa, không nên bóp chặt hết quãng đường của tay phanh một cách đột ngột. Nhấp phanh nhẹ theo kiểu bóp, nhả. Tuyệt đối không bóp phanh trước khi vào cua, khi đó, bánh trước bị khựng lại, tay lái nghiêng, xe dễ bị trượt, đổ.

Khi đi dưới trời mưa, hạn chế sử dụng phanh đĩa phía trước để bánh không bị trượt trên những con đường trơn. Tốt nhất là nên đi tốc độ chậm và sử dụng phanh sau. Điều đó vừa giúp người lái an toàn vừa tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh đĩa, tránh bụi, cát ăn mòn má và đĩa phanh.

Để phanh được an toàn với hệ thống phanh đĩa, khi phanh, người dùng không được phanh theo cảm tính cứ bóp phanh mạnh là được, bởi lẽ như thế nguy hiểm, và có thể còn nguy hiểm hơn khi không phanh, do đó để an toàn bạn cần chú ý:

- Tư thế phanh thăng bằng, không lật người hoặc nghiêng ngả, tạo sự cân bằng khi phanh
- Không nên chỉ bóp phanh đĩa (thường được lắp ở bánh trước), mà cần phải bóp cả phanh sau (thường là phanh tang trống)
- Lực bóp phanh đều, và phanh trước phải nhẹ hơn phanh trước
- Nên bóp phanh trước theo kiểu nhấp phanh nhiều lần nhưng lực nhỏ, chứ không bóp mạnh phanh, sẽ khiến xe bị lật hoặc đổ
- Khi cua ở tốc độ từ trung bình hoặc cao trở lên, tuyệt đối không bóp phanh trước để giảm tốc, vì như thế rất dễ bị ngã, sẽ rất nguy hiểm cho người ngồi trên xe, đặc biệt là khi có người ngồi phía sau.


NGUỒN: (Tổng hợp)


Phanh (thắng) đĩa hiện nay đang được sử dụng nhiều hơn không chỉ là dành cho bánh trước mà còn cho bánh sau đối với các dòng xe được sản xuất sau này. 

Các bộ phanh đĩa gồm có đĩa phanh, piston chính và piston con, má phanh, ống dẫn dầu, tay phanh và khay chứa dầu có vạch báo lượng dầu. Bộ phanh đĩa có nguyên lý hoạt động khép kín giữa các bộ phận này với nhau.



Cấu tạo của phanh đĩa xe máy.

Ngàm phanh (Caliper).

Đĩa phanh (Roto): Đĩa phanh được gắn trực tiếp lên trục của bánh xe. Đĩa phanh được đục lỗ hoặc xẻ rãnh để gia tăng khả năng tản nhiệt (điều này làm giảm thiểu tối đa khả năng mài mòn của đĩa phanh, giúp cho đĩa phanh được bền lâu hơn). Đĩa phanh thường được làm bằng vật liệu chịu lực rất tốt, bền bỉ, thường ít bị hư hỏng. Đĩa phanh sẽ bị cào xước bởi hệ thống kẹp phanh, nếu như má phanh đã mòn hết. Đĩa phanh cũng có thể bị cong vênh, nứt vỡ nếu chịu tác động của một lực lớn, như tai nạn xe cộ..

Má phanh (Brake Pads): Hệ thống má phanh là một khối thống nhất, gồm 2 má phanh sẽ kẹp 2 bên mặt của đĩa phanh, và kẹp chặt lấy đĩa phanh khi sử dụng. Má phanh có thể chế tạo được từ gốm, hợp kim, hoặc kevlar,…


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Piston: Phanh đĩa sử dụng piston (dầu) để truyền lực lên má phanh. Dầu phanh đĩa thường là loại chuyên dụng, có ghi tên trên nắp cốc dầu phanh. Khi pít tông hoạt động, sẽ ép má phanh vào đĩa phanh, và do đó, tác động trực tiếp giúp xe dừng lại.

Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa.

Phanh đĩa chịu lực nén của dầu từ khay dầu, qua ống dẫn xuống piston để tác động vào má phanh, tác động trực tiếp lên đĩa phanh.

Dầu phanh là loại dầu chuyên dụng, không dùng chung với bất cứ một loại dầu nào khác; piston được tráng xi mạ trên bề mặt; phớt dầu làm bằng cao su đặc biệt, không rò gỉ và hở dầu; đĩa phanh cấu tạo bằng thép; má phanh không có tạp chất và chịu được lực mạnh.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"





Khi bóp (hoặc đạp) phanh theo nguyên lý pascal lực tác dụng truyền đi theo đường dầu và đẩy piston ép má phanh vào đĩa phanh, dưới tác dụng của  lực ma sát đĩa phanh gắn vào bánh xe nhanh chóng dừng lại → bánh xe dừng lại → cả xe sẽ dừng lại.

Những lỗ tròn nhỏ trên đĩa phanh đóng vai trò giúp nhiệt sinh ra từ ma sát nhanh chóng truyền ra ngoài môi trường không khí.

Ưu điểm của phanh đĩa.

Được chế tạo một cách phức tạp so với các hệ thống phanh cơ hoặc phanh tang trống, chính vì thế, so với các loại phanh này thì hệ thống phanh đĩa có lợi thế như sau:

- Độ chính xác cao (do 2 má phanh trực tiếp kẹp vào bề mặt phẳng của đĩa phanh, do đó, sự chính xác cao hơn rất nhiều)
- Tiến trình phanh ngắn (khi lực bóp tay truyền đến khay dầu, ép dầu vào pít tông và pít tông trực tiếp ép 2 má phanh vào đĩa phanh) tiếng trình này rất ngắn, chưa đến 0,5 giây, do đó, khả năng dừng là nhanh chóng, và gần như không có khoảng trượt như nhiều dòng phanh khác
- Bền lâu hơn: Do đĩa phanh được cấu tạo với các lỗ nhỏ, giúp việc tản nhiệt tốt hơn, không như tang trống nằm trong cả một hộp, vừa nóng, khó tản nhiệt dẫn đến nhanh hỏng hơn

Nhược điểm của phanh đĩa.


Má phanh rất nhanh bị mòn

- Do nằm bên ngoài, không được che chắn nên dễ bị dính bụi bẩn, nước…nhanh bị ăn mòn, chính vì thế cần thường xuyên rửa xe, làm sạch hệ thống phanh đĩa
- Hoạt động phụ thuộc nhiều vào dầu phanh, nên cần thường xuyên thay dầu phanh định kì,, nếu không phanh sẽ không hoạt động chính xác
- Má phanh cũng nhanh bị mòn do tiến trình phanh nhanh và mạnh
- Nếu không biết cách phanh an toàn sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến bị ngã, lật xe khi phanh gấp

Các hiện tượng hư hỏng của Phanh đĩa.

Người đi xe thường đến để sửa và thay phanh đĩa khi thấy có hiện tượng phanh không ăn, có tiếng kêu loẹt xoẹt".

Hiện tượng phanh đĩa có tiếng kêu loẹt xoẹt xuất phát từ ba nguyên nhân. Do đi dưới trời mưa, cát, bụi bám vào đĩa phanh. Khi bóp phanh, má phanh và đĩa phanh tiếp xúc với nhau, gặp lớp bụi cát ở giữa tạo nên tiếng kêu.

Mặc dù cấu tạo đĩa phanh và má phanh đều có lỗ và rãnh thoát bụi nhưng nó sẽ không phát huy tác dụng nếu lượng cát, bụi lọt vào quá nhiều. Thêm vào đó, má phanh bị ăn mòn, đĩa phanh cong vênh cũng là nguyên nhân gây ra tiếng kêu, đồng thời, phá hủy cả hệ thống phanh.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Nếu phanh đĩa mất tác dụng, thông thường là do xi-lanh trong củ phanh bị hỏng lớp xi mạ, dẫn đến kẹt piston, làm bó hoặc trơ phanh, trường hợp này phải thay piston mới.

Bảo dưỡng phanh đĩa.

Sử dụng phanh đĩa cần hiểu nguyên lý hoạt động của nó để có thể bảo dưỡng kịp thời. Dầu và má phanh là 2 phụ kiện thường xuyên phải được bảo dưỡng hoặc thay thế khi cần thiết.

Mỗi loại xe đều có loại dầu riêng và thường được ghi ngay trên khay chứa dầu. Nếu dầu kém chất lượng hoặc khô cạn sẽ dẫn đến hàng loạt những hỏng hóc khác như. Làm hư hại pít-tông, mòn mất lớp tráng mạ, không tạo lực và độ kín. Dầu phanh phải được dùng đúng loại, không dùng chung loại dầu khác. Dầu phanh xe máy có nhiều loại như DOT3, DOT4, SAE J1703, 70R3...


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"




Má phanh mòn không chỉ làm mất độ bám mà còn kéo theo sự hư hại của đĩa phanh. Khi phần phíp - lớp dán vào xương sắt của má phanh bị mòn, má phanh khi tiếp xúc với đĩa sẽ tạo nhiệt độ cao, làm cong vênh và mài mòn đĩa phanh.

Thông thường một chiếc đĩa phanh loại trung bình có giá vào khoảng 450 – 550 nghìn đồng. Má phanh dao động từ 40 - 120 nghìn đồng/cặp tùy từng loại. Thay dầu và má phanh dựa trên số km thông thường khoảng 20.000 km thay một lần, nếu là mùa mưa hay xe thường xuyên đi lại trên những mặt đường nhiều cát có thể phải thay sớm hơn.

Cách sử dụng phanh đĩa và giữ an toàn cho bản thân.

Bất kể là phanh đĩa hay phanh cơ, việc phối hợp nhịp nhàng giữa phanh trước và phanh sau là hết sức cần thiết. Những người đi xe kinh nghiệm khuyên rằng, nên nhấn phanh sau trước khi bóp phanh trước để tránh bị lộn xe do đà quán tính.

Với phanh đĩa, không nên bóp chặt hết quãng đường của tay phanh một cách đột ngột. Nhấp phanh nhẹ theo kiểu bóp, nhả. Tuyệt đối không bóp phanh trước khi vào cua, khi đó, bánh trước bị khựng lại, tay lái nghiêng, xe dễ bị trượt, đổ.

Khi đi dưới trời mưa, hạn chế sử dụng phanh đĩa phía trước để bánh không bị trượt trên những con đường trơn. Tốt nhất là nên đi tốc độ chậm và sử dụng phanh sau. Điều đó vừa giúp người lái an toàn vừa tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh đĩa, tránh bụi, cát ăn mòn má và đĩa phanh.

Để phanh được an toàn với hệ thống phanh đĩa, khi phanh, người dùng không được phanh theo cảm tính cứ bóp phanh mạnh là được, bởi lẽ như thế nguy hiểm, và có thể còn nguy hiểm hơn khi không phanh, do đó để an toàn bạn cần chú ý:

- Tư thế phanh thăng bằng, không lật người hoặc nghiêng ngả, tạo sự cân bằng khi phanh
- Không nên chỉ bóp phanh đĩa (thường được lắp ở bánh trước), mà cần phải bóp cả phanh sau (thường là phanh tang trống)
- Lực bóp phanh đều, và phanh trước phải nhẹ hơn phanh trước
- Nên bóp phanh trước theo kiểu nhấp phanh nhiều lần nhưng lực nhỏ, chứ không bóp mạnh phanh, sẽ khiến xe bị lật hoặc đổ
- Khi cua ở tốc độ từ trung bình hoặc cao trở lên, tuyệt đối không bóp phanh trước để giảm tốc, vì như thế rất dễ bị ngã, sẽ rất nguy hiểm cho người ngồi trên xe, đặc biệt là khi có người ngồi phía sau.


NGUỒN: (Tổng hợp)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: