GÓC KỸ THUẬT - Tìm hiểu về máy bơm nước chân không dân dụng


Máy bơm nước là một thiết bị được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Máy bơm nước có rất nhiều loại, theo phương thức hoạt động người ta chi ra là máy bơm chìm , máy bơm ly tâm, máy bơm trục vít, máy bơm màng, máy bơm chân không …

Máy bơm ly tâm thì chúng ta đã thấy hàng ngày, nó là những loại máy bơm dân dụng mà ta vẫn sử dụng trong gia đình hoặc máy bơm trục ngang sử dụng trong công nghiệp … vậy còn máy bơm nước chân không là gì ? ứng dụng của nó như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây.

Máy bơm nước chân không là dòng máy bơm dân dụng cỡ nhỏ có khả năng bơm hút chân không ở một mức độ nhất định dùng để bơm nước sạch hoặc chất lỏng khác tương tự nhưng không phải là hóa chất ăn mòn. Trên thực tế chúng là loại máy bơm có khả năng hút nước bơm có lẫn không khí mà máy bơm vẫn có thể vận hành liên tục. Đây là một đặc điểm làm cho chúng khác với các loại máy bơm ly tâm hay máy bơm hướng trục thông thường. Máy bơm nước chân không được dùng chủ yếu cho mục đích cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và đô thị, dùng tăng áp cho các tòa nhà cao tầng và chữa cháy. Ngoài ra, nó còn được sử dụng cho tưới vườn, bơm nước đi xa, cung cấp nước cho hệ thống thông gió, làm mát…Máy bơm nước chân không đang được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống hiện nay.

1. Cấu tạo chính của máy bơm nước chân không

Buồng bơm: Gang xám
Cánh bơm: Đồng, nhựa PPO
Vỏ động cơ: Nhôm
Trục: Inox
Vòng bi: C&U-NSK
Động cơ: đồng 100 %


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Cấu tạo chính của máy bơm nước chân không




2. Điều kiện vận hành:

Nhiệt độ môi trường: 0- 40 độ C
Nhiệt độ chất lỏng: 0 – 60 độ C
Hút sâu trực tiếp tối đa 9m
Làm việc liên tục 24h.

3. Ưu điểm của máy bơm nước chân không. 

Thứ nhất: Dễ dàng hơn khi lắp đặt, sử dụng do yêu cầu về độ kín khí không cần quá cao:

Đối với máy bơm nước ly tâm hay hướng trục, khi bơm hút nước, thì bắt buộc phần đường ống hút nước phải tuyệt đối kín, thì mới bơm được nước. Nếu các phụ kiện và đường ống không đảm bảo kín, không khí sẽ lọt vào và nước sẽ không thể được bơm lên, máy bơm sẽ bị chạy khô. Để lâu dài sẽ gây hỏng máy bơm. Do vậy để đảm bảo an toàn sau khi vận hành, bắt buộc máy bơm phải được kiểm tra tình trạng lên nước bằng giác quan hoặc bằng các thiết bị kiểm tra và đóng ngắt tự động. Còn đối với máy bơm nước chân không, chúng có thể cho phép hở khí ở một mức độ nhất định.

Thứ hai: Khả năng hút sâu lớn hơn các dòng máy bơm ly tâm thông thường:

Các máy bơm ly tâm thường chỉ hút được nước ở độ sâu 8 – 9m thường gặp rất nhiều khó khăn khi độ sâu lớn hơn 10 mét, người ta thường phải sử dụng củ hút sâu cho trường hợp bơm nước lớn hơn 10m, rất nhiều trường hợp máy bơm không thể hút được nước, vì đây là giới hạn bắt đầu xuất hiện hiện tượng khí xâm thực, là hiện tượng xuất hiện bọt khí bởi nước bị hóa hơi, do máy bơm chân không có khả năng hút nước lẫn không khí, nên nước và không khí vẫn tiếp tục được bơm lên. Còn nếu trong trường hợp giếng khoan quá sâu lên tới hơn 20 hoặc hơn 30m trở lên thì bắt buộc phải sử dụng đến Máy bơm nước giếng khoan sâu.

Thứ ba: Khả năng tự mồi. 

Với thiết kế của phần cánh và khoang bơm, kèm theo các cửa hút và cửa xả ở phía trên buồng bơm, làm cho máy bơm chân không có khả năng tự mồi rất tốt, bạn chỉ cần mồi nước lần đầu cho máy bơm, sau mỗi lần bơm sẽ có một lượng nước lưu lại buồng bơm, phần nước này sẽ góp phần vào quá trình tự mồi để máy bơm hoạt động.

VIDEO THAM KHẢO:



Nguyên lý hoạt động của bơm chân không





NGUỒN: Internet


Máy bơm nước là một thiết bị được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Máy bơm nước có rất nhiều loại, theo phương thức hoạt động người ta chi ra là máy bơm chìm , máy bơm ly tâm, máy bơm trục vít, máy bơm màng, máy bơm chân không …

Máy bơm ly tâm thì chúng ta đã thấy hàng ngày, nó là những loại máy bơm dân dụng mà ta vẫn sử dụng trong gia đình hoặc máy bơm trục ngang sử dụng trong công nghiệp … vậy còn máy bơm nước chân không là gì ? ứng dụng của nó như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây.

Máy bơm nước chân không là dòng máy bơm dân dụng cỡ nhỏ có khả năng bơm hút chân không ở một mức độ nhất định dùng để bơm nước sạch hoặc chất lỏng khác tương tự nhưng không phải là hóa chất ăn mòn. Trên thực tế chúng là loại máy bơm có khả năng hút nước bơm có lẫn không khí mà máy bơm vẫn có thể vận hành liên tục. Đây là một đặc điểm làm cho chúng khác với các loại máy bơm ly tâm hay máy bơm hướng trục thông thường. Máy bơm nước chân không được dùng chủ yếu cho mục đích cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và đô thị, dùng tăng áp cho các tòa nhà cao tầng và chữa cháy. Ngoài ra, nó còn được sử dụng cho tưới vườn, bơm nước đi xa, cung cấp nước cho hệ thống thông gió, làm mát…Máy bơm nước chân không đang được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống hiện nay.

1. Cấu tạo chính của máy bơm nước chân không

Buồng bơm: Gang xám
Cánh bơm: Đồng, nhựa PPO
Vỏ động cơ: Nhôm
Trục: Inox
Vòng bi: C&U-NSK
Động cơ: đồng 100 %


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Cấu tạo chính của máy bơm nước chân không




2. Điều kiện vận hành:

Nhiệt độ môi trường: 0- 40 độ C
Nhiệt độ chất lỏng: 0 – 60 độ C
Hút sâu trực tiếp tối đa 9m
Làm việc liên tục 24h.

3. Ưu điểm của máy bơm nước chân không. 

Thứ nhất: Dễ dàng hơn khi lắp đặt, sử dụng do yêu cầu về độ kín khí không cần quá cao:

Đối với máy bơm nước ly tâm hay hướng trục, khi bơm hút nước, thì bắt buộc phần đường ống hút nước phải tuyệt đối kín, thì mới bơm được nước. Nếu các phụ kiện và đường ống không đảm bảo kín, không khí sẽ lọt vào và nước sẽ không thể được bơm lên, máy bơm sẽ bị chạy khô. Để lâu dài sẽ gây hỏng máy bơm. Do vậy để đảm bảo an toàn sau khi vận hành, bắt buộc máy bơm phải được kiểm tra tình trạng lên nước bằng giác quan hoặc bằng các thiết bị kiểm tra và đóng ngắt tự động. Còn đối với máy bơm nước chân không, chúng có thể cho phép hở khí ở một mức độ nhất định.

Thứ hai: Khả năng hút sâu lớn hơn các dòng máy bơm ly tâm thông thường:

Các máy bơm ly tâm thường chỉ hút được nước ở độ sâu 8 – 9m thường gặp rất nhiều khó khăn khi độ sâu lớn hơn 10 mét, người ta thường phải sử dụng củ hút sâu cho trường hợp bơm nước lớn hơn 10m, rất nhiều trường hợp máy bơm không thể hút được nước, vì đây là giới hạn bắt đầu xuất hiện hiện tượng khí xâm thực, là hiện tượng xuất hiện bọt khí bởi nước bị hóa hơi, do máy bơm chân không có khả năng hút nước lẫn không khí, nên nước và không khí vẫn tiếp tục được bơm lên. Còn nếu trong trường hợp giếng khoan quá sâu lên tới hơn 20 hoặc hơn 30m trở lên thì bắt buộc phải sử dụng đến Máy bơm nước giếng khoan sâu.

Thứ ba: Khả năng tự mồi. 

Với thiết kế của phần cánh và khoang bơm, kèm theo các cửa hút và cửa xả ở phía trên buồng bơm, làm cho máy bơm chân không có khả năng tự mồi rất tốt, bạn chỉ cần mồi nước lần đầu cho máy bơm, sau mỗi lần bơm sẽ có một lượng nước lưu lại buồng bơm, phần nước này sẽ góp phần vào quá trình tự mồi để máy bơm hoạt động.

VIDEO THAM KHẢO:



Nguyên lý hoạt động của bơm chân không





NGUỒN: Internet

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: