Hướng dẫn lắp đặt aptomat chống giật cho hệ thống điện dân dụng (nhà ở)


Aptomat (Tên tiếng anh là Circuit Bkeaker – viết tắt CB) là một khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải ngắn mạch, sụt áp, … đôi khi trong kỹ thuật cũng sử dụng aptomat để đóng cắt không thường xuyên các mạch làm việc ở chế độ bình thường.

Hiện nay, nhu cầu sống của con người ngày càng được cải thiện, chính vì thế mà việc lựa chọn cũng như lắp đặt các thiết bị điện cần đảm bảo cho sự tiện nghi, an toàn để tránh gây ra những hậu quả khó lường. Một trong những thiết bị điện được người tiêu dùng lựa chọn đó là aptomat chống giật giúp bảo vệ được hệ thống điện cho gia đình bạn.

Át tô mát chông giật còn có tên gọi khác là át chống dò dòng, cầu dao chống dò dòng, tên tiếng anh là ELCB (Earth leakage circuit breaker) nó có nhiệm vụ tự ngắt điện khi có dòng điện dò xuống đất hay có người bị điện giật khi dòng điện dò vượt quá giới hạn an toàn.

Nguyên lý hoạt động: 

Điện áp 1 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa, nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA hoặc 30mA (tùy loại) thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa.

Điện áp 3 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha , nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA hoặc 30mA (tùy loại) thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa.

Ví dụ: 

với át chống dò dòng 15mA, dòng chạy đi ở dây lửa là 5.015A, mà dòng chạy về ở dây mát là 5A thì sai khác là 0.015 A = 15mA, át ngắt ngay lập tức.

Nguyên lý: 

Điện áp 1 pha: người ta cho 2 dây mát và lửa đi qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến tên tiếng anh Là ZTC (Zero cureent transformer), đây là 1 cái biến thế lõi xuyến thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây (chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây, biến thế này to bằng cái nhẫn cưới.

Như chúng ta biết: dòng điện đi ra ở dây nóng về ở dây mát (và ngược lại: ra mát về nóng) là ngược chiều nhau, có nghĩa là từ trường biến thiên chúng sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là ngược chiều nhau, nếu 2 dòng điện này bằng nhau, 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng = 0. Nếu điện áp qua 2 dây bị dò, dòng điện trên 2 dây khác nhau,hai từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến dòng, dòng điện này được đưa vào ic để kiểm tra xem có lớn hơn dòng dò an toàn khồng? Nếu lớn hơn tỉ dụ là 15 mA thì ic sẽ cấp điện cho triac cấp điện cho cuộn hút của át tô mát để ngắt điện khỏi tải, đồng thời ngắt điện nuôi mạch điều khiển của át tô mát. Khi át bị tác động thì điện áp cấp cho mạch điều khiển phải ngắt ngay nếu không sẽ cháy cuộn dây và mạch điều khiển.

Với điện áp 3 pha: Tương tự như trên với 3 dây pha đi qua tâm biến dòng.

Các thông số của ELCB:

- Điện áp làm việc: 100V~, 220V~, 380V~. Áp to mát chống giật chỉ làm việc với điện áp xoay chiều, át 220V có thể làm việc tốt ở 100V nhưng 100v không thể làm việc ở 220V.

- Dòng điện: có 2 dòng điện cần quan tâm là dòng cho tải và dòng rò, dòng tải là 15A, 20A, 30A, 50A, Dòng rò là 15mA (loại này ít) và (30mA).

- Thời gian tác động: sau khi dòng rò quá mức an toàn, át tô mát sẽ tự ngắt sau thời gian 0.03 giây.

- Các chức năng đi kèm khác: át chống giật có thể được tích hợp với át chống ngắn mạch thông thường và bộ phận dập hồ quang, nếu dùng át này, các bạn không cần mắc thêm át thường nữa nhưng loại này ít. Trên thị trường đa số toàn át chống giật không có chức năng bảo vệ quá dòng (without over current protection).

Ứng dụng: 

át chống giật được mắc cùng với át thông thường ở cầu dao tổng để chống dò dòng, bảo vệ người bị điện giật, chống sấm chớp, mắc ở bình nước nóng dùng điện, mắc ở những nơi cần có độ an toàn về điện cao, hay nơi dễ bị dò điện

Các lưu ý khí sử dụng: không dùng ở nới ẩm ướt, nếu là bình nước nóng thì nên đặt ở ngoài nhà tắm, phải test trước khi dùng, test ít nhất 1 tháng 1 lần. Khi mắc át chông giật, phía trên át là điện vào, phía dưới là điện áp ra tải, nếu đấu ngược sẽ chết át ngay khi có dòng dò.

Các hộ gia đình thì dòng tải tối đa là 40A (điện lực quy định) vì thế các bạn có thể chọn mua một aptomat tổng vừa có khả năng chống dòng quá tải, ngắn mạch vừa chống dòng rò để lắp ở nhà mình:

Vai trò của aptomat chống giật.

Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống điện: khi chập điện thì tại các vị trí chập nhau sẽ sinh ra nhiệt đủ để phát cháy đối với những dây dẫn, dòng điện có thể lên cao đến mức làm aptomat bị ngắt. Nhờ có aptomat chống giật sẽ làm hạn chế được tình trạng bị chập cháy.

Trong trường hợp tay người dùng bị ướt hay xảy ra sự cố khi cắm phích điện thì aptomat chống giật sẽ hạn chế được tình trạng bị giật, ngăn chặn không bị tai nạn nặng do điện giật.

Aptomat chống giật có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các thành viên trong gia đình bạn. Vậy làm thế nào để lắp đặt aptomat chống giật tại nhà, cần lưu ý những gì để việc lắp đặt diễn ra an toàn và nhanh chóng?

Lắp đặt aptomat chống giật.

Để lắp đặt aptomat chống giật, tốt nhất bạn cần khảo sát được vị trí lắp đặt ở gia đình hoặc các công trình, lựa chọn thiết bị điện, Aptomat đảm bảo chất lượng và có thông số kỹ thuật phù hợp với công trình của bạn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm aptomat chống giật khác nhau, tuy nhiên aptomat chống giật Siemens được đánh giá là lựa chọn hàng đầu bởi chất lượng sản phẩm, độ bền và tính thẩm mỹ cao

Bước 1: Ngắt nguồn điện và hệ thống điện ở không gian lắp đặt

Bước 2: Bắt vít aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy.

Khi bắt vít thì bạn nên bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng thiết bị điện và đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới.

Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật: Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn vào đầu line, đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc load. Không nên gắn ngược lại vì sẽ dễ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N.

Lưu ý, aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải phải lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.

Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt: Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật bạn không nên chủ quan sử dụng luôn mà cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat chống giật có hoạt động được không để điều chỉnh một cách kịp thời.

Có 3 cách để kiểm tra aptomat chống giật:

Cách 1: Nhấn nút test trên aptomat chống giật nếu aptomat chống giật mà ngắt điện là quá trình lắp đặt đã đảm bảo.

Cách 2: Nếu như bạn không yên tâm thao tác như ở cách 1 thì dây mát của tải không đấu qua aptomat, tải bạn nên có công tắc để tắt/ mở. Khi đóng aptomat hay bật công tắc điện cho tải, lúc đó aptomat chống giật sẽ ngắt là Ok.

Cách 3: Với cách này chỉ được áp dụng khi không biết Aptomat chống giật đó có bị quá tải hay không. Nếu cầu chì được lắp trước aptomat, chọn ampe thấp hơn khi dây đỏ và xanh lại nếu chì sau Cb đứt, Cb khồng ngắt là Cb có chống chập.

Một số lưu ý khi lắp đặt aptomat chống giật.

Đối với những nơi ẩm ướt như nhà tắm hay khu vực lắp đặt máy giặt thì nên lắp đặt các loại cầu dao điện có độ nhạy cao để tránh hiện tượng chập, cháy. Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị aptomat chống giật để phát hiện được những sự cố và tình trạng hỏng hóc trong quá trình sử dụng.

Lắp đặt aptomat chống giật có công suất phù hợp với hệ thống điện trong gia đình cũng như công trình công nghiệp. Đồng thời, trước khi lắp đặt thì người tiêu dùng cũng nên lựa chọn aptomat chống giật của thương hiệu nổi tiếng như: Aptomat chống giật ABB, Siemens, Schneider, …

Khi aptomat chống giật bị rò điện thì cần phải khắc phục kịp thời, cần xem xét thật kĩ lưỡng phần nào bị rò điện và phải đặt việc sửa chữa lại chỗ đó lên ưu tiên hàng đầu, không nên vô hiệu hóa chức năng để chống bị điện giật.


ĐẶT MUA APTOMAT CHỐNG GIẬT NGAY TẠI ĐÂY > > >


VIDEO THAM KHẢO:


Hướng dẫn lắp đặt Aptomat chống rò điện



Thí nghiệm aptomat chống giật ở các môi trường khác nhau



Những lưu ý khi dùng CB và CB chống giật



Hướng Dẫn Lắp -Thử Nghiệm Thực Tế Aptomat Chống Giật



Kiểm tra CB chống giật có hoạt động hay ko





Chúc các bạn thành công.


Aptomat (Tên tiếng anh là Circuit Bkeaker – viết tắt CB) là một khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải ngắn mạch, sụt áp, … đôi khi trong kỹ thuật cũng sử dụng aptomat để đóng cắt không thường xuyên các mạch làm việc ở chế độ bình thường.

Hiện nay, nhu cầu sống của con người ngày càng được cải thiện, chính vì thế mà việc lựa chọn cũng như lắp đặt các thiết bị điện cần đảm bảo cho sự tiện nghi, an toàn để tránh gây ra những hậu quả khó lường. Một trong những thiết bị điện được người tiêu dùng lựa chọn đó là aptomat chống giật giúp bảo vệ được hệ thống điện cho gia đình bạn.

Át tô mát chông giật còn có tên gọi khác là át chống dò dòng, cầu dao chống dò dòng, tên tiếng anh là ELCB (Earth leakage circuit breaker) nó có nhiệm vụ tự ngắt điện khi có dòng điện dò xuống đất hay có người bị điện giật khi dòng điện dò vượt quá giới hạn an toàn.

Nguyên lý hoạt động: 

Điện áp 1 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa, nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA hoặc 30mA (tùy loại) thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa.

Điện áp 3 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha , nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA hoặc 30mA (tùy loại) thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa.

Ví dụ: 

với át chống dò dòng 15mA, dòng chạy đi ở dây lửa là 5.015A, mà dòng chạy về ở dây mát là 5A thì sai khác là 0.015 A = 15mA, át ngắt ngay lập tức.

Nguyên lý: 

Điện áp 1 pha: người ta cho 2 dây mát và lửa đi qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến tên tiếng anh Là ZTC (Zero cureent transformer), đây là 1 cái biến thế lõi xuyến thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây (chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây, biến thế này to bằng cái nhẫn cưới.

Như chúng ta biết: dòng điện đi ra ở dây nóng về ở dây mát (và ngược lại: ra mát về nóng) là ngược chiều nhau, có nghĩa là từ trường biến thiên chúng sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là ngược chiều nhau, nếu 2 dòng điện này bằng nhau, 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng = 0. Nếu điện áp qua 2 dây bị dò, dòng điện trên 2 dây khác nhau,hai từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến dòng, dòng điện này được đưa vào ic để kiểm tra xem có lớn hơn dòng dò an toàn khồng? Nếu lớn hơn tỉ dụ là 15 mA thì ic sẽ cấp điện cho triac cấp điện cho cuộn hút của át tô mát để ngắt điện khỏi tải, đồng thời ngắt điện nuôi mạch điều khiển của át tô mát. Khi át bị tác động thì điện áp cấp cho mạch điều khiển phải ngắt ngay nếu không sẽ cháy cuộn dây và mạch điều khiển.

Với điện áp 3 pha: Tương tự như trên với 3 dây pha đi qua tâm biến dòng.

Các thông số của ELCB:

- Điện áp làm việc: 100V~, 220V~, 380V~. Áp to mát chống giật chỉ làm việc với điện áp xoay chiều, át 220V có thể làm việc tốt ở 100V nhưng 100v không thể làm việc ở 220V.

- Dòng điện: có 2 dòng điện cần quan tâm là dòng cho tải và dòng rò, dòng tải là 15A, 20A, 30A, 50A, Dòng rò là 15mA (loại này ít) và (30mA).

- Thời gian tác động: sau khi dòng rò quá mức an toàn, át tô mát sẽ tự ngắt sau thời gian 0.03 giây.

- Các chức năng đi kèm khác: át chống giật có thể được tích hợp với át chống ngắn mạch thông thường và bộ phận dập hồ quang, nếu dùng át này, các bạn không cần mắc thêm át thường nữa nhưng loại này ít. Trên thị trường đa số toàn át chống giật không có chức năng bảo vệ quá dòng (without over current protection).

Ứng dụng: 

át chống giật được mắc cùng với át thông thường ở cầu dao tổng để chống dò dòng, bảo vệ người bị điện giật, chống sấm chớp, mắc ở bình nước nóng dùng điện, mắc ở những nơi cần có độ an toàn về điện cao, hay nơi dễ bị dò điện

Các lưu ý khí sử dụng: không dùng ở nới ẩm ướt, nếu là bình nước nóng thì nên đặt ở ngoài nhà tắm, phải test trước khi dùng, test ít nhất 1 tháng 1 lần. Khi mắc át chông giật, phía trên át là điện vào, phía dưới là điện áp ra tải, nếu đấu ngược sẽ chết át ngay khi có dòng dò.

Các hộ gia đình thì dòng tải tối đa là 40A (điện lực quy định) vì thế các bạn có thể chọn mua một aptomat tổng vừa có khả năng chống dòng quá tải, ngắn mạch vừa chống dòng rò để lắp ở nhà mình:

Vai trò của aptomat chống giật.

Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống điện: khi chập điện thì tại các vị trí chập nhau sẽ sinh ra nhiệt đủ để phát cháy đối với những dây dẫn, dòng điện có thể lên cao đến mức làm aptomat bị ngắt. Nhờ có aptomat chống giật sẽ làm hạn chế được tình trạng bị chập cháy.

Trong trường hợp tay người dùng bị ướt hay xảy ra sự cố khi cắm phích điện thì aptomat chống giật sẽ hạn chế được tình trạng bị giật, ngăn chặn không bị tai nạn nặng do điện giật.

Aptomat chống giật có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các thành viên trong gia đình bạn. Vậy làm thế nào để lắp đặt aptomat chống giật tại nhà, cần lưu ý những gì để việc lắp đặt diễn ra an toàn và nhanh chóng?

Lắp đặt aptomat chống giật.

Để lắp đặt aptomat chống giật, tốt nhất bạn cần khảo sát được vị trí lắp đặt ở gia đình hoặc các công trình, lựa chọn thiết bị điện, Aptomat đảm bảo chất lượng và có thông số kỹ thuật phù hợp với công trình của bạn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm aptomat chống giật khác nhau, tuy nhiên aptomat chống giật Siemens được đánh giá là lựa chọn hàng đầu bởi chất lượng sản phẩm, độ bền và tính thẩm mỹ cao

Bước 1: Ngắt nguồn điện và hệ thống điện ở không gian lắp đặt

Bước 2: Bắt vít aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy.

Khi bắt vít thì bạn nên bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng thiết bị điện và đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới.

Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật: Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn vào đầu line, đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc load. Không nên gắn ngược lại vì sẽ dễ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N.

Lưu ý, aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải phải lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.

Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt: Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật bạn không nên chủ quan sử dụng luôn mà cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat chống giật có hoạt động được không để điều chỉnh một cách kịp thời.

Có 3 cách để kiểm tra aptomat chống giật:

Cách 1: Nhấn nút test trên aptomat chống giật nếu aptomat chống giật mà ngắt điện là quá trình lắp đặt đã đảm bảo.

Cách 2: Nếu như bạn không yên tâm thao tác như ở cách 1 thì dây mát của tải không đấu qua aptomat, tải bạn nên có công tắc để tắt/ mở. Khi đóng aptomat hay bật công tắc điện cho tải, lúc đó aptomat chống giật sẽ ngắt là Ok.

Cách 3: Với cách này chỉ được áp dụng khi không biết Aptomat chống giật đó có bị quá tải hay không. Nếu cầu chì được lắp trước aptomat, chọn ampe thấp hơn khi dây đỏ và xanh lại nếu chì sau Cb đứt, Cb khồng ngắt là Cb có chống chập.

Một số lưu ý khi lắp đặt aptomat chống giật.

Đối với những nơi ẩm ướt như nhà tắm hay khu vực lắp đặt máy giặt thì nên lắp đặt các loại cầu dao điện có độ nhạy cao để tránh hiện tượng chập, cháy. Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị aptomat chống giật để phát hiện được những sự cố và tình trạng hỏng hóc trong quá trình sử dụng.

Lắp đặt aptomat chống giật có công suất phù hợp với hệ thống điện trong gia đình cũng như công trình công nghiệp. Đồng thời, trước khi lắp đặt thì người tiêu dùng cũng nên lựa chọn aptomat chống giật của thương hiệu nổi tiếng như: Aptomat chống giật ABB, Siemens, Schneider, …

Khi aptomat chống giật bị rò điện thì cần phải khắc phục kịp thời, cần xem xét thật kĩ lưỡng phần nào bị rò điện và phải đặt việc sửa chữa lại chỗ đó lên ưu tiên hàng đầu, không nên vô hiệu hóa chức năng để chống bị điện giật.


ĐẶT MUA APTOMAT CHỐNG GIẬT NGAY TẠI ĐÂY > > >


VIDEO THAM KHẢO:


Hướng dẫn lắp đặt Aptomat chống rò điện



Thí nghiệm aptomat chống giật ở các môi trường khác nhau



Những lưu ý khi dùng CB và CB chống giật



Hướng Dẫn Lắp -Thử Nghiệm Thực Tế Aptomat Chống Giật



Kiểm tra CB chống giật có hoạt động hay ko





Chúc các bạn thành công.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: