SÁCH - Kỹ Thuật Tách Và Tinh Chế Trong Hóa Học (Phan Đình Châu & Vũ Bình Dương)


Nhằm giúp sinh viên ngành hóa học, sinh viên Dược có được những hiểu biết cơ bản và hệ thống về lĩnh vực kỹ thuật tách và tinh chế, để rồi từ đó áp dụng vào chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư chuyên ngành công nghệ hóa học của Viện kỹ thuật Hóa học thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.


Tách là quá trình kỹ thuật phân lập một chất nào đó có trong một hỗn hợp ra khỏi hỗn hợp đó. Tinh chế là quá trình kỹ thuật làm sạch, loại các tạp chất khỏi một hợp chất nào đó để thu được chất dưới dạng tinh khiết. Như vậy, sự kết hợp giữa tách và tinh chế được gọi là “tách và tinh chế”. Quá trình tách sản phẩm ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng, từ mẫu dược liệu, từ một hỗn hợp nào đó và tinh chế nó để được chất dưới dạng tinh khiết được gọi là quá trình xử lý tách và tinh chế (work-up).

Sau phản ứng hoặc sau quá trình chiết xuất thường thu được một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất trộn lẫn với nhau nên phải tiến hành công việc xử lý tách và tinh chế để có thể thu được sản phẩm tinh khiết mong muốn. Bởi vì bên cạnh sản phẩm chính cần tách, hỗn hợp sau phản ứng thường còn chứa dung môi (được sử dụng làm môi trường phản ứng), các chất nguyên liệu đầu (các chất tham gia phản ứng, chất xúc tác còn dư) và các sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình phản ứng, do đó từ hỗn hợp này cần tiến hành quá trình tách loại để lấy sản phẩm cần thiết, sau đó bằng việc loại tạp chất để thu được sản phẩm dưới dạng tinh khiết là một việc làm lúc nào cũng cần thiết đối với các nhà hoá học thực nghiệm.

Thông thường, các quá trình tách và tinh chế thông dụng sau đây hay được áp dụng trong thực tế tách và tinh chế: chiết xuất, chưng cất, kết tinh, kết tủa, thăng hoa, đông khô, sắc ký, trao đổi ion. Việc chọn quá trình nào ở trên để sử dụng thì tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể nhất định. Có quy trình chỉ sử dụng duy nhất một quá trình, nhưng có nhiều quy trình tách và tinh chế sử dụng kết hợp cả hai, ba, bốn quá trình. Dù là chọn quá trình nào đi chăng nữa thì việc trước hết phải nghĩ tới những nguyên tắc cơ bản sau:

- Tách và tinh chế thì tách là bước đi trước, sau đó mới đến tinh chế.

- Tách thô theo nhóm lớn trước, tách các chất tan trong nước ra khỏi các chất không tan trong nước bằng chiết phân pha giữa nước và dung môi hữu cơ phù hợp (trừ trường hợp sản phẩm là chất dễ phá huỷ vì nước).

- Chỉ sau khi tách thô theo nhóm lớn xong thì mới tìm các phương pháp tách phù hợp để lấy ra các nhóm chất có tính chất hoá lý gần nhau, sau đó mới chọn các quá trình phù hợp khác để tách đơn chất (tách tinh).

Sách trình bày các nội dung:

- Tách và tinh chế từ hệ một pha đồng nhất và hệ dị pha.

- Tách bằng kỹ thuật chiết xuất, kỹ thuật chưng cất, kỹ thuật kết tinh, kết tủa thăng hoa và đông khô.

- Kỹ thuật sắc ký, các phương pháp xác định các thông số lý hoá, nhận dạng cấu trúc các hợp chất (xác định điểm nóng chảy, điểm sôi, khối lượng phân tử, độ quay cực, chỉ số khúc xạ; phân tích quang phổ).

Ghi tài liệu tham khảo theo IEEE:

[1] P. Đ. Châu, V. B. Dương, Kỹ thuật tách và tinh chế trong hoá học. Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2018.


NỘI DUNG:


Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ TÁCH VÀ TINH CHẾ
A. TRƯỜNG HỢP TÁCH VÀ TINH CHẾ TỪ HỆ MỘT PHA ĐỒNG NHẤT
B. TRƯỜNG HỢP TÁCH VÀ TINH CHẾ TỪ HỆ DỊ PHA
Chương 2. TÁCH BẰNG KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT
2.1. PHÂN LOẠI CÁC LOẠI CHIẾT
2.2. HỆ SỐ PHÂN BỐ K (HẰNG SỐ K) 
2.3. CHIẾT LỎNG - LỎNG
2.4. CHIẾT XUẤT PHA RẮN - LỎNG
2.5. LÀM KHAN CHẤT LỎNG HOẶC DUNG DỊCH CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG DUNG MÔI HỮU CƠ 
2.6. CHIẾT RẮN - LỎNG SIÊU TỚI HẠN
2.7. CHIẾT XUẤT RẮN - LỎNG ION
Chương 3. TÁCH BẰNG KỸ THUẬT CHƯNG CẤT
3.1. ĐẠI CƯƠNG
3.2. CƠ SỞ HÓA - LÝ CỦA QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT
3.3. CHƯNG CẤT ĐƠN GIẢN
3.4. CẤT PHÂN ĐOẠN
3.5. CẤT CHÂN KHÔNG
3.6. CHƯNG CẤT KÉO HƠI NƯỚC
3.7. BỐC HƠI 
Chương 4. TÁCH BẰNG KỸ THUẬT KẾT TINH, KẾT TỦA THĂNG HOA, ĐÔNG KHÔ
4.1. TÁCH BẰNG KỸ THUẬT KẾT TINH
4.2. TÁCH BẰNG KỸ THUẬT THĂNG HOA 
4.3. KỸ THUẬT ĐÔNG CÔ (FREEZE DRYING)
Chương 5. KỸ THUẬT SẲC KÝ 
5.1. ĐẠI CƯƠNG
5.2. PHÂN NHÓM CÁC LOẠI SẮC KÝ
5.3. SẮC KÝ BẢN MỎNG
5.4. SẮC KÝ CỘT 
Chương 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ LÝ HÓA, NHẬN DẠNG CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT
6.1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM NÓNG CHẢY 
6.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM SÔI 
6.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ
6.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ QUAY CỰC
6.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ KHÚC XẠ 
6.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO



LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE


LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 1

LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 2







LINK DOWNLOAD (UPDATING...)


Nhằm giúp sinh viên ngành hóa học, sinh viên Dược có được những hiểu biết cơ bản và hệ thống về lĩnh vực kỹ thuật tách và tinh chế, để rồi từ đó áp dụng vào chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư chuyên ngành công nghệ hóa học của Viện kỹ thuật Hóa học thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.


Tách là quá trình kỹ thuật phân lập một chất nào đó có trong một hỗn hợp ra khỏi hỗn hợp đó. Tinh chế là quá trình kỹ thuật làm sạch, loại các tạp chất khỏi một hợp chất nào đó để thu được chất dưới dạng tinh khiết. Như vậy, sự kết hợp giữa tách và tinh chế được gọi là “tách và tinh chế”. Quá trình tách sản phẩm ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng, từ mẫu dược liệu, từ một hỗn hợp nào đó và tinh chế nó để được chất dưới dạng tinh khiết được gọi là quá trình xử lý tách và tinh chế (work-up).

Sau phản ứng hoặc sau quá trình chiết xuất thường thu được một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất trộn lẫn với nhau nên phải tiến hành công việc xử lý tách và tinh chế để có thể thu được sản phẩm tinh khiết mong muốn. Bởi vì bên cạnh sản phẩm chính cần tách, hỗn hợp sau phản ứng thường còn chứa dung môi (được sử dụng làm môi trường phản ứng), các chất nguyên liệu đầu (các chất tham gia phản ứng, chất xúc tác còn dư) và các sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình phản ứng, do đó từ hỗn hợp này cần tiến hành quá trình tách loại để lấy sản phẩm cần thiết, sau đó bằng việc loại tạp chất để thu được sản phẩm dưới dạng tinh khiết là một việc làm lúc nào cũng cần thiết đối với các nhà hoá học thực nghiệm.

Thông thường, các quá trình tách và tinh chế thông dụng sau đây hay được áp dụng trong thực tế tách và tinh chế: chiết xuất, chưng cất, kết tinh, kết tủa, thăng hoa, đông khô, sắc ký, trao đổi ion. Việc chọn quá trình nào ở trên để sử dụng thì tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể nhất định. Có quy trình chỉ sử dụng duy nhất một quá trình, nhưng có nhiều quy trình tách và tinh chế sử dụng kết hợp cả hai, ba, bốn quá trình. Dù là chọn quá trình nào đi chăng nữa thì việc trước hết phải nghĩ tới những nguyên tắc cơ bản sau:

- Tách và tinh chế thì tách là bước đi trước, sau đó mới đến tinh chế.

- Tách thô theo nhóm lớn trước, tách các chất tan trong nước ra khỏi các chất không tan trong nước bằng chiết phân pha giữa nước và dung môi hữu cơ phù hợp (trừ trường hợp sản phẩm là chất dễ phá huỷ vì nước).

- Chỉ sau khi tách thô theo nhóm lớn xong thì mới tìm các phương pháp tách phù hợp để lấy ra các nhóm chất có tính chất hoá lý gần nhau, sau đó mới chọn các quá trình phù hợp khác để tách đơn chất (tách tinh).

Sách trình bày các nội dung:

- Tách và tinh chế từ hệ một pha đồng nhất và hệ dị pha.

- Tách bằng kỹ thuật chiết xuất, kỹ thuật chưng cất, kỹ thuật kết tinh, kết tủa thăng hoa và đông khô.

- Kỹ thuật sắc ký, các phương pháp xác định các thông số lý hoá, nhận dạng cấu trúc các hợp chất (xác định điểm nóng chảy, điểm sôi, khối lượng phân tử, độ quay cực, chỉ số khúc xạ; phân tích quang phổ).

Ghi tài liệu tham khảo theo IEEE:

[1] P. Đ. Châu, V. B. Dương, Kỹ thuật tách và tinh chế trong hoá học. Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2018.


NỘI DUNG:


Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ TÁCH VÀ TINH CHẾ
A. TRƯỜNG HỢP TÁCH VÀ TINH CHẾ TỪ HỆ MỘT PHA ĐỒNG NHẤT
B. TRƯỜNG HỢP TÁCH VÀ TINH CHẾ TỪ HỆ DỊ PHA
Chương 2. TÁCH BẰNG KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT
2.1. PHÂN LOẠI CÁC LOẠI CHIẾT
2.2. HỆ SỐ PHÂN BỐ K (HẰNG SỐ K) 
2.3. CHIẾT LỎNG - LỎNG
2.4. CHIẾT XUẤT PHA RẮN - LỎNG
2.5. LÀM KHAN CHẤT LỎNG HOẶC DUNG DỊCH CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG DUNG MÔI HỮU CƠ 
2.6. CHIẾT RẮN - LỎNG SIÊU TỚI HẠN
2.7. CHIẾT XUẤT RẮN - LỎNG ION
Chương 3. TÁCH BẰNG KỸ THUẬT CHƯNG CẤT
3.1. ĐẠI CƯƠNG
3.2. CƠ SỞ HÓA - LÝ CỦA QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT
3.3. CHƯNG CẤT ĐƠN GIẢN
3.4. CẤT PHÂN ĐOẠN
3.5. CẤT CHÂN KHÔNG
3.6. CHƯNG CẤT KÉO HƠI NƯỚC
3.7. BỐC HƠI 
Chương 4. TÁCH BẰNG KỸ THUẬT KẾT TINH, KẾT TỦA THĂNG HOA, ĐÔNG KHÔ
4.1. TÁCH BẰNG KỸ THUẬT KẾT TINH
4.2. TÁCH BẰNG KỸ THUẬT THĂNG HOA 
4.3. KỸ THUẬT ĐÔNG CÔ (FREEZE DRYING)
Chương 5. KỸ THUẬT SẲC KÝ 
5.1. ĐẠI CƯƠNG
5.2. PHÂN NHÓM CÁC LOẠI SẮC KÝ
5.3. SẮC KÝ BẢN MỎNG
5.4. SẮC KÝ CỘT 
Chương 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ LÝ HÓA, NHẬN DẠNG CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT
6.1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM NÓNG CHẢY 
6.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM SÔI 
6.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ
6.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ QUAY CỰC
6.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ KHÚC XẠ 
6.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO



LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE


LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 1

LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 2







LINK DOWNLOAD (UPDATING...)

M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: