GÓC KỸ THUẬT - Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình


Công tắc hành trình dùng để giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động nào đó trong một cơ cấu hay một hệ thống. Nó có cấu tạo như công tắc điện bình thường, vẫn có chức năng đóng và mở nhưng có thêm cần tác động để cho các bộ phận chuyển động tác động vào làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm bên trong nó. Công tắc hành trình sẽ không duy trì trạng thái, khi không còn tác động nữa chúng sẽ trở về vị trí ban đầu. So với các loại công tắc bình thường khác thì khi được tác động chúng sẽ vẫn duy trì trạng thái cho tới bị được tác động thêm một lần nữa.



Công tắc hành trình chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện. Tín hiệu của công tắc hành trình phục vụ cho quá trình điều khiển và giám sát.

Cấu tạo của công tắc hành trình:

Thông thường thì một công tắc hành trình sẽ được cấu tạo từ 3 bộ phận chính:


Cấu tạo của một công tắc hành trình.


Bộ phận nhận truyền động: đây là một bộ phận khá quan trọng của một công tắc hành trình, thứ làm nên sự khác biệt giữa chúng và các loại công tắc khác. Chúng được gắn trên đầu của công tắc có nhiệm vụ nhận tác động từ các bộ phận chuyển động để tác động kích hoạt công tắc.

Thân công tắc: phần thân của công tắc sẽ bao gồm các linh kiện bên trong với lớp vỏ bằng nhựa giúp chúng va dâp, bảo vệ các mạch điện bên trong khỏi các tác nhân tác động vật lý.

Chân kết nối: đây được xem là phần tín hiệu ngõ ra cho công tắc vì nó có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các thiết bị khác khi bị tác động bởi bộ phận truyền động.

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình:

Về nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình thì cũng khá đơn giản nhé. Thông thường một công tắc sẽ có các bộ phận hoạt động như sau: cần tác động, chân COM, chân thường đóng (NC) và chân thường hở (NO). Ở trạng thái bình thường không có sự tác động đến bộ phận truyền động của công tắc thì tiếp điểm giữa chân COM và chân NC sẽ được đấu với nhau. Nhưng khi có sự tác động vào bộ phận truyền động sẽ làm cho chân COM chân NC tách ra sau đó và chân COM sẽ tác động vào chân NO. Tiếp theo đó sẽ kích hoạt trạng thái hoạt động và điều khiển tín hiệu ngõ ra của công tắc.

Cách đấu dây công tắc hành trình.



Ưu nhược điểm của công tắc hành trình:

Mỗi một loại cảm biến sẽ có các ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên xét về tổng thể thì một công tắc hành trình sẽ có các điểm mạnh và các điểm yếu mà chúng ta cần phải quan tâm. Điều này rất có ích trong công tác trang bị và đầu tư cho dây chuyền sản xuất hay các thiết bị hỗ trợ sản xuất, cụ thể thì chúng có các ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

- Tiêu thụ ít năng lượng điện
- Có thể sử dụng hầu hết trong các ứng dụng công nghiệp
- Có thể điều khiển nhiều tải
- Đáp ứng tốt các điều kiện cần đến độ chính xác và có tính lặp lại

Nhược điểm:

- Hạn chế đối với những thiết bị có tốc độ chuyển động tương đối thấp
- Phải tiếp xúc trực tiếp với thiết bị
- Do phải tiếp xúc nên làm các bộ phận cơ khí bị mòn

Công tắc hành trình kiểu nút nhấn.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Trên đế cách điện 1 được lắp các cặp tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động. Vỏ và đầu hành trình đều được làm bằng kim loại nên chịu lực va đập cao. Hành trình của công tắc này đạt 10mm. Khi tác động lên đầu hành trình 6 , trục 3 sẽ bị đẩy xuống dưới làm mở cặp tiếp điểm thường đóng phía trên và cặp tiếp điểm thường mở phía dưới . Khi hết tín hiệu hành trình (không còn lực ấn lên đầu hành trình) lò xo nhả sẽ đưa phần động về vị trí ban đầu. Tiếp điểm động có lò xo tiếp điểm, đảm bảo tiếp xúc điện tốt. Loại công tắc hành trình kiểu này thường đặt ở cuối hành trình

Công tắc hành trình kiểu tế vi.


Khi cần chuyển đổi trạng thái với độ chính xác cao (0,3 mm-0,7 mm) người ta dùng công tắc hành trình kiểu tế vi. Công tắc này có một tiếp điểm thường đóng và một tiếp điểm thường mở. Các tiếp điểm lắp trên đế nhựa 5, tiếp điểm động 3 gắn trên đầu tự do của lò xo lá 4. Khi ấn lên nút 6 thì lò xo lá 4 bị biến dạng.Sau khi ấn nút 6 xuống một khoảng xác định lò xo lá 4 sẽ bật nhanh xuống dưới làm cho tiếp điểm trên mở ra và tiếp điểm dưới đóng lại. Khi thôi ấn nút 6 công tắc sẽ trở về vị trí ban đầu.

Công tắc hành trình kiểu đòn.





Khi cần có động tác chuyển đổi chắc chắn trong điều kiện hành trình dài, người ta sử dụng công tắc hành trình kiểu đòn. Then khóa 6 có tác dụng giữ chặt tiếp điểm ở vị trí đóng. Khi cơ cấu công tác tác dụng lên con lăn 1, đòn 2 sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ, con lăn 12 nhờ là xo 14 sẽ làm cho đĩa quay 11 quay đi, cặp tiếp điểm 7-8 mở ra còn cặp 9-10 đóng lại, lò xo 5 sẽ kéo đòn 2 về vị trí ban đầu khi không có lực tác động lên 1 nữa.

VIDEO THAM KHẢO:








NGUỒN: Tổng hợp

Chúc các bạn thành công!


Công tắc hành trình dùng để giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động nào đó trong một cơ cấu hay một hệ thống. Nó có cấu tạo như công tắc điện bình thường, vẫn có chức năng đóng và mở nhưng có thêm cần tác động để cho các bộ phận chuyển động tác động vào làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm bên trong nó. Công tắc hành trình sẽ không duy trì trạng thái, khi không còn tác động nữa chúng sẽ trở về vị trí ban đầu. So với các loại công tắc bình thường khác thì khi được tác động chúng sẽ vẫn duy trì trạng thái cho tới bị được tác động thêm một lần nữa.



Công tắc hành trình chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện. Tín hiệu của công tắc hành trình phục vụ cho quá trình điều khiển và giám sát.

Cấu tạo của công tắc hành trình:

Thông thường thì một công tắc hành trình sẽ được cấu tạo từ 3 bộ phận chính:


Cấu tạo của một công tắc hành trình.


Bộ phận nhận truyền động: đây là một bộ phận khá quan trọng của một công tắc hành trình, thứ làm nên sự khác biệt giữa chúng và các loại công tắc khác. Chúng được gắn trên đầu của công tắc có nhiệm vụ nhận tác động từ các bộ phận chuyển động để tác động kích hoạt công tắc.

Thân công tắc: phần thân của công tắc sẽ bao gồm các linh kiện bên trong với lớp vỏ bằng nhựa giúp chúng va dâp, bảo vệ các mạch điện bên trong khỏi các tác nhân tác động vật lý.

Chân kết nối: đây được xem là phần tín hiệu ngõ ra cho công tắc vì nó có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các thiết bị khác khi bị tác động bởi bộ phận truyền động.

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình:

Về nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình thì cũng khá đơn giản nhé. Thông thường một công tắc sẽ có các bộ phận hoạt động như sau: cần tác động, chân COM, chân thường đóng (NC) và chân thường hở (NO). Ở trạng thái bình thường không có sự tác động đến bộ phận truyền động của công tắc thì tiếp điểm giữa chân COM và chân NC sẽ được đấu với nhau. Nhưng khi có sự tác động vào bộ phận truyền động sẽ làm cho chân COM chân NC tách ra sau đó và chân COM sẽ tác động vào chân NO. Tiếp theo đó sẽ kích hoạt trạng thái hoạt động và điều khiển tín hiệu ngõ ra của công tắc.

Cách đấu dây công tắc hành trình.



Ưu nhược điểm của công tắc hành trình:

Mỗi một loại cảm biến sẽ có các ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên xét về tổng thể thì một công tắc hành trình sẽ có các điểm mạnh và các điểm yếu mà chúng ta cần phải quan tâm. Điều này rất có ích trong công tác trang bị và đầu tư cho dây chuyền sản xuất hay các thiết bị hỗ trợ sản xuất, cụ thể thì chúng có các ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

- Tiêu thụ ít năng lượng điện
- Có thể sử dụng hầu hết trong các ứng dụng công nghiệp
- Có thể điều khiển nhiều tải
- Đáp ứng tốt các điều kiện cần đến độ chính xác và có tính lặp lại

Nhược điểm:

- Hạn chế đối với những thiết bị có tốc độ chuyển động tương đối thấp
- Phải tiếp xúc trực tiếp với thiết bị
- Do phải tiếp xúc nên làm các bộ phận cơ khí bị mòn

Công tắc hành trình kiểu nút nhấn.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Trên đế cách điện 1 được lắp các cặp tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động. Vỏ và đầu hành trình đều được làm bằng kim loại nên chịu lực va đập cao. Hành trình của công tắc này đạt 10mm. Khi tác động lên đầu hành trình 6 , trục 3 sẽ bị đẩy xuống dưới làm mở cặp tiếp điểm thường đóng phía trên và cặp tiếp điểm thường mở phía dưới . Khi hết tín hiệu hành trình (không còn lực ấn lên đầu hành trình) lò xo nhả sẽ đưa phần động về vị trí ban đầu. Tiếp điểm động có lò xo tiếp điểm, đảm bảo tiếp xúc điện tốt. Loại công tắc hành trình kiểu này thường đặt ở cuối hành trình

Công tắc hành trình kiểu tế vi.


Khi cần chuyển đổi trạng thái với độ chính xác cao (0,3 mm-0,7 mm) người ta dùng công tắc hành trình kiểu tế vi. Công tắc này có một tiếp điểm thường đóng và một tiếp điểm thường mở. Các tiếp điểm lắp trên đế nhựa 5, tiếp điểm động 3 gắn trên đầu tự do của lò xo lá 4. Khi ấn lên nút 6 thì lò xo lá 4 bị biến dạng.Sau khi ấn nút 6 xuống một khoảng xác định lò xo lá 4 sẽ bật nhanh xuống dưới làm cho tiếp điểm trên mở ra và tiếp điểm dưới đóng lại. Khi thôi ấn nút 6 công tắc sẽ trở về vị trí ban đầu.

Công tắc hành trình kiểu đòn.





Khi cần có động tác chuyển đổi chắc chắn trong điều kiện hành trình dài, người ta sử dụng công tắc hành trình kiểu đòn. Then khóa 6 có tác dụng giữ chặt tiếp điểm ở vị trí đóng. Khi cơ cấu công tác tác dụng lên con lăn 1, đòn 2 sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ, con lăn 12 nhờ là xo 14 sẽ làm cho đĩa quay 11 quay đi, cặp tiếp điểm 7-8 mở ra còn cặp 9-10 đóng lại, lò xo 5 sẽ kéo đòn 2 về vị trí ban đầu khi không có lực tác động lên 1 nữa.

VIDEO THAM KHẢO:








NGUỒN: Tổng hợp

Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: