GÓC KỸ THUẬT - Hướng dẫn sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu lái trên xe ô tô


A. Giới thiệu chung về hệ thống lái.

Hệ thống lái và cầu trước dẫn hướng là một bộ phận của tổng thành gầm ô tô. Hệ thống lái được lắp trên buồng lái và phần trước của gầm xe, bao gồm: cơ cấu lái, dẫn động lái và cầu trước dẫn hướng, dùng để duy trì và điều khiển hướng chuyển động của ô tô.

 - Cơ cấu lái bao gồm các bộ phận: vành tay lái, trục tay lái, hộp tay lái và bộ trợ lực lái.
 - Dẫn động lái gồm có: đòn quay đứng, thanh kéo dọc, thanh kéo ngang và đòn cam lái.
 - Cầu trước dẫn hướng gồm có các bộ phận: dầm cầu, chốt chuyển hướng, bánh xe và trục bánh xe dẫn hướng.



B. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu lái.

1. Nhiệm vụ

Cơ cấu lái dùng để điều khiển dẫn động lái thực hiện giữ nguyên hoặc thay đổi hướng chuyển động của ô tô.

2. Yêu cầu 

- Điều khiển nhẹ, chính xác, ổn định ở mọi địa hình và tốc độ.
- Cấu tạo đơn giản, vận hành nhẹ nhàng, êm và có độ bền cao.

 3. Phân loại

  a) Theo đặc điểm truyền lực:

    - Cơ cấu lái cơ khí.
    - Cơ cấu lái có trợ lực.

  b) Theo kết cấu gồm có:

    - Loại trục vít - bánh vít.
    - Loại bánh răng - thanh răng.
    - Loại trục vít - con lăn.

C. Cấu tạo và hoạt động của cơ cấu lái.

1. Cấu tạo


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

a) Vành tay lái

Vành tay lái làm bằng thép có bọc nhựa bên ngoài, có phần then hoa để lắp với trục tay lái và gá lắp còi hoặc túi khí an toàn.

b) Trục tay lái (vô lăng)

- Trục tay lái làm bằng thép, hai đầu có phần then hoa để lắp với vành lái và hộp tay lái (có loại trục tay lái dài có thêm khớp các đăng). Bên ngoài có ống trục tay lái lắp với thân xe và làm giá đỡ lắp trục tay lái và các công tăc đèn, gạt nước mưa.

c) Hộp tay lái

- Hộp tay lái có vỏ hộp làm bằng gang hoặc nhôm và được lắp chặt trên khung xe, bên trong có trục vít làm bằng đồng lắp trên hai ổ bi côn và lắp chặt với trục chủ động làm bằng thép có một đầu có ống then hoa để lắp chặt với trục tay lái.

Vành răng và trục làm bằng thép lắp trên hai ổ bi trong vỏ hộp, một đầu trục có then hoa để lắp với đòn quay đứng. Bên trong hộp tay lái còn có các đệm để điều chỉnh khe hở đầu trục tay lái

2. Nguyên tắc hoạt động:

- Chuyển động của vành tay lái là chuyển động quay, các chuyển động của bánh xe quay quanh trụ đứng và được dẫn động thông qua đòn quay đứng, các thanh  kéo dọc và thanh kéo ngang dẫn động hai bánh xe.
Khi quay vành tay lái, thông qua trục tay lái làm cho trục vít quay tạo ra lực đẩy trên vành răng làm quay trục đòn quay đứng để điều khiển dẫn động lái chuyển động chính xác và nhẹ nhàng.

Góc quay vành tay lái bằng: 1,5 - 2,5 vòng về một phía và góc quay bánh xe dẫn hướng tương ứng từ: 30o đến 40o nhằm đảm bảo lực điều khiển tay lái nhẹ và chính xác.

D.  Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của cơ cấu lái.

1. Cơ cấu lái hoạt động có tiếng ồn

a) Hiện tượng

Khi ô tô hoạt động nghe tiếng ồn khác thường ở cụm cơ cấu lái, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng.

b) Nguyên nhân

- Bánh vít, con lăn và ổ bi: mòn, nứt vỡ, rỗ nhiều, thiếu dầu bôi trơn.
- Trục tay lái: cong vênh.

2. Điều khiển tay lái nặng và không ổn định

a) Hiện tượng

Khi điều khiển vành tay lái cảm thấy nặng hơn bình thường và rung giật, tốc độ càng lớn sự rung giật càng tăng.

b) Nguyên nhân

   - Hộp tay lái: vỡ ổ bi, thiếu dầu bôi trơn.
   - Trục tay lái:cong vênh nhiều.
   - Khe hở đầu trục vít không có (hoặc điều chỉnh sai).
   - Bộ trợ lực lái hỏng.
   - Điều chỉnh sai các góc nghiêng và độ chụm các bánh xe.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Sơ đồ cấu tạo cơ cấu  lái loại thanh răng - trục răng


3. Cơ cấu lái không có tác dụng (mất lái)

a) Hiện tượng

Khi ô tô đang hoạt động, người lái xoay vành tay lái không có tác dụng điều khiển, xe vận hành không ổ định (mất lái) rất nguy hiểm.

b) Nguyên nhân

- Đứt, gãy thanh kéo dọc hoặc gãy, đứt khớp cầu.
- Đứt, gãy thanh kéo ngang hoặc gãy, đứt khớp cầu.

4. Hộp tay lái và bộ trợ lực lái chảy rỉ dầu

 a) Hiện tượng

- Bên ngoài vỏ hộp tay lái và bộ trợ lực lái có vết bẩn, chảy rỉ dầu bôi trơn.

 b) Nguyên nhân

- Vỏ hộp tay lái: bị nứt, hở và hỏng các đầu nối, đệm.
- Bộ trợ lực lái: bị nứt, hở và hỏng các đầu nối, đệm.

E. Kiểm tra cơ cấu lái.

1. Kiểm tra khi vận hành

- Khi vận hành ô tô điều khiển tay lái nặng và nghe tiếng hú, ồn khác thường ở cụm cơ cấu lái, nếu có tiếng ồn và điều khiển tay lái nặng cần phaỉ kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

2. Kiểm tra bên ngoài cơ cấu lái

- Kiểm tra sự  gãy, lỏng của khớp cầu đòn quay đứng và đầu nối trục tay lái.
- Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài các chi tiết cơ cấu lái.

F. nội dung bảo dưỡng cơ cấu lái.

 1. Làm sạch bên ngoài và xả dầu bôi trơn hộp tay lái.
 2. Tháo rời, làm sạch và kiểm tra hư hỏng chi tiết.
 3. Thay thế chi tiết theo định kỳ (joăng, đệm, các ổ bi).
 4. Tra mỡ và lắp các chi tiết và bộ phận.
 5. Thay dầu bôi trơn.   
 6. Kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu lái.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Cấu tạo các loại cơ cấu lái

a) Loại trục vít - đai ốc;  b) Loại trục vít - vành răng; c) Loại thanh răng - trục răng;


A. Giới thiệu chung về hệ thống lái.

Hệ thống lái và cầu trước dẫn hướng là một bộ phận của tổng thành gầm ô tô. Hệ thống lái được lắp trên buồng lái và phần trước của gầm xe, bao gồm: cơ cấu lái, dẫn động lái và cầu trước dẫn hướng, dùng để duy trì và điều khiển hướng chuyển động của ô tô.

 - Cơ cấu lái bao gồm các bộ phận: vành tay lái, trục tay lái, hộp tay lái và bộ trợ lực lái.
 - Dẫn động lái gồm có: đòn quay đứng, thanh kéo dọc, thanh kéo ngang và đòn cam lái.
 - Cầu trước dẫn hướng gồm có các bộ phận: dầm cầu, chốt chuyển hướng, bánh xe và trục bánh xe dẫn hướng.



B. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu lái.

1. Nhiệm vụ

Cơ cấu lái dùng để điều khiển dẫn động lái thực hiện giữ nguyên hoặc thay đổi hướng chuyển động của ô tô.

2. Yêu cầu 

- Điều khiển nhẹ, chính xác, ổn định ở mọi địa hình và tốc độ.
- Cấu tạo đơn giản, vận hành nhẹ nhàng, êm và có độ bền cao.

 3. Phân loại

  a) Theo đặc điểm truyền lực:

    - Cơ cấu lái cơ khí.
    - Cơ cấu lái có trợ lực.

  b) Theo kết cấu gồm có:

    - Loại trục vít - bánh vít.
    - Loại bánh răng - thanh răng.
    - Loại trục vít - con lăn.

C. Cấu tạo và hoạt động của cơ cấu lái.

1. Cấu tạo


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

a) Vành tay lái

Vành tay lái làm bằng thép có bọc nhựa bên ngoài, có phần then hoa để lắp với trục tay lái và gá lắp còi hoặc túi khí an toàn.

b) Trục tay lái (vô lăng)

- Trục tay lái làm bằng thép, hai đầu có phần then hoa để lắp với vành lái và hộp tay lái (có loại trục tay lái dài có thêm khớp các đăng). Bên ngoài có ống trục tay lái lắp với thân xe và làm giá đỡ lắp trục tay lái và các công tăc đèn, gạt nước mưa.

c) Hộp tay lái

- Hộp tay lái có vỏ hộp làm bằng gang hoặc nhôm và được lắp chặt trên khung xe, bên trong có trục vít làm bằng đồng lắp trên hai ổ bi côn và lắp chặt với trục chủ động làm bằng thép có một đầu có ống then hoa để lắp chặt với trục tay lái.

Vành răng và trục làm bằng thép lắp trên hai ổ bi trong vỏ hộp, một đầu trục có then hoa để lắp với đòn quay đứng. Bên trong hộp tay lái còn có các đệm để điều chỉnh khe hở đầu trục tay lái

2. Nguyên tắc hoạt động:

- Chuyển động của vành tay lái là chuyển động quay, các chuyển động của bánh xe quay quanh trụ đứng và được dẫn động thông qua đòn quay đứng, các thanh  kéo dọc và thanh kéo ngang dẫn động hai bánh xe.
Khi quay vành tay lái, thông qua trục tay lái làm cho trục vít quay tạo ra lực đẩy trên vành răng làm quay trục đòn quay đứng để điều khiển dẫn động lái chuyển động chính xác và nhẹ nhàng.

Góc quay vành tay lái bằng: 1,5 - 2,5 vòng về một phía và góc quay bánh xe dẫn hướng tương ứng từ: 30o đến 40o nhằm đảm bảo lực điều khiển tay lái nhẹ và chính xác.

D.  Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của cơ cấu lái.

1. Cơ cấu lái hoạt động có tiếng ồn

a) Hiện tượng

Khi ô tô hoạt động nghe tiếng ồn khác thường ở cụm cơ cấu lái, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng.

b) Nguyên nhân

- Bánh vít, con lăn và ổ bi: mòn, nứt vỡ, rỗ nhiều, thiếu dầu bôi trơn.
- Trục tay lái: cong vênh.

2. Điều khiển tay lái nặng và không ổn định

a) Hiện tượng

Khi điều khiển vành tay lái cảm thấy nặng hơn bình thường và rung giật, tốc độ càng lớn sự rung giật càng tăng.

b) Nguyên nhân

   - Hộp tay lái: vỡ ổ bi, thiếu dầu bôi trơn.
   - Trục tay lái:cong vênh nhiều.
   - Khe hở đầu trục vít không có (hoặc điều chỉnh sai).
   - Bộ trợ lực lái hỏng.
   - Điều chỉnh sai các góc nghiêng và độ chụm các bánh xe.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Sơ đồ cấu tạo cơ cấu  lái loại thanh răng - trục răng


3. Cơ cấu lái không có tác dụng (mất lái)

a) Hiện tượng

Khi ô tô đang hoạt động, người lái xoay vành tay lái không có tác dụng điều khiển, xe vận hành không ổ định (mất lái) rất nguy hiểm.

b) Nguyên nhân

- Đứt, gãy thanh kéo dọc hoặc gãy, đứt khớp cầu.
- Đứt, gãy thanh kéo ngang hoặc gãy, đứt khớp cầu.

4. Hộp tay lái và bộ trợ lực lái chảy rỉ dầu

 a) Hiện tượng

- Bên ngoài vỏ hộp tay lái và bộ trợ lực lái có vết bẩn, chảy rỉ dầu bôi trơn.

 b) Nguyên nhân

- Vỏ hộp tay lái: bị nứt, hở và hỏng các đầu nối, đệm.
- Bộ trợ lực lái: bị nứt, hở và hỏng các đầu nối, đệm.

E. Kiểm tra cơ cấu lái.

1. Kiểm tra khi vận hành

- Khi vận hành ô tô điều khiển tay lái nặng và nghe tiếng hú, ồn khác thường ở cụm cơ cấu lái, nếu có tiếng ồn và điều khiển tay lái nặng cần phaỉ kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

2. Kiểm tra bên ngoài cơ cấu lái

- Kiểm tra sự  gãy, lỏng của khớp cầu đòn quay đứng và đầu nối trục tay lái.
- Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài các chi tiết cơ cấu lái.

F. nội dung bảo dưỡng cơ cấu lái.

 1. Làm sạch bên ngoài và xả dầu bôi trơn hộp tay lái.
 2. Tháo rời, làm sạch và kiểm tra hư hỏng chi tiết.
 3. Thay thế chi tiết theo định kỳ (joăng, đệm, các ổ bi).
 4. Tra mỡ và lắp các chi tiết và bộ phận.
 5. Thay dầu bôi trơn.   
 6. Kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu lái.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Cấu tạo các loại cơ cấu lái

a) Loại trục vít - đai ốc;  b) Loại trục vít - vành răng; c) Loại thanh răng - trục răng;

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: