GÓC KỸ THUẬT - Sơ đồ bố trí cấp nước song song (nước máy & nước giếng) cho hộ gia đình



Ở bài viết này EBOOKBKMT sẽ giới thiệu đến các bạn sơ đồ bố trí cấp nước song song (nước máy/nước sạch & nước giếng) cho hộ gia đình. Các bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện.


Các bạn xem Flow Sheet bên dưới.





"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Mình sẽ giải thích các phương án cấp nước của hệ thống trên như sau, các bạn có thể lựa chọn tùy vào từng trường hợp thực tế sử dụng.


Phương án 1: Cấp nước máy trực tiếp vào hệ thống sử dụng nước.


- Khi đó Aptomat (14) sẽ ngắt, không sử dụng bơm giếng (16). 

- Trạng thái van tay (2) đóng, van tay (1) mở. Nước máy sẽ được cấp trực tiếp vào hệ thống sử dụng, van 1 chiều lá lật (5) sẽ ngăn nước cấp ngược vào bồn inox.


>>> Ưu điểm: 


- Sử dụng nước máy chất lượng nước đảm bảo.

- Áp suất nước mạnh, sử dụng tốt cho vòi tắm nóng lạnh, các ứng dụng xịt rửa cần áp suất mạnh.


>>> Nhược điểm: 


- Tốn chi phí hơn dùng nước giếng.

- Nếu hệ thống ống đi âm tường thi công không đảm bảo thì sẽ gây nguy cơ rò rỉ nước do áp suất cao.

Hơn nữa cần lưu ý chuyển phương án cấp nước đầy bồn inox trước khi dùng phương án này để nếu mất điện, ngừng cấp nước thì sẽ có nước dự trữ trên bồn để sử dụng.


Phương án 2: Cấp nước máy lên bồn chứa nước.


- Khi đó Aptomat (14) sẽ ngắt, không sử dụng bơm giếng (16). 

- Trạng thái van tay (3) đóng, van tay (1) đóng, van tay (2) mở, van tay (8) đóng, van tay (9) mở. Nước máy sẽ được cấp trực tiếp lên bồn qua van phao cơ (van phao cơ Bách Khoa). 



ĐẶT MUA PHAO CƠ THÔNG MINH BÁCH KHOA NGAY TẠI ĐÂY > > >


- Nước sẽ cấp từ bồn nước qua van tay (6), van 1 chiều (5) xuống hệ thống để sử dụng.



>>> Ưu điểm: 


- Sử dụng nước máy chất lượng nước đảm bảo.

- Duy trì lượng nước dự trữ trong bồn nước ổn định.


>>> Nhược điểm: 


- Tốn chi phí hơn dùng nước giếng. 

- Áp suất sử dụng sẽ thấp hơn phương án 1.


Phương án 3: Cấp nước giếng lên bồn chứa nước.


- Aptomat (14) cấp nguồn. Van tay (1) khóa, van tay (2) khóa, van tay (3) mở, van tay (4) khóa, van tay (8) mở, van tay (9) khóa. Công tắc 3 cực (12) chuyển qua chế độ bơm qua phao điện (11).

- Nước sẽ cấp từ bồn nước qua van tay (6), van 1 chiều (5) xuống hệ thống để sử dụng.


>>> Ưu điểm: 


Ít tốn chi phí, luôn có nước dự trữ trong bồn nước.


>>> Nhược điểm: 


Nguồn nước nhiều khi không đảm bảo, nước phèn/nước cặn nhiều. Áp suất sử dụng thấp hơn phương án 1,2. Vẫn có nguy cơ rò rỉ điện qua phao điện.


LƯU Ý:


- Lý do chọn van phao cơ Bách Khoa là vì van phao loại này hoạt động ổn định,chịu được áp cao, lắp đặt dễ dàng. Hơn nữa nếu cấp nước qua phao điện, khi phao điện có sự cố bể sẽ đầy và với phao cơ truyền thống nó sẽ bị gãy cần phao.



Van phao cơ truyền thống




ĐẶT MUA PHAO CƠ THÔNG MINH BÁCH KHOA NGAY TẠI ĐÂY > > >


- Lý do phải tách 2 đường cấp nước của nước máy và nước giếng riêng bởi vì phao cơ Bách khoa có lọc cặn bẩn. Nếu sử dụng chung đường nước bơm giếng lên, nếu chất lượng nước giếng không tốt thì lọc này sẽ dễ bị tắc và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của van phao. 

Hơn nữa khi lắp đặt sẽ yêu cầu thêm việc chỉnh mức van phao cơ Bách Khoa cao hơn mức treo của phao điện (mức trên) để tránh trường hợp phao cơ Bách Khoa đã đóng mà bơm vẫn chạy --> vỡ đường ống/hỏng van phao/cháy bơm.

- Có thể sử dụng bơm giếng (16) cho mục đích bơm trực tiếp để xịt rửa vệ sinh, tưới cây. Khi đó trước khi chuyển công tắc 3 cực (12) sang chế độ bơm trực tiếp, các bạn khóa van tay (3), mở van tay (4).


- Mình khuyên các bạn nên sử dụng phương án 2. Cấp nước máy lên bể là tối ưu và an toàn nhất. Nếu muốn sử dụng phương án 1 "cấp nước máy trực tiếp vào hệ thống" để tăng áp suất nước sử dụng thì bạn cần chọn van 1 chiều đủ kín để tránh nước máy qua van 1 chiều làm tràn bồn. 


Các bạn nên sử dụng loại van 1 chiều UPVC VANFIT.









Lắp thêm bộ lọc thô đầu nguồn.





Ngoài ra các bạn nên lắp thêm bộ lọc thô đầu nguồn với công suất m3/h. Thường được lắp sau đồng hồ nước để loại bỏ các tạp chất trong nước, đồng thời lọc gỉ sét, bùn đất, cặn bẩn, rong rêu trước khi cấp cho các thiết bị như máy giặt, bình nóng lạnh, lọc RO, ... để đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị và bảo vệ sức khỏe gia đình.



Thông số kỹ thuật:







- Công suất 3m3/h (2.6 - 4.2m3/h)
- Áp lực: 0.1 - 1.2Mpa
- Nhiệt độ: 5 - 40oC
- Chất liệu: Nắp đồng thau chống ăn mòn và chống oxy hóa, thân nhựa polycacbon, lõi thép hợp kim SUS316 chống ăn mòn.
- Kích thước lõi lọc: 40 micron
- Công dụng: Lọc cặn bẩn cho các thiết bị như máy bơm, bình nóng lạnh, máy giặt, tủ lọc RO. Dùng cho hệ thống lọc tổng, nếu cần tăng lưu lượng thì có thể lắp song song.


Lắp đặt:





- Đấu nối đường ống thích hợp, xác định nơi để bộ lọc và khoan bát treo bộ lọc.
- Lắp đặt đơn giản, vặn cho thật chắc nắp vào thân, lắp đúng chiều mũi tên. Khi lắp nhớ quấn cao su non thật kỹ ở các ren, vặn chặt để tránh rò rỉ nước,
- Khi lắp xong, xả van đáy 1 lúc cho sạch lõi bên trong là dc. Đóng van lại để sử dụng.


Định kỳ vệ sinh:


- Bộ lọc ko cần thay lõi lọc, khi bám bẩn chỉ cần vệ sinh chà rửa.
- Khi dùng quan sát thấy bẩn bên trong bộ lọc thì xả van đáy màu đen cho đẩy hết cặn bẩn ra bên ngoài.
- Có thể định kỳ vệ sinh xả van bộ lọc hàng tuần và tháo ra vệ sinh lõi lọc hàng tháng.





VIDEO THAM KHẢO.




Chúc các bạn thành công!



Ở bài viết này EBOOKBKMT sẽ giới thiệu đến các bạn sơ đồ bố trí cấp nước song song (nước máy/nước sạch & nước giếng) cho hộ gia đình. Các bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện.


Các bạn xem Flow Sheet bên dưới.





"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Mình sẽ giải thích các phương án cấp nước của hệ thống trên như sau, các bạn có thể lựa chọn tùy vào từng trường hợp thực tế sử dụng.


Phương án 1: Cấp nước máy trực tiếp vào hệ thống sử dụng nước.


- Khi đó Aptomat (14) sẽ ngắt, không sử dụng bơm giếng (16). 

- Trạng thái van tay (2) đóng, van tay (1) mở. Nước máy sẽ được cấp trực tiếp vào hệ thống sử dụng, van 1 chiều lá lật (5) sẽ ngăn nước cấp ngược vào bồn inox.


>>> Ưu điểm: 


- Sử dụng nước máy chất lượng nước đảm bảo.

- Áp suất nước mạnh, sử dụng tốt cho vòi tắm nóng lạnh, các ứng dụng xịt rửa cần áp suất mạnh.


>>> Nhược điểm: 


- Tốn chi phí hơn dùng nước giếng.

- Nếu hệ thống ống đi âm tường thi công không đảm bảo thì sẽ gây nguy cơ rò rỉ nước do áp suất cao.

Hơn nữa cần lưu ý chuyển phương án cấp nước đầy bồn inox trước khi dùng phương án này để nếu mất điện, ngừng cấp nước thì sẽ có nước dự trữ trên bồn để sử dụng.


Phương án 2: Cấp nước máy lên bồn chứa nước.


- Khi đó Aptomat (14) sẽ ngắt, không sử dụng bơm giếng (16). 

- Trạng thái van tay (3) đóng, van tay (1) đóng, van tay (2) mở, van tay (8) đóng, van tay (9) mở. Nước máy sẽ được cấp trực tiếp lên bồn qua van phao cơ (van phao cơ Bách Khoa). 



ĐẶT MUA PHAO CƠ THÔNG MINH BÁCH KHOA NGAY TẠI ĐÂY > > >


- Nước sẽ cấp từ bồn nước qua van tay (6), van 1 chiều (5) xuống hệ thống để sử dụng.



>>> Ưu điểm: 


- Sử dụng nước máy chất lượng nước đảm bảo.

- Duy trì lượng nước dự trữ trong bồn nước ổn định.


>>> Nhược điểm: 


- Tốn chi phí hơn dùng nước giếng. 

- Áp suất sử dụng sẽ thấp hơn phương án 1.


Phương án 3: Cấp nước giếng lên bồn chứa nước.


- Aptomat (14) cấp nguồn. Van tay (1) khóa, van tay (2) khóa, van tay (3) mở, van tay (4) khóa, van tay (8) mở, van tay (9) khóa. Công tắc 3 cực (12) chuyển qua chế độ bơm qua phao điện (11).

- Nước sẽ cấp từ bồn nước qua van tay (6), van 1 chiều (5) xuống hệ thống để sử dụng.


>>> Ưu điểm: 


Ít tốn chi phí, luôn có nước dự trữ trong bồn nước.


>>> Nhược điểm: 


Nguồn nước nhiều khi không đảm bảo, nước phèn/nước cặn nhiều. Áp suất sử dụng thấp hơn phương án 1,2. Vẫn có nguy cơ rò rỉ điện qua phao điện.


LƯU Ý:


- Lý do chọn van phao cơ Bách Khoa là vì van phao loại này hoạt động ổn định,chịu được áp cao, lắp đặt dễ dàng. Hơn nữa nếu cấp nước qua phao điện, khi phao điện có sự cố bể sẽ đầy và với phao cơ truyền thống nó sẽ bị gãy cần phao.



Van phao cơ truyền thống




ĐẶT MUA PHAO CƠ THÔNG MINH BÁCH KHOA NGAY TẠI ĐÂY > > >


- Lý do phải tách 2 đường cấp nước của nước máy và nước giếng riêng bởi vì phao cơ Bách khoa có lọc cặn bẩn. Nếu sử dụng chung đường nước bơm giếng lên, nếu chất lượng nước giếng không tốt thì lọc này sẽ dễ bị tắc và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của van phao. 

Hơn nữa khi lắp đặt sẽ yêu cầu thêm việc chỉnh mức van phao cơ Bách Khoa cao hơn mức treo của phao điện (mức trên) để tránh trường hợp phao cơ Bách Khoa đã đóng mà bơm vẫn chạy --> vỡ đường ống/hỏng van phao/cháy bơm.

- Có thể sử dụng bơm giếng (16) cho mục đích bơm trực tiếp để xịt rửa vệ sinh, tưới cây. Khi đó trước khi chuyển công tắc 3 cực (12) sang chế độ bơm trực tiếp, các bạn khóa van tay (3), mở van tay (4).


- Mình khuyên các bạn nên sử dụng phương án 2. Cấp nước máy lên bể là tối ưu và an toàn nhất. Nếu muốn sử dụng phương án 1 "cấp nước máy trực tiếp vào hệ thống" để tăng áp suất nước sử dụng thì bạn cần chọn van 1 chiều đủ kín để tránh nước máy qua van 1 chiều làm tràn bồn. 


Các bạn nên sử dụng loại van 1 chiều UPVC VANFIT.









Lắp thêm bộ lọc thô đầu nguồn.





Ngoài ra các bạn nên lắp thêm bộ lọc thô đầu nguồn với công suất m3/h. Thường được lắp sau đồng hồ nước để loại bỏ các tạp chất trong nước, đồng thời lọc gỉ sét, bùn đất, cặn bẩn, rong rêu trước khi cấp cho các thiết bị như máy giặt, bình nóng lạnh, lọc RO, ... để đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị và bảo vệ sức khỏe gia đình.



Thông số kỹ thuật:







- Công suất 3m3/h (2.6 - 4.2m3/h)
- Áp lực: 0.1 - 1.2Mpa
- Nhiệt độ: 5 - 40oC
- Chất liệu: Nắp đồng thau chống ăn mòn và chống oxy hóa, thân nhựa polycacbon, lõi thép hợp kim SUS316 chống ăn mòn.
- Kích thước lõi lọc: 40 micron
- Công dụng: Lọc cặn bẩn cho các thiết bị như máy bơm, bình nóng lạnh, máy giặt, tủ lọc RO. Dùng cho hệ thống lọc tổng, nếu cần tăng lưu lượng thì có thể lắp song song.


Lắp đặt:





- Đấu nối đường ống thích hợp, xác định nơi để bộ lọc và khoan bát treo bộ lọc.
- Lắp đặt đơn giản, vặn cho thật chắc nắp vào thân, lắp đúng chiều mũi tên. Khi lắp nhớ quấn cao su non thật kỹ ở các ren, vặn chặt để tránh rò rỉ nước,
- Khi lắp xong, xả van đáy 1 lúc cho sạch lõi bên trong là dc. Đóng van lại để sử dụng.


Định kỳ vệ sinh:


- Bộ lọc ko cần thay lõi lọc, khi bám bẩn chỉ cần vệ sinh chà rửa.
- Khi dùng quan sát thấy bẩn bên trong bộ lọc thì xả van đáy màu đen cho đẩy hết cặn bẩn ra bên ngoài.
- Có thể định kỳ vệ sinh xả van bộ lọc hàng tuần và tháo ra vệ sinh lõi lọc hàng tháng.





VIDEO THAM KHẢO.




Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: