Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh

 


Sự phát triển của thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có tính đột phá, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định sự biến đổi về chất của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự thống trị của các nhân tố truyền thống như số lượng đất đai, lao động, hay nguồn vốn giờ đây đã được thay đổi. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác vẫn có thể có được nếu có tri thức, song tri thức không tự nhiên xuất hiện mà phải thông qua một quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp chủ yếu là cạnh tranh về hàm lượng chất xám, nghĩa là hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm hàng hoá dịch vụ nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng.

 Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao và bền vững, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực,một vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, có tính sống còn trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Hiện nay, công nghệ Việt Nam ở mức trung bình kém. Trong các ngành công nghiệp, hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới. Tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân bậc cao là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, làm giảm hiệu suất sử dụng của thiết bị công nghệ. Trong cơ cấu trình độ của lực lượng lao động của nước ta, tỷ lệ lao động được đào tạo không chỉ quá thấp mà còn rất bất hợp lý. Chúng ta thiếu cả cán bộ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề, nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là chuyên gia đầu ngành và công nhân lành nghề – kỹ thuật viên (Lê Văn Toàn, 2007).


LINK DOWNLOAD

 


Sự phát triển của thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có tính đột phá, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định sự biến đổi về chất của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự thống trị của các nhân tố truyền thống như số lượng đất đai, lao động, hay nguồn vốn giờ đây đã được thay đổi. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác vẫn có thể có được nếu có tri thức, song tri thức không tự nhiên xuất hiện mà phải thông qua một quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp chủ yếu là cạnh tranh về hàm lượng chất xám, nghĩa là hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm hàng hoá dịch vụ nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng.

 Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao và bền vững, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực,một vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, có tính sống còn trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Hiện nay, công nghệ Việt Nam ở mức trung bình kém. Trong các ngành công nghiệp, hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới. Tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân bậc cao là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, làm giảm hiệu suất sử dụng của thiết bị công nghệ. Trong cơ cấu trình độ của lực lượng lao động của nước ta, tỷ lệ lao động được đào tạo không chỉ quá thấp mà còn rất bất hợp lý. Chúng ta thiếu cả cán bộ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề, nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là chuyên gia đầu ngành và công nhân lành nghề – kỹ thuật viên (Lê Văn Toàn, 2007).


LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: