SÁCH - Giáo Trình Cung Cấp Điện Theo Tiêu Chuẩn IEC (Trần Quang Khánh)
Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế đa thành phần cùng với sự hội nhập quốc tế, rất nhiều tiêu chuẩn, quy định, phương pháp, quy trình công nghệ, v.v... ở nước ta đã trở nên lạc hậu. Việc sự áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ hiện đại, các thành tựu tin học trong mọi hoạt động của con người, đòi hỏi chương trình và nội dung đào tạo các cấp học ở nước ta cũng cần phải có những thay đổi lớn để đáp ứng các yêu cầu thực tế.
Thiết kế hệ thống cung cấp điện trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện đại, đặc trưng bởi tính cạnh tranh của cơ chế thị trường, sự áp dụng tin học, sự lựa chọn tự do và khách quan các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật v.v., cần phải được thực hiện trên nguyên tắc và các phương pháp phù hợp. Sự thay đổi cơ bản của thiết kế cung cấp điện trong điều kiện mới không chỉ đơn thuần là thiết kế kỹ thuật, mà phải mang tính hiệu quả cao dưới mọi góc độ: kinh tế, xã hội, môi trường, v.v... Cuốn giáo trình “Hệ thống cung cấp điện hiện đại” được biên soạn với mong muốn đáp ứng được những yêu cầu cấp bách trên.
Các đối tượng được cấp điện khác nhau có những đặc điểm khác nhau, do đó ngoài những nét chung, hệ thống cung cấp điện cho các đối tượng khác nhau còn có những nét đặc trưng riêng. Bài toán thiết kế cung cấp điện, vì vậy cũng có những đặc thù riêng đối với từng đối tượng cụ thể. Điều đó được thể hiện qua kết cấu của giáo trình.
Giáo trình “Cung cấp điện” được biên soạn với tám chương: Ba chương đầu cung cấp các kiến thức chung, trong đó chương một giới thiệu khái quát về thiết kế dự án cung cấp điện, những yêu cầu cơ bản, thủ tục thực hiện dự án cung cấp điện và phương pháp trình bày báo cáo, thuyết minh. Chương hai trình bày tổng quát về phụ tải điện, phân tích so sánh các phương pháp tính toán nhu cầu phụ tải điện, trình tự tính toán phụ tải và dự báo phụ tải. Chương ba giới thiệu các phương pháp tính toán kinh tế-kỹ thuật so sánh các phương án cung cấp điện, phương pháp tính toán các tham số tối ưu của các phần tử hệ thống điện.
Năm chương tiếp theo giới thiệu chi tiết hệ thống cung cấp điện của các đối tượng cấp điện cụ thể: Chương bốn trình bày nội dung cung cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi, nơi có đặc điểm khác biệt là mật độ phụ tải nhỏ, mạng điện phủ trên phạm vi rộng, thậm chí có nơi không thể kéo điện đến từ hệ thống quốc gia, đòi hỏi phải có nguồn điện tại chỗ. Chương năm trình bày nội dung cung cấp điện cho khu chung cư và khách sạn, nơi có đặc thù riêng về phụ tải ánh sáng, sinh hoạt và sơ đồ cung cấp điện cho các tòa nhà cao tầng, sơ đồ mạng điện trong nhà. Chương sáu giới thiệu nội dung cung cấp điện cho các xí nghiệp công nghiệp, nơi có phụ tải đa dạng, các thiết bị máy móc công suất lớn có yêu cầu về độ tin cậy và chất lượng điện cao. Chương bảy trình bày nội dung cung cấp điện cho khu vực thành phố, nơi có phụ tải đa dạng, mật độ phụ tải cao và đặc thù riêng của chiếu sáng đường phố. Chương tám giới thiệu nội dung cung cấp điện cho khu vực hầm mỏ, nơi có môi trường khắc nghiệt, phụ tải phân bố phức tạp trên lãnh thổ ở các độ sâu khác nhau.
Cuối mỗi chương đều có các ví dụ minh họa nội dung các kiến thức trọng tâm với các số liệu thực tế. Tất cả các bài toán được giải với sự trợ giúp của chương trình Excel hoặc Matlab, tuy nhiên trong khuôn khổ của giáo trình, lời giải được trình bày ngắn gọn dưới dạng các phép tính thông thường.
Giáo trình được viết cho ngành điện của các trường đại học, tuy nhiên, với bố cục theo từng đối tượng cấp điện, với nhiều ví dụ minh họa cụ thể, giáo trình này cũng có thể dùng cho các trường cao đẳng và trung học với các ngành đào tạo tương ứng (lựa chọn các chương mục phù hợp với chuyên ngành). Đặc biệt, giáo trình cũng hết sức bổ ích đối với các kỹ sư, chuyên gia và các học viên cao học ngành điện, nhiều số liệu và kết quả tính toán của các ví dụ trong giáo trình có thể bổ ích cho việc phát triển các đề tài nghiên cứu.
Tất cả các phương pháp, số liệu, tiêu chuẩn v.v. trình bày trong giáo trình đều được cập nhật từ những tài liệu mới nhất có thể. Chúng tôi cố gắng tham khảo nhiều tài liệu, giáo trình của các trường đại học khác nhau trên thế giới, các tạp chí chào hàng của các hãng như Schneider, Siemens, Melin Gerin, SEL (Schweitzer Engineering Laboratorie), Gec Alsthom, ABB v.v. với mong muốn cập nhật kịp thời các thông tin trong lĩnh vực cung cấp điện năng. Trong quá trình biên soạn giáo trình chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các chuyên gia, các bạn đồng nghiệp, các hãng sản xuất thiết bị, v.v... Tác giả xin trân trọng cám ơn và mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và hợp tác. Mặc dù đã hết sức cố gắng, tuy nhiên vẫn có thể không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất cảm ơn và mong nhận được các ý kiến đóng góp của tất cả bạn đọc để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Các ý kiến nhận xét xin được gửi về địa chỉ: khanhtq.epu@gmail.com.
NỘI DUNG:
Chương 1. Những vấn đề chung về dự án cung cấp điện 4
1.1. Những khái niệm cơ bản 4
1.2. Quá trình hình thành dự án thiết kế cung cấp điện (CCĐ) 5
1.3. Một số yêu cầu cơ bản đối với đề án thiết kế CCĐ 11
1.4. Thủ tục thực hiện đề án thiết kế CCĐ 12
1.5. Phương pháp trình bày thuyết minh thiết kế 13
1.6. Ví dụ và bài tập 16
Chương 2. Phụ tải điện 19
2.1. Đặc tính của phụ tải điện 19
2.2. Các phương pháp tính toán phụ tải điện 26
2.3. Trình tự xác định nhu cầu phụ tải điện 36
2.4. Dự báo nhu cầu phụ tải điện 40
2.5. Ví dụ và bài tập 56
Chương 3. Lựa chọn phương án cung cấp điện 61
3.1. Khái quát chung về bài toán lựa chọn phương án cung cấp điện 61
3.2. Các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện 62
3.3. Các phương pháp tính toán tối ưu trong hệ thống CCĐ 71
3.4. Chọn cấp điện áp tối ưu 78
3.5. Chọn sơ đồ cung cấp điện 82
3.6. Chọn công suất và số lượng máy biến áp 91
3.7. Ví dụ và bài tập 99
Chương 4. Cung cấp điện cho các điểm dân cư nông thôn và miền núi 111
4.1. Phụ tải mạng điện nông thôn 111
4.2. Lựa chọn nguồn điện 115
4.3. Sơ đồ cung cấp điện 130
4.4. Ví dụ và bài tập 138
Chương 5. Cung cấp điện cho nhà ở, khách sạn 151
5.1. Phụ tải điện nhà ở, khách sạn 151
5.2. Sơ đồ mạng điện ngoài trời 153
5.3. Sơ đồ mạng điện trong tòa nhà 157
5.4. Tính toán mạng điện nhà ở 161
5.5. Tự động hóa mạng điện trong nhà 173
5.6. Ví dụ và bài tập 178
Chương 6. Cung cấp điện cho các xí nghiệp công nghiệp 187
6.1. Các hộ tiêu thụ điện công nghiệp 187
6.2. Sơ đồ mạng điện phân phối 190
6.3. Sơ đồ mạng điện phân xưởng 193
6.4. Trạm biến áp phân xưởng 200
6.5. Độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện công nghiệp 203
6.6. Nâng cao hệ số công suất trong mạng điện công nghiệp 210
6.7. Ví dụ và bài tập 223
Chương 7. Cung cấp điện thành phố 233
7.1. Phụ tải của hệ thống cung cấp điện thành phố 233
7.2. Sơ đồ cung cấp điện thành phố 234
7.3. Đặc tính kinh tê-kỹ thuật của các phần tử mạng điện 240
7.4. Thiết kế chiếu sáng đường phố 245
7.5. Tự động hóa mạng điện thành phố 255
7.6. Ví dụ và bài tập 258
Chương 8. Cung cấp điện khu vực hầm mỏ 264
8.1 Khái quát chung 264
8.2. Thiết bị tiêu thụ điện hầm mỏ 266
8.3. Trang thiết bị của hệ thống cung cấp điện hầm mỏ 274
8.4. Sơ đồ cung cấp điện 277
8.5. Lựa chọn phương án cung cấp điện 283
8.6. Các tham số kinh tế-kỹ thuật của mạng điện hầm mỏ 287
8.7. Ví dụ và bài tập 292
Đáp số 297
Tài liệu tham khảo 301
LINK THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐH/CĐ ĐỂ MƯỢN SÁCH/XEM ONLINE
LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE
LINK DOWNLOAD (UPDATING...)
Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế đa thành phần cùng với sự hội nhập quốc tế, rất nhiều tiêu chuẩn, quy định, phương pháp, quy trình công nghệ, v.v... ở nước ta đã trở nên lạc hậu. Việc sự áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ hiện đại, các thành tựu tin học trong mọi hoạt động của con người, đòi hỏi chương trình và nội dung đào tạo các cấp học ở nước ta cũng cần phải có những thay đổi lớn để đáp ứng các yêu cầu thực tế.
Thiết kế hệ thống cung cấp điện trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện đại, đặc trưng bởi tính cạnh tranh của cơ chế thị trường, sự áp dụng tin học, sự lựa chọn tự do và khách quan các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật v.v., cần phải được thực hiện trên nguyên tắc và các phương pháp phù hợp. Sự thay đổi cơ bản của thiết kế cung cấp điện trong điều kiện mới không chỉ đơn thuần là thiết kế kỹ thuật, mà phải mang tính hiệu quả cao dưới mọi góc độ: kinh tế, xã hội, môi trường, v.v... Cuốn giáo trình “Hệ thống cung cấp điện hiện đại” được biên soạn với mong muốn đáp ứng được những yêu cầu cấp bách trên.
Các đối tượng được cấp điện khác nhau có những đặc điểm khác nhau, do đó ngoài những nét chung, hệ thống cung cấp điện cho các đối tượng khác nhau còn có những nét đặc trưng riêng. Bài toán thiết kế cung cấp điện, vì vậy cũng có những đặc thù riêng đối với từng đối tượng cụ thể. Điều đó được thể hiện qua kết cấu của giáo trình.
Giáo trình “Cung cấp điện” được biên soạn với tám chương: Ba chương đầu cung cấp các kiến thức chung, trong đó chương một giới thiệu khái quát về thiết kế dự án cung cấp điện, những yêu cầu cơ bản, thủ tục thực hiện dự án cung cấp điện và phương pháp trình bày báo cáo, thuyết minh. Chương hai trình bày tổng quát về phụ tải điện, phân tích so sánh các phương pháp tính toán nhu cầu phụ tải điện, trình tự tính toán phụ tải và dự báo phụ tải. Chương ba giới thiệu các phương pháp tính toán kinh tế-kỹ thuật so sánh các phương án cung cấp điện, phương pháp tính toán các tham số tối ưu của các phần tử hệ thống điện.
Năm chương tiếp theo giới thiệu chi tiết hệ thống cung cấp điện của các đối tượng cấp điện cụ thể: Chương bốn trình bày nội dung cung cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi, nơi có đặc điểm khác biệt là mật độ phụ tải nhỏ, mạng điện phủ trên phạm vi rộng, thậm chí có nơi không thể kéo điện đến từ hệ thống quốc gia, đòi hỏi phải có nguồn điện tại chỗ. Chương năm trình bày nội dung cung cấp điện cho khu chung cư và khách sạn, nơi có đặc thù riêng về phụ tải ánh sáng, sinh hoạt và sơ đồ cung cấp điện cho các tòa nhà cao tầng, sơ đồ mạng điện trong nhà. Chương sáu giới thiệu nội dung cung cấp điện cho các xí nghiệp công nghiệp, nơi có phụ tải đa dạng, các thiết bị máy móc công suất lớn có yêu cầu về độ tin cậy và chất lượng điện cao. Chương bảy trình bày nội dung cung cấp điện cho khu vực thành phố, nơi có phụ tải đa dạng, mật độ phụ tải cao và đặc thù riêng của chiếu sáng đường phố. Chương tám giới thiệu nội dung cung cấp điện cho khu vực hầm mỏ, nơi có môi trường khắc nghiệt, phụ tải phân bố phức tạp trên lãnh thổ ở các độ sâu khác nhau.
Cuối mỗi chương đều có các ví dụ minh họa nội dung các kiến thức trọng tâm với các số liệu thực tế. Tất cả các bài toán được giải với sự trợ giúp của chương trình Excel hoặc Matlab, tuy nhiên trong khuôn khổ của giáo trình, lời giải được trình bày ngắn gọn dưới dạng các phép tính thông thường.
Giáo trình được viết cho ngành điện của các trường đại học, tuy nhiên, với bố cục theo từng đối tượng cấp điện, với nhiều ví dụ minh họa cụ thể, giáo trình này cũng có thể dùng cho các trường cao đẳng và trung học với các ngành đào tạo tương ứng (lựa chọn các chương mục phù hợp với chuyên ngành). Đặc biệt, giáo trình cũng hết sức bổ ích đối với các kỹ sư, chuyên gia và các học viên cao học ngành điện, nhiều số liệu và kết quả tính toán của các ví dụ trong giáo trình có thể bổ ích cho việc phát triển các đề tài nghiên cứu.
Tất cả các phương pháp, số liệu, tiêu chuẩn v.v. trình bày trong giáo trình đều được cập nhật từ những tài liệu mới nhất có thể. Chúng tôi cố gắng tham khảo nhiều tài liệu, giáo trình của các trường đại học khác nhau trên thế giới, các tạp chí chào hàng của các hãng như Schneider, Siemens, Melin Gerin, SEL (Schweitzer Engineering Laboratorie), Gec Alsthom, ABB v.v. với mong muốn cập nhật kịp thời các thông tin trong lĩnh vực cung cấp điện năng. Trong quá trình biên soạn giáo trình chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các chuyên gia, các bạn đồng nghiệp, các hãng sản xuất thiết bị, v.v... Tác giả xin trân trọng cám ơn và mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và hợp tác. Mặc dù đã hết sức cố gắng, tuy nhiên vẫn có thể không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất cảm ơn và mong nhận được các ý kiến đóng góp của tất cả bạn đọc để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Các ý kiến nhận xét xin được gửi về địa chỉ: khanhtq.epu@gmail.com.
NỘI DUNG:
Chương 1. Những vấn đề chung về dự án cung cấp điện 4
1.1. Những khái niệm cơ bản 4
1.2. Quá trình hình thành dự án thiết kế cung cấp điện (CCĐ) 5
1.3. Một số yêu cầu cơ bản đối với đề án thiết kế CCĐ 11
1.4. Thủ tục thực hiện đề án thiết kế CCĐ 12
1.5. Phương pháp trình bày thuyết minh thiết kế 13
1.6. Ví dụ và bài tập 16
Chương 2. Phụ tải điện 19
2.1. Đặc tính của phụ tải điện 19
2.2. Các phương pháp tính toán phụ tải điện 26
2.3. Trình tự xác định nhu cầu phụ tải điện 36
2.4. Dự báo nhu cầu phụ tải điện 40
2.5. Ví dụ và bài tập 56
Chương 3. Lựa chọn phương án cung cấp điện 61
3.1. Khái quát chung về bài toán lựa chọn phương án cung cấp điện 61
3.2. Các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện 62
3.3. Các phương pháp tính toán tối ưu trong hệ thống CCĐ 71
3.4. Chọn cấp điện áp tối ưu 78
3.5. Chọn sơ đồ cung cấp điện 82
3.6. Chọn công suất và số lượng máy biến áp 91
3.7. Ví dụ và bài tập 99
Chương 4. Cung cấp điện cho các điểm dân cư nông thôn và miền núi 111
4.1. Phụ tải mạng điện nông thôn 111
4.2. Lựa chọn nguồn điện 115
4.3. Sơ đồ cung cấp điện 130
4.4. Ví dụ và bài tập 138
Chương 5. Cung cấp điện cho nhà ở, khách sạn 151
5.1. Phụ tải điện nhà ở, khách sạn 151
5.2. Sơ đồ mạng điện ngoài trời 153
5.3. Sơ đồ mạng điện trong tòa nhà 157
5.4. Tính toán mạng điện nhà ở 161
5.5. Tự động hóa mạng điện trong nhà 173
5.6. Ví dụ và bài tập 178
Chương 6. Cung cấp điện cho các xí nghiệp công nghiệp 187
6.1. Các hộ tiêu thụ điện công nghiệp 187
6.2. Sơ đồ mạng điện phân phối 190
6.3. Sơ đồ mạng điện phân xưởng 193
6.4. Trạm biến áp phân xưởng 200
6.5. Độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện công nghiệp 203
6.6. Nâng cao hệ số công suất trong mạng điện công nghiệp 210
6.7. Ví dụ và bài tập 223
Chương 7. Cung cấp điện thành phố 233
7.1. Phụ tải của hệ thống cung cấp điện thành phố 233
7.2. Sơ đồ cung cấp điện thành phố 234
7.3. Đặc tính kinh tê-kỹ thuật của các phần tử mạng điện 240
7.4. Thiết kế chiếu sáng đường phố 245
7.5. Tự động hóa mạng điện thành phố 255
7.6. Ví dụ và bài tập 258
Chương 8. Cung cấp điện khu vực hầm mỏ 264
8.1 Khái quát chung 264
8.2. Thiết bị tiêu thụ điện hầm mỏ 266
8.3. Trang thiết bị của hệ thống cung cấp điện hầm mỏ 274
8.4. Sơ đồ cung cấp điện 277
8.5. Lựa chọn phương án cung cấp điện 283
8.6. Các tham số kinh tế-kỹ thuật của mạng điện hầm mỏ 287
8.7. Ví dụ và bài tập 292
Đáp số 297
Tài liệu tham khảo 301
LINK THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐH/CĐ ĐỂ MƯỢN SÁCH/XEM ONLINE
LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE
LINK DOWNLOAD (UPDATING...)

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: