Nội Dung và một số biện pháp Rèn kĩ năng kể chuyện trong phân môn tập làm văn Cho Học sinh lớp 4 theo hướng giao tiếp (Lê Ngọc Tường Khanh)



1. Nội dung kiểu bài kể chuyện phân môn Tập làm văn lớp 4

1.1. Văn kể chuyện trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt 4

Trong chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học, văn kể chuyện chiếm một vị trí quan trọng. Văn kể chuyện được bắt đầu dạy từ lớp 2 và chương trình chú trọng rèn luyện cả kiến thức và kĩ năng làm văn kể chuyện cho HS. Tuy nhiên, ở lớp 2 và 3 các em chỉ mới làm quen với văn kể chuyện thông qua các bài học thực hành và chưa hình thành kiến thức. Lên lớp 4, kiến thức về văn kể chuyện mới được đưa đến HS và làm nền tảng cho việc rèn luyện kĩ năng. Cụ thể, chương trình đã xây dựng như sau:

v Lớp 2: HS bước đầu làm quen với văn kể chuyện nhưng yêu cầu đặt ra còn khá đơn giản. Cụ thể có các dạng: kể ngắn theo tranh hoặc theo câu hỏi gợi ý và kể ngắn theo chủ đề cho trước (có hoặc không có câu hỏi gợi ý). Nhìn chung, chương trình lớp 2 đã rèn cho HS kĩ năng xây dựng cốt truyện (mỗi tranh, mỗi câu hỏi là một ý trong câu chuyện); kĩ năng xây dựng nhân vật (kể về nhân vật như người thân, cô giáo có miêu tả hình dáng, hoạt động hoặc kể một việc làm của nhân vật), luyện viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu. Ngoài ra, ở lớp học này các em còn làm quen với kiểu bài “nghe kể – trả lời câu hỏi”- dạng bài này là cơ sở cho kiểu bài “nghe- kể” ở lớp 3 - và kiểu bài kể chuyện chứng kiến, tham gia (kể việc tốt của em hoặc bạn em (TV2-II-tr 132)). 

Lớp 3:  yêu cầu về kĩ năng kể chuyện đã được nâng lên cao hơn lớp 2. HS lớp 3 phải kể thành đoạn, thành bài hoàn chỉnh. Cụ thể có các dạng: kể theo chủ đề cho trước (có hoặc không có câu hỏi gợi ý); kể lại chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia; kể lại câu chuyện được nghe (kiểu bài nghe – kể). Chương trình lớp 3 bước đầu đã chú ý rèn cho các em xác định đối tượng giao tiếp (Hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen, TV3-I-tr 28); đề tài kể cũng phong phú hơn lớp 2 (gia đình, làng xóm, lễ hội, bảo vệ môi trường,...). Về kĩ năng, chương trình tiếp tục nâng cao kĩ năng xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật. Kĩ năng viết cũng có yêu cầu cao hơn, một bài kể thường có độ dài từ 5-7 câu.

v Lớp 4: đây là khối lớp trọng tâm của văn kể chuyện, HS được cung cấp kiến thức cơ bản về văn kể chuyện như : thế nào là kể chuyện, cốt truyện, nhân vật trong truyện, đoạn văn trong bài văn kể chuyện, mở bài và kết bài trong văn kể chuyện. Với mỗi bài cung cấp kiến thức sẽ có những bài tập thực hành tương ứng. Chương trình lớp 4 nâng cao hơn lớp 3 về các kĩ năng bộ phận như:  xây dựng cốt truyện, phát triển câu chuyện, xây dựng nhân vật, viết đoạn,...và tổng hợp lại kĩ năng sản sinh văn bản dần được hình thành và nâng cao. 



LINK DOWNLOAD



1. Nội dung kiểu bài kể chuyện phân môn Tập làm văn lớp 4

1.1. Văn kể chuyện trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt 4

Trong chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học, văn kể chuyện chiếm một vị trí quan trọng. Văn kể chuyện được bắt đầu dạy từ lớp 2 và chương trình chú trọng rèn luyện cả kiến thức và kĩ năng làm văn kể chuyện cho HS. Tuy nhiên, ở lớp 2 và 3 các em chỉ mới làm quen với văn kể chuyện thông qua các bài học thực hành và chưa hình thành kiến thức. Lên lớp 4, kiến thức về văn kể chuyện mới được đưa đến HS và làm nền tảng cho việc rèn luyện kĩ năng. Cụ thể, chương trình đã xây dựng như sau:

v Lớp 2: HS bước đầu làm quen với văn kể chuyện nhưng yêu cầu đặt ra còn khá đơn giản. Cụ thể có các dạng: kể ngắn theo tranh hoặc theo câu hỏi gợi ý và kể ngắn theo chủ đề cho trước (có hoặc không có câu hỏi gợi ý). Nhìn chung, chương trình lớp 2 đã rèn cho HS kĩ năng xây dựng cốt truyện (mỗi tranh, mỗi câu hỏi là một ý trong câu chuyện); kĩ năng xây dựng nhân vật (kể về nhân vật như người thân, cô giáo có miêu tả hình dáng, hoạt động hoặc kể một việc làm của nhân vật), luyện viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu. Ngoài ra, ở lớp học này các em còn làm quen với kiểu bài “nghe kể – trả lời câu hỏi”- dạng bài này là cơ sở cho kiểu bài “nghe- kể” ở lớp 3 - và kiểu bài kể chuyện chứng kiến, tham gia (kể việc tốt của em hoặc bạn em (TV2-II-tr 132)). 

Lớp 3:  yêu cầu về kĩ năng kể chuyện đã được nâng lên cao hơn lớp 2. HS lớp 3 phải kể thành đoạn, thành bài hoàn chỉnh. Cụ thể có các dạng: kể theo chủ đề cho trước (có hoặc không có câu hỏi gợi ý); kể lại chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia; kể lại câu chuyện được nghe (kiểu bài nghe – kể). Chương trình lớp 3 bước đầu đã chú ý rèn cho các em xác định đối tượng giao tiếp (Hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen, TV3-I-tr 28); đề tài kể cũng phong phú hơn lớp 2 (gia đình, làng xóm, lễ hội, bảo vệ môi trường,...). Về kĩ năng, chương trình tiếp tục nâng cao kĩ năng xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật. Kĩ năng viết cũng có yêu cầu cao hơn, một bài kể thường có độ dài từ 5-7 câu.

v Lớp 4: đây là khối lớp trọng tâm của văn kể chuyện, HS được cung cấp kiến thức cơ bản về văn kể chuyện như : thế nào là kể chuyện, cốt truyện, nhân vật trong truyện, đoạn văn trong bài văn kể chuyện, mở bài và kết bài trong văn kể chuyện. Với mỗi bài cung cấp kiến thức sẽ có những bài tập thực hành tương ứng. Chương trình lớp 4 nâng cao hơn lớp 3 về các kĩ năng bộ phận như:  xây dựng cốt truyện, phát triển câu chuyện, xây dựng nhân vật, viết đoạn,...và tổng hợp lại kĩ năng sản sinh văn bản dần được hình thành và nâng cao. 



LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: