Văn miếu xích đằng với truyền thống hiếu học và khoa bảng của hưng yên
Giáo dục luôn được xem là quốc sách chiến lược trong công cuộc xây dựng và phát triển của dân tộc ta. Nhất là hiện nay trong điều kiện hòa bình và ổn định lâu dài, khi đất nước đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì lòng tự hào về truyền thống giáo dục lâu dài của dân tộc chính là nền tảng cho những hoạch định chiến lược trong giáo dục của hiện tại. Bởi để đất nước ta hòa nhập được vào xu thế phát triển như vũ bão của quốc tế hiện nay thì công cụ và phương tiện, cũng là thứ vũ khí chiến lược của quốc gia gồm cả tri thức.
Truyền thống giáo dục và khoa cử nước ta hình thành từ rất sớm. Ngay sau khi độc lập và chủ quyền dân tộc được xác lập và bắt đầu đi vào ổn định thì yêu cầu đào tạo một tầng lớp trí thức để phục vụ cho đất nước đã đặt ra cấp thiết. Với sự kiện năm 1070, dưới triều Lý, Văn miếu được xây dựng ở kinh thành Thăng Long, rồi năm 1075 cho xây thêm Quốc Tử Giám và tổ chức kỳ thi Minh kinh đầu tiên đã đánh dấu sự hệ thống hóa và chuyên nghiệp hóa việc giáo dục đào tạo của dân tộc, lấy học thuyết Khổng Tử làm nền tảng.
Trải qua bao triều đại phong kiến, giáo dục và thi cử luôn được quan tâm, chú trọng và phát triển. Theo thống kê, từ năm 1075 là năm tổ chức kỳ thi đầu tiên đến năm 1919, là năm tổ chức kỳ thi cuối cùng, nước ta đã tổ chức nhiều kỳ thi tuyển và chọn được 2898 tiến sỹ. Đây là lực lượng trụ cột trong công cuộc xây dựng và bảo vệ dân tộc qua những năm thăng trầm của lịch sử. Những người tài được coi là nguyên khí quốc gia, lịch sử dân tộc có phát triển và thăng hoa được là nhờ nguyên khí này, như câu nói của vua Trần Hiến Tông: “Nhân tài là nguuyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì đạo trị mới thịnh”. Và mối quan hệ hữu cơ giữa giáo dục với việc lựa chọn nhân tài là “Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới mở ” (lời vua Hiến Tông). Sớm nhận thức được điều đó nên các triều đại phong kiến và nhân dân ta luôn có ý thức chiêu nạp và tôn trọng người tài. Để ghi nhớ những công lao của các tiến sỹ, những người đã có những cống hiến to lớn cho lịch sử dân tộc, năm 1484, dưới triều vua Hồng Đức thứ 15 đã cho dựng các bia đá để tạc tên những người thi Hội. Trải qua bao triều đại phong kiến, các tấm bia ghi danh ấy ngày một nhiều như ghi nhận sự dày dặn thêm của truyền thống văn hiến dân tộc. Qua bao thăng trầm của lịch sử, những dấu ấn văn hiến đó vẫn hiển hiện tồn tại qua các tấm bia tiến sỹ còn được lưu giữ tại Văn miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội và Văn thánh Huế.
Hưng Yên là tỉnh giáp ranh với kinh thành Thăng Long, vốn là một vùng đất có truyền thống văn hiến. Ở đây có phố Hiến là đệ nhị kinh kỳ của một thời nên giữa văn hóa Hưng Yên và văn hóa của kinh thành Thăng Long có mối liên hệ và chịu ảnh hưởng là điều dễ hiểu. Vùng đất Hải Hưng xưa (Hải Dương và Hưng Yên ngày nay) vốn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, đất thiêng có lắm người tài, đóng góp rất nhiều danh nhân cho lịch sử dân tộc.
Do đây là vùng dễ chịu ảnh hưởng của văn hóa nơi kinh thành nên cũng từ rất sớm, việc giáo dục thi cử ở Hưng Yên cũng được chú trọng. Trong số 2898 tiến sỹ của cả nước thời phong kiến thì Hưng Yên có 228 tiến sỹ. Hưng Yên cũng là tỉnh có số làng khoa bảng nhiều thứ ba cả nước (có 5 làng), bên cạnh Bắc Ninh và Hà Nội (có 6 làng). Có thể nói một cách không ngoa rằng, nếu Nam Định và Thanh Hóa đóng góp cho dân tộc những ông vua thì Hải Hưng đóng góp cho lịch sử những danh nhân.
Hiện nay, trong số 1222 di tích của tỉnh Hưng Yên thì có 153 di tích đã được xếp hạng văn hóa Quốc gia (theo thống kê của sở Văn hóa thông tin Hưng Yên năm 2006). Văn miếu Xích Đằng là một di tích khá đặc biệt và nổi bật so với các di tích khác. Đây là nơi tập trung và lưu giữ tinh hoa của tỉnh Hưng Yên qua những dấu tích và chín tấm bia tiến sỹ còn được lưu giữ lại. Văn miếu Xích Đằng đã trở thành một biểu tượng về truyền thống hiếu học của nhân dân Hưng Yên.
Tìm về cội nguồn, tìm về truyền thống, tìm hiểu về vùng đất Hưng Yên văn hiến thuở nào không thể không tìm hiểu về Văn miếu Xích Đằng. Qua đó để hiểu thêm về những giá trị văn hóa và tinh thần, hiểu thêm về truyền thống hiếu học của nhân dân Hưng Yên. Đó chính là niềm tự hào, là tính nhân văn để tạo nên cốt cách và con người Hưng Yên. Xuất phát từ tinh thần đó, bài khóa luận này của tôi muốn giới thiệu về một nét văn hiến của vùng đất Hưng Yên qua di tích Văn miếu Xích Đằng.
Giáo dục luôn được xem là quốc sách chiến lược trong công cuộc xây dựng và phát triển của dân tộc ta. Nhất là hiện nay trong điều kiện hòa bình và ổn định lâu dài, khi đất nước đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì lòng tự hào về truyền thống giáo dục lâu dài của dân tộc chính là nền tảng cho những hoạch định chiến lược trong giáo dục của hiện tại. Bởi để đất nước ta hòa nhập được vào xu thế phát triển như vũ bão của quốc tế hiện nay thì công cụ và phương tiện, cũng là thứ vũ khí chiến lược của quốc gia gồm cả tri thức.
Truyền thống giáo dục và khoa cử nước ta hình thành từ rất sớm. Ngay sau khi độc lập và chủ quyền dân tộc được xác lập và bắt đầu đi vào ổn định thì yêu cầu đào tạo một tầng lớp trí thức để phục vụ cho đất nước đã đặt ra cấp thiết. Với sự kiện năm 1070, dưới triều Lý, Văn miếu được xây dựng ở kinh thành Thăng Long, rồi năm 1075 cho xây thêm Quốc Tử Giám và tổ chức kỳ thi Minh kinh đầu tiên đã đánh dấu sự hệ thống hóa và chuyên nghiệp hóa việc giáo dục đào tạo của dân tộc, lấy học thuyết Khổng Tử làm nền tảng.
Trải qua bao triều đại phong kiến, giáo dục và thi cử luôn được quan tâm, chú trọng và phát triển. Theo thống kê, từ năm 1075 là năm tổ chức kỳ thi đầu tiên đến năm 1919, là năm tổ chức kỳ thi cuối cùng, nước ta đã tổ chức nhiều kỳ thi tuyển và chọn được 2898 tiến sỹ. Đây là lực lượng trụ cột trong công cuộc xây dựng và bảo vệ dân tộc qua những năm thăng trầm của lịch sử. Những người tài được coi là nguyên khí quốc gia, lịch sử dân tộc có phát triển và thăng hoa được là nhờ nguyên khí này, như câu nói của vua Trần Hiến Tông: “Nhân tài là nguuyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì đạo trị mới thịnh”. Và mối quan hệ hữu cơ giữa giáo dục với việc lựa chọn nhân tài là “Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới mở ” (lời vua Hiến Tông). Sớm nhận thức được điều đó nên các triều đại phong kiến và nhân dân ta luôn có ý thức chiêu nạp và tôn trọng người tài. Để ghi nhớ những công lao của các tiến sỹ, những người đã có những cống hiến to lớn cho lịch sử dân tộc, năm 1484, dưới triều vua Hồng Đức thứ 15 đã cho dựng các bia đá để tạc tên những người thi Hội. Trải qua bao triều đại phong kiến, các tấm bia ghi danh ấy ngày một nhiều như ghi nhận sự dày dặn thêm của truyền thống văn hiến dân tộc. Qua bao thăng trầm của lịch sử, những dấu ấn văn hiến đó vẫn hiển hiện tồn tại qua các tấm bia tiến sỹ còn được lưu giữ tại Văn miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội và Văn thánh Huế.
Hưng Yên là tỉnh giáp ranh với kinh thành Thăng Long, vốn là một vùng đất có truyền thống văn hiến. Ở đây có phố Hiến là đệ nhị kinh kỳ của một thời nên giữa văn hóa Hưng Yên và văn hóa của kinh thành Thăng Long có mối liên hệ và chịu ảnh hưởng là điều dễ hiểu. Vùng đất Hải Hưng xưa (Hải Dương và Hưng Yên ngày nay) vốn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, đất thiêng có lắm người tài, đóng góp rất nhiều danh nhân cho lịch sử dân tộc.
Do đây là vùng dễ chịu ảnh hưởng của văn hóa nơi kinh thành nên cũng từ rất sớm, việc giáo dục thi cử ở Hưng Yên cũng được chú trọng. Trong số 2898 tiến sỹ của cả nước thời phong kiến thì Hưng Yên có 228 tiến sỹ. Hưng Yên cũng là tỉnh có số làng khoa bảng nhiều thứ ba cả nước (có 5 làng), bên cạnh Bắc Ninh và Hà Nội (có 6 làng). Có thể nói một cách không ngoa rằng, nếu Nam Định và Thanh Hóa đóng góp cho dân tộc những ông vua thì Hải Hưng đóng góp cho lịch sử những danh nhân.
Hiện nay, trong số 1222 di tích của tỉnh Hưng Yên thì có 153 di tích đã được xếp hạng văn hóa Quốc gia (theo thống kê của sở Văn hóa thông tin Hưng Yên năm 2006). Văn miếu Xích Đằng là một di tích khá đặc biệt và nổi bật so với các di tích khác. Đây là nơi tập trung và lưu giữ tinh hoa của tỉnh Hưng Yên qua những dấu tích và chín tấm bia tiến sỹ còn được lưu giữ lại. Văn miếu Xích Đằng đã trở thành một biểu tượng về truyền thống hiếu học của nhân dân Hưng Yên.
Tìm về cội nguồn, tìm về truyền thống, tìm hiểu về vùng đất Hưng Yên văn hiến thuở nào không thể không tìm hiểu về Văn miếu Xích Đằng. Qua đó để hiểu thêm về những giá trị văn hóa và tinh thần, hiểu thêm về truyền thống hiếu học của nhân dân Hưng Yên. Đó chính là niềm tự hào, là tính nhân văn để tạo nên cốt cách và con người Hưng Yên. Xuất phát từ tinh thần đó, bài khóa luận này của tôi muốn giới thiệu về một nét văn hiến của vùng đất Hưng Yên qua di tích Văn miếu Xích Đằng.
Không có nhận xét nào: