Tiểu luận BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI



Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII – đầu thế kỷ thứ VI TCN, các thị quốc bước vào thời kỳ phát triển khá thịnh vượng. Sự phân công lao động lần thứ hai (tách nghề thủ công ra khỏi nghề nông) và xuất hiện đồng tiền kim khí đã tạo nên những khởi sắc trong các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là sự hình thành các nhóm người sống bằng lao động trí óc, biết tích hợp những tinh hoa văn hoá, khoa học vào trong những cách ngôn, những tản văn có giá trị nhận thức cao. 

“Bảy nhà thông thái” được lịch sử biết đến như những người mở đường cho một nền triết học thực sự. Trong số họ nổi bật Talet, người mà Aristote gọi là nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại. Với Talet triết học đã ra đời, thay thế thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ, đồng thời thâu tóm các tri thức khoa học vào trong một hệ thống mang tính khái quát cao. Triết học ra đời như sự giải quyết mâu thuẫn giữa bức tranh thần thoại về thế giới, được xây dựng trên tưởng tượng, với nhận thức và tư duy mới, như sự phổ biến tư duy từ diện hẹp ra diện rộng, từ tản mạn đến hệ thống. Quá trình hình thành, phát triển và sự suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp đã được phản ánh sinh động trong các sáng tác văn chương, nghệ thuật, triết học. Sự phân kỳ triết học Hy Lạp có cách căn cứ trên sự phát triển nội tại của triết học, hoặc căn cứ trên những thời kỳ lịch sử, gắn với sự tồn vong của xã hội chiếm hữu nô lệ; mỗi cách đều có cơ sở hợp lý nhất định.

Có thể nói, Triết học Hy Lạp cổ đại là giai đoạn khởi đầu của Triết học nhân loại và là tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương Tây sau này. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu kho tàng lịch sử Triết học, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của Triết học Hy Lạp cổ đại. 

Bản thể luận là một trong những nội dung cơ bản của triết học luôn được các nhà triết học đề cập đến bất luận theo quan điểm, trường phái nào. Những quan niệm về bản thể luận có thể rất khác nhau, nhưng tựu chung lại theo cách này hay cách khác, ở trình độ lý luận hay chỉ là những quan niệm rời rạc thì đều nhằm tới việc lý giải cho sự tồn tại hiện thực trên lát cắt cội nguồn, khởi nguyên của nó.

Trong khuôn khổ tiểu luận này, tác giả sẽ làm rõ nội hàm của khái niệm “bản thể luận” và dùng cách tiếp cận bản thể luận để nhìn nhận về Triết học Hy Lạp cổ đại. Đây một trong những cách tiếp cận có tính gợi mở cao, cho phép nhìn nhận tiến trình phát triển của lịch sử triết học từ một góc độ khác và là cách tiếp cận hữu dụng trong việc nghiên cứu lịch sử triết học.


NỘI DUNG:


MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

CHƯƠNG I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM

CỦA  TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa

1.2. Đặc điểm triết học Hy Lạp cổ đại

CHƯƠNG II. NỘI DUNG BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

2.1. Trường phái Milet và phương án “nhất nguyên” trong chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại.

2.2. Trường phái, hay liên minh Pythagore ………………………………

2.3. Từ bản thể luận đến vấn đề bản tính của thế giới. Phép biện chứng như một trong những đặc trưng của Triết học Hy Lạp cổ đại.

2.4 .Bản thể luận từ cách nhìn mới.

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



LINK DOWNLOAD



Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII – đầu thế kỷ thứ VI TCN, các thị quốc bước vào thời kỳ phát triển khá thịnh vượng. Sự phân công lao động lần thứ hai (tách nghề thủ công ra khỏi nghề nông) và xuất hiện đồng tiền kim khí đã tạo nên những khởi sắc trong các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là sự hình thành các nhóm người sống bằng lao động trí óc, biết tích hợp những tinh hoa văn hoá, khoa học vào trong những cách ngôn, những tản văn có giá trị nhận thức cao. 

“Bảy nhà thông thái” được lịch sử biết đến như những người mở đường cho một nền triết học thực sự. Trong số họ nổi bật Talet, người mà Aristote gọi là nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại. Với Talet triết học đã ra đời, thay thế thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ, đồng thời thâu tóm các tri thức khoa học vào trong một hệ thống mang tính khái quát cao. Triết học ra đời như sự giải quyết mâu thuẫn giữa bức tranh thần thoại về thế giới, được xây dựng trên tưởng tượng, với nhận thức và tư duy mới, như sự phổ biến tư duy từ diện hẹp ra diện rộng, từ tản mạn đến hệ thống. Quá trình hình thành, phát triển và sự suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp đã được phản ánh sinh động trong các sáng tác văn chương, nghệ thuật, triết học. Sự phân kỳ triết học Hy Lạp có cách căn cứ trên sự phát triển nội tại của triết học, hoặc căn cứ trên những thời kỳ lịch sử, gắn với sự tồn vong của xã hội chiếm hữu nô lệ; mỗi cách đều có cơ sở hợp lý nhất định.

Có thể nói, Triết học Hy Lạp cổ đại là giai đoạn khởi đầu của Triết học nhân loại và là tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương Tây sau này. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu kho tàng lịch sử Triết học, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của Triết học Hy Lạp cổ đại. 

Bản thể luận là một trong những nội dung cơ bản của triết học luôn được các nhà triết học đề cập đến bất luận theo quan điểm, trường phái nào. Những quan niệm về bản thể luận có thể rất khác nhau, nhưng tựu chung lại theo cách này hay cách khác, ở trình độ lý luận hay chỉ là những quan niệm rời rạc thì đều nhằm tới việc lý giải cho sự tồn tại hiện thực trên lát cắt cội nguồn, khởi nguyên của nó.

Trong khuôn khổ tiểu luận này, tác giả sẽ làm rõ nội hàm của khái niệm “bản thể luận” và dùng cách tiếp cận bản thể luận để nhìn nhận về Triết học Hy Lạp cổ đại. Đây một trong những cách tiếp cận có tính gợi mở cao, cho phép nhìn nhận tiến trình phát triển của lịch sử triết học từ một góc độ khác và là cách tiếp cận hữu dụng trong việc nghiên cứu lịch sử triết học.


NỘI DUNG:


MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

CHƯƠNG I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM

CỦA  TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa

1.2. Đặc điểm triết học Hy Lạp cổ đại

CHƯƠNG II. NỘI DUNG BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

2.1. Trường phái Milet và phương án “nhất nguyên” trong chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại.

2.2. Trường phái, hay liên minh Pythagore ………………………………

2.3. Từ bản thể luận đến vấn đề bản tính của thế giới. Phép biện chứng như một trong những đặc trưng của Triết học Hy Lạp cổ đại.

2.4 .Bản thể luận từ cách nhìn mới.

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: