CHÍNH DANH TRONG NHO GIÁO (Tìm hiểu thuyết chính danh trong nho giáo)



Triết học Trung Hoa cổ đại và trung đại là một bộ phận quan trọng của Triết học phương Đông, trong đó có thể nói Nho giáo là một trường phái quan trọng và có giá trị vào loại bậc nhất. Mặc dù ra đời là để phục vụ cho chế độ phong kiến nhưng đến nay nhiều tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người, đạo đức, giáo dục … của Nho giáo vẫn còn giá trị và mang tính thời sự như tư tưởng nhân nghĩa và học thuyết chính danh. “Nhân nghĩa” có ý nghĩa trong mọi mặt của đời sống nhưng “chính danh” lại tác động sâu sắc tới việc đảm bảo trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là ở lĩnh vực chính trị.

“Chính danh” theo Khổng Tử đề xướng là một nguyên tắc cai trị xã hội, được hiểu là: một vật trong thực tại cần phải cho phù hợp với cái danh nó mang, có nghĩa là đảm bảo sự phù hợp giữa cái danh và cái thực. Đây là một học thuyết có giá trị không chỉ trong thời kì phong kiến mà cả trong thời hiện đại. Chúng ta sẽ tìm hiểu giá trị của học thuyết này trên hai phương diện: đối với sự phát triển tư tưởng triết học và giá trị về mặt thực tiễn. Nhận thức được vấn đề trên, em đã lựa chọn tìm hiểu vấn đề: “Tìm hiểu thuyết chính danh trong Nho giáo”.

 

1. Nội dung tư tưởng của Khổng Tử

Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu tự là Trọng Ni, người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông ngày nay. Ông sinh năm 551 trước công nguyên, đó là lúc mà xã hội Trung Quốc cổ đại loạn lạc, các vua chúa chuyên tâm hưởng thụ hoặc chém giết nhau để xưng hùng, xưng bá. Đạo lý nhân luân xáo trộn, vinh nhục không rõ ràng. Thiện ác khó phân biệt. Năm 33 tuổi, nước Lỗ loạn lạc Khổng Tử đến nước Tề, sau đó lại quay về nước Lỗ, dạy học và nghiên cứu sách. Ông san định Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch, Kinh lễ... và soạn Kinh Xuân thu. Môn đệ của ông chép lại những lời dạy làm thành bộ “Luận ngữ”. Ông hệ thống hóa những tri thức, tư tưởng đời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức - chính trị nổi tiếng, gọi là Nho giáo.

Nội dung cơ bản của tư tưởng Khổng Tử gồm có 3 vấn đề cơ bản, đó là: Thế giới quan, luân lý đạo đức và học thuyết “Chính danh”. Trong quan điểm về thế giới quan, xuất phát từ tư tưởng của “Kinh dịch”, Khổng Tử cho rằng, vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành, biến hóa không ngừng theo đạo của nó. Sự vận động và biến đổi ấy của vạn vật bắt nguồn từ mối liên hệ, tương tác giữa hai lực “âm” và “dương” trong một thể thống nhất “Thái cực”. Cái lực vô hình để âm - dương tương tác, trung hòa, để vạn vật sinh hóa không ngừng ấy, Khổng Tử gọi là “Đạo”, là “Thiên lý”. Nhưng vì “Đạo” hay “Thiên lý” là huyền bí, sâu kín, mầu nhiệm, nó lưu hành khắp vũ trụ, định phép sống cho vạn vật mà con người ta không thể cưỡng lại được, nên Khổng Tử gọi là “Thiên mệnh”.



LINK DOWNLOAD (WORD)


LINK DOWNLOAD (PDF)



Triết học Trung Hoa cổ đại và trung đại là một bộ phận quan trọng của Triết học phương Đông, trong đó có thể nói Nho giáo là một trường phái quan trọng và có giá trị vào loại bậc nhất. Mặc dù ra đời là để phục vụ cho chế độ phong kiến nhưng đến nay nhiều tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người, đạo đức, giáo dục … của Nho giáo vẫn còn giá trị và mang tính thời sự như tư tưởng nhân nghĩa và học thuyết chính danh. “Nhân nghĩa” có ý nghĩa trong mọi mặt của đời sống nhưng “chính danh” lại tác động sâu sắc tới việc đảm bảo trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là ở lĩnh vực chính trị.

“Chính danh” theo Khổng Tử đề xướng là một nguyên tắc cai trị xã hội, được hiểu là: một vật trong thực tại cần phải cho phù hợp với cái danh nó mang, có nghĩa là đảm bảo sự phù hợp giữa cái danh và cái thực. Đây là một học thuyết có giá trị không chỉ trong thời kì phong kiến mà cả trong thời hiện đại. Chúng ta sẽ tìm hiểu giá trị của học thuyết này trên hai phương diện: đối với sự phát triển tư tưởng triết học và giá trị về mặt thực tiễn. Nhận thức được vấn đề trên, em đã lựa chọn tìm hiểu vấn đề: “Tìm hiểu thuyết chính danh trong Nho giáo”.

 

1. Nội dung tư tưởng của Khổng Tử

Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu tự là Trọng Ni, người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông ngày nay. Ông sinh năm 551 trước công nguyên, đó là lúc mà xã hội Trung Quốc cổ đại loạn lạc, các vua chúa chuyên tâm hưởng thụ hoặc chém giết nhau để xưng hùng, xưng bá. Đạo lý nhân luân xáo trộn, vinh nhục không rõ ràng. Thiện ác khó phân biệt. Năm 33 tuổi, nước Lỗ loạn lạc Khổng Tử đến nước Tề, sau đó lại quay về nước Lỗ, dạy học và nghiên cứu sách. Ông san định Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch, Kinh lễ... và soạn Kinh Xuân thu. Môn đệ của ông chép lại những lời dạy làm thành bộ “Luận ngữ”. Ông hệ thống hóa những tri thức, tư tưởng đời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức - chính trị nổi tiếng, gọi là Nho giáo.

Nội dung cơ bản của tư tưởng Khổng Tử gồm có 3 vấn đề cơ bản, đó là: Thế giới quan, luân lý đạo đức và học thuyết “Chính danh”. Trong quan điểm về thế giới quan, xuất phát từ tư tưởng của “Kinh dịch”, Khổng Tử cho rằng, vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành, biến hóa không ngừng theo đạo của nó. Sự vận động và biến đổi ấy của vạn vật bắt nguồn từ mối liên hệ, tương tác giữa hai lực “âm” và “dương” trong một thể thống nhất “Thái cực”. Cái lực vô hình để âm - dương tương tác, trung hòa, để vạn vật sinh hóa không ngừng ấy, Khổng Tử gọi là “Đạo”, là “Thiên lý”. Nhưng vì “Đạo” hay “Thiên lý” là huyền bí, sâu kín, mầu nhiệm, nó lưu hành khắp vũ trụ, định phép sống cho vạn vật mà con người ta không thể cưỡng lại được, nên Khổng Tử gọi là “Thiên mệnh”.



LINK DOWNLOAD (WORD)


LINK DOWNLOAD (PDF)

M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: