TIỂU LUẬN - TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ - TRUNG ĐẠI
Tại sao những năm đầu thế kỷ 21, Trung Quốc lại đạt được một bước tiến dài trong tiến trình phát triển của nó? Đó chính là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nội sinh cùng những thời cơ khách quan trong đó yếu tố nội sinh đóng vai trò quyết định. Sức mạnh tiềm tàng từ trong lòng dân tộc Trung Quốc bắt nguồn từ quá khứ, từ những giá trị ông cha sáng tạo nên thời cổ đại rồi cuối cùng trở thành sợi dây gắn kết bền chặt con người ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Hãy cứ thử hình dung xem một đất nước phát triển qua mỗi thời kỳ lịch sử như một con người lớn lên qua mỗi thời kỳ để trưởng thành và theo đó thời kỳ cổ đại chính là tuổi ấu thơ của lịch sử. Đất nước Trung Quốc đã có một "tuổi thơ" không hề êm đềm như đất nước Việt Nam mà đầy sóng gió, đầy dấu ấn, ít một dân tộc nào có được.
Nhưng cũng chính từ trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, con người Trung Quốc mới vươn lên khắc phục khó khăn tự làm giàu cho một cuộc sống của mình bằng những giá trị văn hoá, vật chất và tinh thần vô cùng quý báu, đóng góp vào kho tàng tri thức của thế giới cổ đại. Đó là một nền triết học rực rỡ. Đồng thời cũng chính từ đó con người có mối dây liên hệ cội nguồn, hình thành nên ý thức dân tộc, những tư tưởng triết học được thử thách và tôi luyện qua mỗi biến động lịch sử. Và như một lẽ tự nhiên, những tư tưởng triết học cổ đại ấy đã ngấm sâu vào con người Trung quốc, tạo nên nền tảng tinh thần hay ít ra cũng định hình cho lối sống, phong cách, tâm lý của dân tộc Trung Quốc. Một thời kỳ cổ đại đầy những biến động lịch sử đã làm nên nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong thực tiến và góp phần vào cải tạo hiện thực xã hội Trung quốc ngày nay trên bước đường hội nhập thế giới.
Tuy có nhiều người cho rằng, con người đang sống ở hiện tại nên chỉ cần biết tới hiện tại, còn quá khứ đã lùi xa nên chỉ là dĩ vãng. Đặc biệt, trong bối cảnh tranh chấp biển đảo của Trung Quốc với Việt Nam như hiện nay, nhưng theo tôi, hiện tại là hiện tại, quá khứ nếu vẫn còn giá trị lớn và nhiều sự ảnh ảnh hưởng thì chúng ta cũng phải nên tôn trọng. Thực tế, trong quá trình phát triển lịch sử, Việt Nam cũng là một trong những nước ảnh hưởng rất nhiều về văn hóa của trung Quốc. Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học Trung Quốc thời cổ còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc về sự biến dịch của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm dương – Ngũ hành tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng đó là những triết lý đặc sắc mang tính chất duy vật và biện chứng của người Trung Quốc thời cổ, có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan triết học sau này ở Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực.Vì vậy, nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc cổ là rất cần thiết để góp phần tìm hiểu lịch sử tư tưởng, văn hóa của dân tộc ta . Chính vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tư tưởng triết học chính trị - xã hội trong triết học Trung Quốc cổ - trung đại” làm tiểu luận hết môn
Tại sao những năm đầu thế kỷ 21, Trung Quốc lại đạt được một bước tiến dài trong tiến trình phát triển của nó? Đó chính là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nội sinh cùng những thời cơ khách quan trong đó yếu tố nội sinh đóng vai trò quyết định. Sức mạnh tiềm tàng từ trong lòng dân tộc Trung Quốc bắt nguồn từ quá khứ, từ những giá trị ông cha sáng tạo nên thời cổ đại rồi cuối cùng trở thành sợi dây gắn kết bền chặt con người ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Hãy cứ thử hình dung xem một đất nước phát triển qua mỗi thời kỳ lịch sử như một con người lớn lên qua mỗi thời kỳ để trưởng thành và theo đó thời kỳ cổ đại chính là tuổi ấu thơ của lịch sử. Đất nước Trung Quốc đã có một "tuổi thơ" không hề êm đềm như đất nước Việt Nam mà đầy sóng gió, đầy dấu ấn, ít một dân tộc nào có được.
Nhưng cũng chính từ trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, con người Trung Quốc mới vươn lên khắc phục khó khăn tự làm giàu cho một cuộc sống của mình bằng những giá trị văn hoá, vật chất và tinh thần vô cùng quý báu, đóng góp vào kho tàng tri thức của thế giới cổ đại. Đó là một nền triết học rực rỡ. Đồng thời cũng chính từ đó con người có mối dây liên hệ cội nguồn, hình thành nên ý thức dân tộc, những tư tưởng triết học được thử thách và tôi luyện qua mỗi biến động lịch sử. Và như một lẽ tự nhiên, những tư tưởng triết học cổ đại ấy đã ngấm sâu vào con người Trung quốc, tạo nên nền tảng tinh thần hay ít ra cũng định hình cho lối sống, phong cách, tâm lý của dân tộc Trung Quốc. Một thời kỳ cổ đại đầy những biến động lịch sử đã làm nên nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong thực tiến và góp phần vào cải tạo hiện thực xã hội Trung quốc ngày nay trên bước đường hội nhập thế giới.
Tuy có nhiều người cho rằng, con người đang sống ở hiện tại nên chỉ cần biết tới hiện tại, còn quá khứ đã lùi xa nên chỉ là dĩ vãng. Đặc biệt, trong bối cảnh tranh chấp biển đảo của Trung Quốc với Việt Nam như hiện nay, nhưng theo tôi, hiện tại là hiện tại, quá khứ nếu vẫn còn giá trị lớn và nhiều sự ảnh ảnh hưởng thì chúng ta cũng phải nên tôn trọng. Thực tế, trong quá trình phát triển lịch sử, Việt Nam cũng là một trong những nước ảnh hưởng rất nhiều về văn hóa của trung Quốc. Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học Trung Quốc thời cổ còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc về sự biến dịch của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm dương – Ngũ hành tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng đó là những triết lý đặc sắc mang tính chất duy vật và biện chứng của người Trung Quốc thời cổ, có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan triết học sau này ở Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực.Vì vậy, nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc cổ là rất cần thiết để góp phần tìm hiểu lịch sử tư tưởng, văn hóa của dân tộc ta . Chính vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tư tưởng triết học chính trị - xã hội trong triết học Trung Quốc cổ - trung đại” làm tiểu luận hết môn

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: