Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học



Bài 8: Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học.


MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  

1. Trình bày được định nghĩa, phân loại và cách khống chế sai số ngẫu nhiên.

2. Trình bày được định nghĩa, phân loại và cách khống chế sai số hệ thống

3. Trình bày được định nghĩa và cách khống chế yếu tố nhiễu


1. SAI SỐ NGẪU NHIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ MAY RỦI

1.1. Định nghĩa

Trong nghiên cứu, xác định  tính giá trị của kết qủa nghiên cứu là một công việc rất quan trọng. Đó là việc cân nhắc xem kết qủa có phải là do ảnh hưởng của yếu tố may rủi, sai số hệ thống hay nhiễu hay không. Sai số ngẫu nhiên là do các yếu tố may rủi gây nên. Nội dung của việc đánh giá  vai trò của may rủi là:

ã Kiểm định giả thuyết, tức là tiến hành một trẵc nghiện thống kê để xác định liệu biến nghiên cứu của mẫu có thể được coi là một giải thích phù hợp của kết quả quan sát .

ã Ước lượng một khoảng tin cậy, tức là xác định một khoảng dao động nào đó, mà trong đó ước lượng thật  của kết quả sẽ rơi vào khoảng đó với một độ tin cậy nhất định .

1.2. Khái niệm suy luận

Để hiểu được tại sao phải đánh giá vai trò của may rủi, trước hết chúng ta phải tìm hiểu khái niệm suy luận kết qủa. Đó là việc khái quát hóa kết qủa nghiên cứu từ một mẫu nhỏ cho một quần thể lớn hơn.. Khi đó, luôn có một khả năng là sự suy luận đó là không chính xác, là do may rủi hay do biến thiên mẫu. Khả năng sai số này sẽ giảm đi khi cỡ mẫu nghiên cứu tăng lên. Ví dụ, giả sử chúng ta có một cái túi có 100 hòn đá cẩm thạch, một nửa đỏ và một nửa xanh, chúng ta muốn suy luận tỷ lệ của các lọai đá màu bằng cách nghiên cứu một mẫu nhỏ. Nếu chúng ta lấy ra 2 viên, sẽ có khả năng là một phần tư (1/2)2 là cả hai viên đá là màu xanh. Điều đó có nghĩa là 25% chúng ta sẽ kết luận sai răng tất cả các viên đá có màu xanh dụa trên kết qủa cỡ mẫu nghiên cứu là 2, trong khi đó trên thực tế, một nửa số đá là màu xanh. Nếu chúng ta rút ra 5 viên đá,  khả năng cả 5 viên đá đều là màu xanh là 3 phần 100 (1/2)5. Do đô khi cỡ mẫu tăng lên, khả năng suy luận sai từ kết qủa mẫu nghiên cứu sẽ giảm đi.

Tương tự như vậy trong dịch tễ học, các nhà nghiên cứu ít khi nghiên cứu tất cả các cá thể của một quần thể mà thường nghiên cứu một mẫu, đo lường sự kết hợp giữa một phơi nhiễm và bệnh và từ đó suy luận cho quần thể. Ví dụ, trong một nghiên cứu bệnh chứng về mức độ kết hợp giữa bệnh béo phì và nhồi máu cơ tim, người ta không thể đo chiều cao và cân nặng của tất cả mọi người trong cộng đồng, kể cả có hay không có nhồi máu cơ tim. Thông thường, người ta chọn một mẫu những người bị bệnh và không bị bệnh nhồi máu cơ tim, rồi đo chiều cao và cân nặng của họ, sau đó so sánh 2 nhóm người đó. Giống như ví dụ về các viên đá nêu ở trên, luôn có một khả năng rằng kết qủa ước lượng sẽ khác với mức độ kết hợp thật giữa béo phì và nhồi máu cơ tim do may rủi hay do biến thiên mãu. Cỡ mẫu càng nhỏ thì  độ biến thiên của ước lượng càng lớn và càng ít có khả năng rằng két qủa sẽ phản ánh đúng tình trạng của tòan bộ quần thể. Ngược lại, cỡ mẫu nghiên cứu càng lớn, độ biến thiên càng nhỏ và suy luận càng đáng tin cậy. Trong mọi trường hợp, vai trò của may rủi phải đươc đề cập đến khi đánh giá tính giá trị của các kết qủa nghiên cứu.








LINK DOWNLOAD (WORD)


LINK DOWNLOAD (PDF)



Bài 8: Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học.


MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  

1. Trình bày được định nghĩa, phân loại và cách khống chế sai số ngẫu nhiên.

2. Trình bày được định nghĩa, phân loại và cách khống chế sai số hệ thống

3. Trình bày được định nghĩa và cách khống chế yếu tố nhiễu


1. SAI SỐ NGẪU NHIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ MAY RỦI

1.1. Định nghĩa

Trong nghiên cứu, xác định  tính giá trị của kết qủa nghiên cứu là một công việc rất quan trọng. Đó là việc cân nhắc xem kết qủa có phải là do ảnh hưởng của yếu tố may rủi, sai số hệ thống hay nhiễu hay không. Sai số ngẫu nhiên là do các yếu tố may rủi gây nên. Nội dung của việc đánh giá  vai trò của may rủi là:

ã Kiểm định giả thuyết, tức là tiến hành một trẵc nghiện thống kê để xác định liệu biến nghiên cứu của mẫu có thể được coi là một giải thích phù hợp của kết quả quan sát .

ã Ước lượng một khoảng tin cậy, tức là xác định một khoảng dao động nào đó, mà trong đó ước lượng thật  của kết quả sẽ rơi vào khoảng đó với một độ tin cậy nhất định .

1.2. Khái niệm suy luận

Để hiểu được tại sao phải đánh giá vai trò của may rủi, trước hết chúng ta phải tìm hiểu khái niệm suy luận kết qủa. Đó là việc khái quát hóa kết qủa nghiên cứu từ một mẫu nhỏ cho một quần thể lớn hơn.. Khi đó, luôn có một khả năng là sự suy luận đó là không chính xác, là do may rủi hay do biến thiên mẫu. Khả năng sai số này sẽ giảm đi khi cỡ mẫu nghiên cứu tăng lên. Ví dụ, giả sử chúng ta có một cái túi có 100 hòn đá cẩm thạch, một nửa đỏ và một nửa xanh, chúng ta muốn suy luận tỷ lệ của các lọai đá màu bằng cách nghiên cứu một mẫu nhỏ. Nếu chúng ta lấy ra 2 viên, sẽ có khả năng là một phần tư (1/2)2 là cả hai viên đá là màu xanh. Điều đó có nghĩa là 25% chúng ta sẽ kết luận sai răng tất cả các viên đá có màu xanh dụa trên kết qủa cỡ mẫu nghiên cứu là 2, trong khi đó trên thực tế, một nửa số đá là màu xanh. Nếu chúng ta rút ra 5 viên đá,  khả năng cả 5 viên đá đều là màu xanh là 3 phần 100 (1/2)5. Do đô khi cỡ mẫu tăng lên, khả năng suy luận sai từ kết qủa mẫu nghiên cứu sẽ giảm đi.

Tương tự như vậy trong dịch tễ học, các nhà nghiên cứu ít khi nghiên cứu tất cả các cá thể của một quần thể mà thường nghiên cứu một mẫu, đo lường sự kết hợp giữa một phơi nhiễm và bệnh và từ đó suy luận cho quần thể. Ví dụ, trong một nghiên cứu bệnh chứng về mức độ kết hợp giữa bệnh béo phì và nhồi máu cơ tim, người ta không thể đo chiều cao và cân nặng của tất cả mọi người trong cộng đồng, kể cả có hay không có nhồi máu cơ tim. Thông thường, người ta chọn một mẫu những người bị bệnh và không bị bệnh nhồi máu cơ tim, rồi đo chiều cao và cân nặng của họ, sau đó so sánh 2 nhóm người đó. Giống như ví dụ về các viên đá nêu ở trên, luôn có một khả năng rằng kết qủa ước lượng sẽ khác với mức độ kết hợp thật giữa béo phì và nhồi máu cơ tim do may rủi hay do biến thiên mãu. Cỡ mẫu càng nhỏ thì  độ biến thiên của ước lượng càng lớn và càng ít có khả năng rằng két qủa sẽ phản ánh đúng tình trạng của tòan bộ quần thể. Ngược lại, cỡ mẫu nghiên cứu càng lớn, độ biến thiên càng nhỏ và suy luận càng đáng tin cậy. Trong mọi trường hợp, vai trò của may rủi phải đươc đề cập đến khi đánh giá tính giá trị của các kết qủa nghiên cứu.








LINK DOWNLOAD (WORD)


LINK DOWNLOAD (PDF)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: