Hình tượng thiên nhiên trong phim đề tài chiến tranh (trường hợp Cánh Đồng Hoang và Mảnh Trăng Cuối Rừng)



Tóm tắt

Chiến tranh còn là một đề tài nóng bỏng, là nỗi ám ảnh của nhân loại, từ lâu nó cũng đã trở thành một mối quan tâm lớn của nghệ thuật. Từ phương diện thời đại, có thể nói, “chiến tranh” và “điện ảnh” đều là hai sản phẩm nổi bật của thời kỳ hiện đại và đều có cơ sở từ sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Là loại hình nghệ thuật mang tính xã hội cao, ngay từ khi ra đời, điện ảnh đã nhanh chóng kịp thời phản ánh bao quát các vấn đề lịch sử - chính trị lớn lao, trong đó có vấn đề chiến tranh. 

Khoảng mười năm sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc (1975-1985), điện ảnh Việt Nam bước vào giai đoạn chuyển tiếp quan trọng giữa hai điều kiện sản xuất: điều kiện làm phim thời chiến và điều kiện làm phim thời bình. Trong thời điểm đó, bên cạnh quán tính còn rất mạnh của phong cách và thẩm mỹ làm phim thời kỳ trước, điện ảnh trong 10 năm này đã bắt đầu mang một số điểm khác biệt so với giai đoạn 1959-1975. Trong số đó, Cánh đồng hoang (1979) và Mảnh trăng cuối rừng (1980) được đánh giá là hai phim có chất lượng nghệthuật cao, vừa có những đặc điểm tiêu biểu của phong cách làm phim trong giai đoạn điện ảnh thời kỳ chống Mỹ, lại vừa có những đổi mới trong quan niệm và phương thức phản ánh thực tại, đặc biệt là với hình tượng thiên nhiên trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam. Thiên nhiên trong Cánh đồng hoang tiêu biểu cho không gian sinh thái vùng Đồng Tháp Mười, thiên nhiên trong Mảnh trăng cuối rừng tiêu biểu cho không gian sinh thái của rừng Trường Sơn – đây cũng là hai không gian chiến trường quan trọng và chịu nhiều tổn thất lớn trong giai đoạn chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những điều này là lý do mà chúng tôi chọn hai phim nói trên là đối tượng khảo sát cho đề tài Hình tượng thiên nhiên trong phim đề tài chiến tranh (trường hợp Cánh đồng hoang và Mảnh trăng cuối rừng). Đề tài này cũng được tiếp cận chủ yếu từ điểm nhìn của mỹ học sinh thái (eco-aesthetics) để tìm ra cách hình dung, cảm thụ và tri nhận về hình tượng thiên nhiên trong không gian chiến tranh như thế nào.


Từ khoá

Phim điện ảnh, Phim chiến tranh, Chiến tranh -- Khía cạnh nghệ thuật





LINK DOWNLOAD



Tóm tắt

Chiến tranh còn là một đề tài nóng bỏng, là nỗi ám ảnh của nhân loại, từ lâu nó cũng đã trở thành một mối quan tâm lớn của nghệ thuật. Từ phương diện thời đại, có thể nói, “chiến tranh” và “điện ảnh” đều là hai sản phẩm nổi bật của thời kỳ hiện đại và đều có cơ sở từ sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Là loại hình nghệ thuật mang tính xã hội cao, ngay từ khi ra đời, điện ảnh đã nhanh chóng kịp thời phản ánh bao quát các vấn đề lịch sử - chính trị lớn lao, trong đó có vấn đề chiến tranh. 

Khoảng mười năm sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc (1975-1985), điện ảnh Việt Nam bước vào giai đoạn chuyển tiếp quan trọng giữa hai điều kiện sản xuất: điều kiện làm phim thời chiến và điều kiện làm phim thời bình. Trong thời điểm đó, bên cạnh quán tính còn rất mạnh của phong cách và thẩm mỹ làm phim thời kỳ trước, điện ảnh trong 10 năm này đã bắt đầu mang một số điểm khác biệt so với giai đoạn 1959-1975. Trong số đó, Cánh đồng hoang (1979) và Mảnh trăng cuối rừng (1980) được đánh giá là hai phim có chất lượng nghệthuật cao, vừa có những đặc điểm tiêu biểu của phong cách làm phim trong giai đoạn điện ảnh thời kỳ chống Mỹ, lại vừa có những đổi mới trong quan niệm và phương thức phản ánh thực tại, đặc biệt là với hình tượng thiên nhiên trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam. Thiên nhiên trong Cánh đồng hoang tiêu biểu cho không gian sinh thái vùng Đồng Tháp Mười, thiên nhiên trong Mảnh trăng cuối rừng tiêu biểu cho không gian sinh thái của rừng Trường Sơn – đây cũng là hai không gian chiến trường quan trọng và chịu nhiều tổn thất lớn trong giai đoạn chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những điều này là lý do mà chúng tôi chọn hai phim nói trên là đối tượng khảo sát cho đề tài Hình tượng thiên nhiên trong phim đề tài chiến tranh (trường hợp Cánh đồng hoang và Mảnh trăng cuối rừng). Đề tài này cũng được tiếp cận chủ yếu từ điểm nhìn của mỹ học sinh thái (eco-aesthetics) để tìm ra cách hình dung, cảm thụ và tri nhận về hình tượng thiên nhiên trong không gian chiến tranh như thế nào.


Từ khoá

Phim điện ảnh, Phim chiến tranh, Chiến tranh -- Khía cạnh nghệ thuật





LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: