Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học cao đẳng Hà Nội hiện nay



Với sự phát triển kỳ diệu của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân loại đã thực sự bước vào kỷ nguyên trí tuệ. Đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội đang biến động hết sức nhanh chóng với hai xu hướng cơ bản là hội nhập và tăng tốc. Động thái và diện mạo của kinh tế thế giới ( nhất là những nước phát triển ) đã chứng tỏ khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nền “ kinh tế tri thức ” đã hình thành và sẽ ngày càng cao cùng với đòi hỏi nâng cao không ngừng chất lượng sống của con người. Chưa bao giờ việc học hành của từng cá nhân được coi trọng như thời đại ngày nay. Từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển đều khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ chú trọng đến việc học hành. Cách đây chưa lâu, UNESCO đã nêu lên bốn trụ cột giáo dục là học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống với người khác.

Với những nước có điểm xuất phát về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ thấp như ở Việt Nam thì đòi hỏi nâng cao mặt bằng tri thức xã hội, trước hết là của thế hệ trẻ lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu không nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ thì chúng ta không thể hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, không thể tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới mà còn tụt hậu xa hơn nữa. Đây là thử thách vô cùng nghiệt ngã trước thềm thiên niên kỷ mới mà dân tộc Việt Nam phải vượt qua nếu không muốn trở thành kẻ tị nạn về kinh tế, về khoa học kỹ thuật và công nghệ ngay trên quê hương đất nước mình.

Thanh niên Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng đã và sẽ là lực lượng nòng cốt gánh vác những nhiệm vụ trọng đại của Tổ quốc ở những thập niên đầu thế kỷ XXI. Dó đó, trình độ năng lực khoa học kỹ thuật - công nghệ và tri thức nói chung của sinh viên không chỉ quan hệ đến bản thân mỗi người mà còn quan hệ đến sự hưng vong của đất nước. Lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài vừa mang tính thời sự cấp bách: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu ”.

Hiện nay, những người không có việc làm phần lớn là những người không được học hành hoặc học hành không đến nơi đến chốn. Có những thanh niên hoang phí quỹ thời gian quý giá cho những thú vui ở các tụ điểm ăn chơi và trở thành những kẻ bênh hoạn, thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “ Dậy muộn thì phí một ngày, không chịu học thì phí một đời ”. Xu hướng của số đông học sinh tốt nghiệp phổ thông đều muốn thi vào đại học ( kể cả những học sinh dưới trung bình và kém ). Đó là một trong những nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực trong thi cử, học hành ở trường phổ thông, đại học và cả sau đại học tạo ra nghịch cảnh “ ít thợ nhiều thầy ”. Hậu quả tất yếu là chất lượng giáo dục đào tạo bị giảm sút, mặt bằng tri thức của xã hội thấp hơn nhiều so với khu vực và thế giới, ảnh hưởng tới hệ thống chuẩn mực giá trị. Nguy hại hơn, nó làm cho thế hệ trẻ bị nhiễm tư tưởng, tâm lý thiếu trung thực, thiếu lòng tin vào tương lai và lẽ phải. Điều đó gây tác hại  nghiêm trọng, lâu dài đến nguồn lực con người - nhân tố quyết định quá trình phát triển đất nước.

Tuổi trẻ là tuổi có thể lực và trí lực, là tuổi chuẩn bị mọi mặt cho tương lai. Trong vốn hành trang ấy, đạo đức là gốc. Tri thức là sức mạnh, là chìa khoá để sáng tạo cống hiến, làm giàu cho mình, cho gia đình và xã hội. Nhiều học sinh, sinh viên và cả những người không có điều kiện học tập chính quy đã nêu cao tinh thần vượt khó, xác định cho mình động lực học tập đúng đắn, chiến thắng mọi trở ngại để là chủ khoa học, đạt được những thành tựu đáng tự hào trong học tập và ứng dụng khoa học kỹ thuật và cộng nghệ và sản xuất. Nhưng đáng tiếc, có một số sinh viên, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tích luỹ và phát triển tri thức, thiếu hẳn khát vọng cháy bỏng là chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ của nhân loại. Từ đó dẫn đến động cơ học tập chưa đúng đắn, học tập theo kiểu “ đối phó ”, miễn sao vượt qua các “ cửa ải ”. Bằng cấp đối với họ chỉ có ý nghĩa “ trang trí ”, là tấm vế vào đời. Đã không ít những mánh khoé gian dối trong kiểm tra thi cử....Bởi vậy, việc tự xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn là rất cần thiết. Một trong những yếu tố ảnh hưởng có tác động mạnh mẽ quyết định đến kết quả học tập của sinh viên đó là động lực học tập của họ. Động lực học tập của sinh viên là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu và nhà quản lý giáo dục quan tâm nhất là trong giai đoạn hiện nay. Với lý do trên tôi quyết định chọn vấn đề :    " Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay " làm khoá luận tốt nghiệp.






LINK DOWNLOAD



Với sự phát triển kỳ diệu của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân loại đã thực sự bước vào kỷ nguyên trí tuệ. Đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội đang biến động hết sức nhanh chóng với hai xu hướng cơ bản là hội nhập và tăng tốc. Động thái và diện mạo của kinh tế thế giới ( nhất là những nước phát triển ) đã chứng tỏ khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nền “ kinh tế tri thức ” đã hình thành và sẽ ngày càng cao cùng với đòi hỏi nâng cao không ngừng chất lượng sống của con người. Chưa bao giờ việc học hành của từng cá nhân được coi trọng như thời đại ngày nay. Từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển đều khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ chú trọng đến việc học hành. Cách đây chưa lâu, UNESCO đã nêu lên bốn trụ cột giáo dục là học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống với người khác.

Với những nước có điểm xuất phát về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ thấp như ở Việt Nam thì đòi hỏi nâng cao mặt bằng tri thức xã hội, trước hết là của thế hệ trẻ lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu không nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ thì chúng ta không thể hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, không thể tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới mà còn tụt hậu xa hơn nữa. Đây là thử thách vô cùng nghiệt ngã trước thềm thiên niên kỷ mới mà dân tộc Việt Nam phải vượt qua nếu không muốn trở thành kẻ tị nạn về kinh tế, về khoa học kỹ thuật và công nghệ ngay trên quê hương đất nước mình.

Thanh niên Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng đã và sẽ là lực lượng nòng cốt gánh vác những nhiệm vụ trọng đại của Tổ quốc ở những thập niên đầu thế kỷ XXI. Dó đó, trình độ năng lực khoa học kỹ thuật - công nghệ và tri thức nói chung của sinh viên không chỉ quan hệ đến bản thân mỗi người mà còn quan hệ đến sự hưng vong của đất nước. Lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài vừa mang tính thời sự cấp bách: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu ”.

Hiện nay, những người không có việc làm phần lớn là những người không được học hành hoặc học hành không đến nơi đến chốn. Có những thanh niên hoang phí quỹ thời gian quý giá cho những thú vui ở các tụ điểm ăn chơi và trở thành những kẻ bênh hoạn, thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “ Dậy muộn thì phí một ngày, không chịu học thì phí một đời ”. Xu hướng của số đông học sinh tốt nghiệp phổ thông đều muốn thi vào đại học ( kể cả những học sinh dưới trung bình và kém ). Đó là một trong những nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực trong thi cử, học hành ở trường phổ thông, đại học và cả sau đại học tạo ra nghịch cảnh “ ít thợ nhiều thầy ”. Hậu quả tất yếu là chất lượng giáo dục đào tạo bị giảm sút, mặt bằng tri thức của xã hội thấp hơn nhiều so với khu vực và thế giới, ảnh hưởng tới hệ thống chuẩn mực giá trị. Nguy hại hơn, nó làm cho thế hệ trẻ bị nhiễm tư tưởng, tâm lý thiếu trung thực, thiếu lòng tin vào tương lai và lẽ phải. Điều đó gây tác hại  nghiêm trọng, lâu dài đến nguồn lực con người - nhân tố quyết định quá trình phát triển đất nước.

Tuổi trẻ là tuổi có thể lực và trí lực, là tuổi chuẩn bị mọi mặt cho tương lai. Trong vốn hành trang ấy, đạo đức là gốc. Tri thức là sức mạnh, là chìa khoá để sáng tạo cống hiến, làm giàu cho mình, cho gia đình và xã hội. Nhiều học sinh, sinh viên và cả những người không có điều kiện học tập chính quy đã nêu cao tinh thần vượt khó, xác định cho mình động lực học tập đúng đắn, chiến thắng mọi trở ngại để là chủ khoa học, đạt được những thành tựu đáng tự hào trong học tập và ứng dụng khoa học kỹ thuật và cộng nghệ và sản xuất. Nhưng đáng tiếc, có một số sinh viên, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tích luỹ và phát triển tri thức, thiếu hẳn khát vọng cháy bỏng là chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ của nhân loại. Từ đó dẫn đến động cơ học tập chưa đúng đắn, học tập theo kiểu “ đối phó ”, miễn sao vượt qua các “ cửa ải ”. Bằng cấp đối với họ chỉ có ý nghĩa “ trang trí ”, là tấm vế vào đời. Đã không ít những mánh khoé gian dối trong kiểm tra thi cử....Bởi vậy, việc tự xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn là rất cần thiết. Một trong những yếu tố ảnh hưởng có tác động mạnh mẽ quyết định đến kết quả học tập của sinh viên đó là động lực học tập của họ. Động lực học tập của sinh viên là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu và nhà quản lý giáo dục quan tâm nhất là trong giai đoạn hiện nay. Với lý do trên tôi quyết định chọn vấn đề :    " Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay " làm khoá luận tốt nghiệp.






LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: