Luật số 15/2023/QH15 - LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (Full Anh - Việt)
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số:
15/2023/QH15 |
Hà Nội, ngày 09
tháng 01 năm 2023 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Khám
bệnh, chữa bệnh.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quyền,
nghĩa vụ của người bệnh; người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh; chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh
bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; khám bệnh,
chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; chuyển giao kỹ thuật chuyên
môn về khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới và thử nghiệm
lâm sàng; sai sót chuyên môn kỹ thuật; điều kiện bảo đảm hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh; huy động, điều động nguồn lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh
trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm
họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Khám bệnh là việc
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật
chuyên môn để đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
2. Chữa bệnh là việc
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật
chuyên môn để giải quyết tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển
của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trên cơ sở kết
quả khám bệnh.
3. Người bệnh là người
sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh là người đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là người hành nghề).
5. Giấy phép hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho
người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này
(sau đây gọi là giấy phép hành nghề).
6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
là cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
7. Giấy phép hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cơ
sở có đủ điều kiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này
(sau đây gọi là giấy phép hoạt động).
8. Bài thuốc gia truyền hoặc
phương pháp chữa bệnh gia truyền là bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh
theo kinh nghiệm do dòng tộc hoặc gia đình truyền lại và điều trị có hiệu quả
đối với một hoặc một số bệnh được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh công nhận.
9. Người có bài thuốc gia
truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người giữ quyền sở hữu
bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Người bệnh không có thân
nhân là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh đang trong tình
trạng cấp cứu không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có
thông tin để liên lạc với thân nhân;
b) Người bệnh tại thời điểm vào
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi và không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không
có thông tin để liên lạc với thân nhân;
c) Người bệnh đã xác định được
danh tính nhưng tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không có thân nhân đi cùng, không có
thông tin để liên lạc với thân nhân;
d) Trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị
bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
11. Thân nhân của người bệnh là
người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ,
cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể của người bệnh hoặc thành viên
khác trong gia đình theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình;
b) Người đại diện của người
bệnh;
c) Người trực tiếp chăm sóc cho
người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
nhưng không phải là người hành nghề.
12. Người đại diện của người
bệnh là người thay thế cho người bệnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
bệnh theo quy định của Luật này trong phạm vi đại diện.
13. Người chịu trách nhiệm
chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người đại diện theo pháp luật
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh.
14. Cập nhật kiến thức y khoa
liên tục là việc bổ sung kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi
hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
15. Tình trạng cấp cứu là tình trạng sức khỏe hoặc hành
vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can
thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến
suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan,
bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe,
tính mạng đối với người khác.
16. Hội chẩn là việc thảo luận giữa một nhóm người hành nghề về tình
trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp,
kịp thời.
17. Hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết
quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn
đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình
chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
18. Phục hồi chức năng là tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương
pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo
dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh phát triển,
đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm tình trạng
khuyết tật phù hợp với môi trường sống của họ.
19. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh
không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh,
chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin.
20. Khám sức khỏe là việc khám bệnh để xác định tình trạng
sức khỏe, phân loại sức khỏe hoặc phát hiện, quản lý bệnh.
21. Giám định y khoa là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương cơ thể do thương tích,
bệnh, tật, dị dạng, dị tật theo trưng
cầu hoặc yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
22. Sự cố y khoa là tình huống không mong muốn hoặc bất thường xảy
ra trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh do yếu tố khách quan, chủ quan.
23. Tai biến y khoa là sự cố y khoa gây tổn hại đến sức khỏe, tính
mạng của người bệnh do một trong các nguyên nhân sau đây:
a) Rủi ro xảy ra ngoài ý muốn mặc dù người hành nghề đã tuân thủ các quy
định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là chuyên
môn kỹ thuật);
b) Sai sót chuyên môn kỹ thuật.
Điều 3. Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa
bệnh
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị,
phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh
đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi,
phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ
đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ
người hành nghề, người khác đang
thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thực hiện kịp thời và tuân
thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
5. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề
nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
6. Bình đẳng, công bằng giữa các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 4.
Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Nhà nước giữ vai trò
chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh.
2. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu
ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên
giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn;
c) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực
thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm
thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu
cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của
Chính phủ;
d) Nghiên cứu, ứng dụng
khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.
3. Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong
lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất
lượng khám bệnh, chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần
thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Đầu tư cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu
tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
5. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
6. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.
7. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.
8. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa
bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
9. Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học
hiện đại.
10. Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 5. Quản lý nhà nước về khám bệnh,
chữa bệnh
1. Nội dung quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về khám bệnh, chữa bệnh; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khám
bệnh, chữa bệnh;
b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương
trình, đề án, kế hoạch về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Quy định về chuyên môn kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong
khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đánh giá
chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề, giấy
phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về khám bệnh,
chữa bệnh; hướng dẫn việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người
hành nghề;
h) Tổ chức nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng và chuyển
giao công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;
i) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh;
k) Quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của
Luật này và pháp luật về giá;
l) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;
m) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được quy định như
sau:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có trách nhiệm tổ chức hệ
thống và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định
của Luật này;
d) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa
bệnh;
đ) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa
bệnh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 19.2.2024)
Luật số 15/2023/QH15: Còn hiệu lực
Luật số 15/2023/QH15 (BẢN PDF)
Luật số 15/2023/QH15 (BẢN WORD - TIẾNG ANH)
Luật số 15/2023/QH15 (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số:
15/2023/QH15 |
Hà Nội, ngày 09
tháng 01 năm 2023 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Khám
bệnh, chữa bệnh.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quyền,
nghĩa vụ của người bệnh; người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh; chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh
bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; khám bệnh,
chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; chuyển giao kỹ thuật chuyên
môn về khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới và thử nghiệm
lâm sàng; sai sót chuyên môn kỹ thuật; điều kiện bảo đảm hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh; huy động, điều động nguồn lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh
trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm
họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Khám bệnh là việc
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật
chuyên môn để đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
2. Chữa bệnh là việc
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật
chuyên môn để giải quyết tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển
của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trên cơ sở kết
quả khám bệnh.
3. Người bệnh là người
sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh là người đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là người hành nghề).
5. Giấy phép hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho
người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này
(sau đây gọi là giấy phép hành nghề).
6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
là cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
7. Giấy phép hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cơ
sở có đủ điều kiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này
(sau đây gọi là giấy phép hoạt động).
8. Bài thuốc gia truyền hoặc
phương pháp chữa bệnh gia truyền là bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh
theo kinh nghiệm do dòng tộc hoặc gia đình truyền lại và điều trị có hiệu quả
đối với một hoặc một số bệnh được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh công nhận.
9. Người có bài thuốc gia
truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người giữ quyền sở hữu
bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Người bệnh không có thân
nhân là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh đang trong tình
trạng cấp cứu không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có
thông tin để liên lạc với thân nhân;
b) Người bệnh tại thời điểm vào
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi và không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không
có thông tin để liên lạc với thân nhân;
c) Người bệnh đã xác định được
danh tính nhưng tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không có thân nhân đi cùng, không có
thông tin để liên lạc với thân nhân;
d) Trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị
bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
11. Thân nhân của người bệnh là
người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ,
cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể của người bệnh hoặc thành viên
khác trong gia đình theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình;
b) Người đại diện của người
bệnh;
c) Người trực tiếp chăm sóc cho
người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
nhưng không phải là người hành nghề.
12. Người đại diện của người
bệnh là người thay thế cho người bệnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
bệnh theo quy định của Luật này trong phạm vi đại diện.
13. Người chịu trách nhiệm
chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người đại diện theo pháp luật
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh.
14. Cập nhật kiến thức y khoa
liên tục là việc bổ sung kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi
hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
15. Tình trạng cấp cứu là tình trạng sức khỏe hoặc hành
vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can
thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến
suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan,
bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe,
tính mạng đối với người khác.
16. Hội chẩn là việc thảo luận giữa một nhóm người hành nghề về tình
trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp,
kịp thời.
17. Hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết
quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn
đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình
chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
18. Phục hồi chức năng là tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương
pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo
dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh phát triển,
đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm tình trạng
khuyết tật phù hợp với môi trường sống của họ.
19. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh
không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh,
chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin.
20. Khám sức khỏe là việc khám bệnh để xác định tình trạng
sức khỏe, phân loại sức khỏe hoặc phát hiện, quản lý bệnh.
21. Giám định y khoa là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương cơ thể do thương tích,
bệnh, tật, dị dạng, dị tật theo trưng
cầu hoặc yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
22. Sự cố y khoa là tình huống không mong muốn hoặc bất thường xảy
ra trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh do yếu tố khách quan, chủ quan.
23. Tai biến y khoa là sự cố y khoa gây tổn hại đến sức khỏe, tính
mạng của người bệnh do một trong các nguyên nhân sau đây:
a) Rủi ro xảy ra ngoài ý muốn mặc dù người hành nghề đã tuân thủ các quy
định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là chuyên
môn kỹ thuật);
b) Sai sót chuyên môn kỹ thuật.
Điều 3. Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa
bệnh
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị,
phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh
đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi,
phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ
đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ
người hành nghề, người khác đang
thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thực hiện kịp thời và tuân
thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
5. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề
nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
6. Bình đẳng, công bằng giữa các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 4.
Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Nhà nước giữ vai trò
chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh.
2. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu
ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên
giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn;
c) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực
thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm
thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu
cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của
Chính phủ;
d) Nghiên cứu, ứng dụng
khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.
3. Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong
lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất
lượng khám bệnh, chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần
thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Đầu tư cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu
tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
5. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
6. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.
7. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.
8. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa
bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
9. Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học
hiện đại.
10. Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 5. Quản lý nhà nước về khám bệnh,
chữa bệnh
1. Nội dung quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về khám bệnh, chữa bệnh; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khám
bệnh, chữa bệnh;
b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương
trình, đề án, kế hoạch về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Quy định về chuyên môn kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong
khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đánh giá
chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề, giấy
phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về khám bệnh,
chữa bệnh; hướng dẫn việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người
hành nghề;
h) Tổ chức nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng và chuyển
giao công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;
i) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh;
k) Quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của
Luật này và pháp luật về giá;
l) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;
m) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được quy định như
sau:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có trách nhiệm tổ chức hệ
thống và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định
của Luật này;
d) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa
bệnh;
đ) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa
bệnh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 19.2.2024)
Luật số 15/2023/QH15: Còn hiệu lực
Luật số 15/2023/QH15 (BẢN PDF)
Luật số 15/2023/QH15 (BẢN WORD - TIẾNG ANH)
Luật số 15/2023/QH15 (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: