5968/QĐ-BYT QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC HIV/AIDS
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5968/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12
năm 2021 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
VÀ CHĂM SÓC HIV/AIDS
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn nghiệm thu Hướng dẫn Điều trị
và Chăm sóc HIV/AIDS được thành lập theo Quyết định số 5300/QĐ-BYT ngày 16/11/2021
của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn
Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký,
ban hành và thay thế Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế về
“Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh
thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế,
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố
trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế ngành và các đơn vị liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC HIV/AIDS
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế)
BAN BIÊN SOẠN
(Theo Quyết định 4513/QĐ-BYT
ngày 23/9/2021 về thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Hướng dẫn điều
trị và chăm sóc HIV/AIDS)
Trưởng Ban soạn thảo: |
|
PGS.TS Phan Thị Thu Hương |
Phó Cục trưởng Cục Phòng,
chống HIV/AIDS |
Tham gia biên soạn: |
|
TS. Nguyễn Trọng Khoa |
Phó Cục trưởng Cục Quản lý
Khám chữa bệnh |
TS. Tống Trần Hà |
Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe
Bà mẹ - Trẻ em |
TS. Phạm Ngọc Thạch |
Giám đốc Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương |
PGS.TS. Đỗ Duy Cường |
Bệnh viện Bạch Mai |
TS. Đỗ Thị Nhàn |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
TS. Vũ Quốc Đạt |
Đại học Y Hà Nội |
BSCKII. Nguyễn Thị Hoài
Dung |
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
trung ương |
PGS.TS. Nguyễn Bình Hòa |
Bệnh viện Phổi Trung ương |
PGS.TS. Lê Minh Giang |
Đại học Y Hà Nội |
TS. Nguyễn Văn Lâm |
Bệnh viện Nhi trung ương |
Ths. Nguyễn Hữu Hải |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
TS. Đoàn Thị Thùy Linh |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
Ths. Võ Hải Sơn |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
TS. Nguyễn Việt Nga |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
Các chuyên gia của các đơn vị, tổ chức quốc tế tham gia soạn thảo |
|
TS. Nguyễn Thị Thúy Vân |
Văn phòng Tổ chức Y tế Thế
giới tại Việt Nam |
BSCKII. Bùi Thị Bích Thủy |
Dự án của USAID EpiC. |
TS. Cao Thị Thanh Thủy |
Đại học Y Hà Nội |
Ths. Võ Thị Tuyết Nhung |
Tổ chức hợp tác phát triển
y tế Việt Nam |
TS. Phạm Thanh Thủy |
Tổ chức hợp tác phát triển
y tế Việt Nam |
BS. Ngô Văn Hựu |
Tổ chức hợp tác phát triển
y tế Việt Nam |
TS. Lê Ngọc Yến |
Văn Phòng CDC Việt Nam |
Ths. Hồ Thị Vân Anh |
Văn phòng CDC Việt Nam |
Ths. Ngô Thị Thúy Nga |
Tổ chức PATH tại Việt Nam |
Ths. Doãn Hồng Anh |
Tổ chức PATH tại Việt Nam |
Tổ biên tập |
|
BS Trần Anh Dũng |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
TS Đỗ Thiện Hải |
Bệnh viện Nhi Trung ương |
BS Dư Tuấn Quy |
Bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ
Chí Minh |
BSCKI. Nguyễn Văn Cử |
Bệnh viện Phổi Trung ương |
TS. Đỗ Quan Hà |
Bệnh viện Phụ sản trung ương |
Ths. Lê Kim Dung |
Cục Quản lý Khám chữa bệnh |
Ths. Trần Thị Lan Hương |
Cục Quản lý Dược |
Ths. Nguyễn Thị Mai Hương |
Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em |
Ths. Phạm Lan Hương |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
Ths. Vũ Đức Long |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
Mục lục
Mục lục
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Chương 1. XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV
1. NGUYÊN TẮC CUNG CẤP XÉT
NGHIỆM HIV
2. CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN ĐƯỢC TƯ
VẤN XÉT NGHIỆM HIV
3. CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV Ở NGƯỜI
LỚN VÀ TRẺ TỪ 18 THÁNG TUỔI TRỞ LÊN
4. CHẨN ĐOÁN SỚM NHIỄM HIV Ở
TRẺ DƯỚI 18 THÁNG TUỔI
5. KẾT NỐI CHUYỂN GỬI
6. CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN LÂM
SÀNG VÀ MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI NHIỄM HIV
Chương 2. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG NHIỄM HIV
I. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC
PHƠI NHIỄM VỚI HIV
II. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SAU
PHƠI NHIỄM VỚI HIV
Chương 3. ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC KHÁNG VI RÚT (ARV)
1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐIỀU TRỊ
2. LỢI ÍCH CỦA ĐIỀU TRỊ
3. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
4. CHUẨN BỊ TRƯỚC ĐIỀU TRỊ
5. TIÊU CHUẨN BẮT ĐẦU ĐIỀU
TRỊ ARV
6. THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ
ARV
7. CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG
NHỮNG THÁNG ĐẦU ĐIỀU TRỊ ARV
8. PHÁC ĐỒ ARV BẬC MỘT
9. ĐIỀU TRỊ ARV CHO NGƯỜI
NHIỄM HIV ĐỒNG MẮC LAO
10. XÉT NGHIỆM TRƯỚC VÀ
TRONG ĐIỀU TRỊ ARV
11. ĐIỀU TRỊ ARV CHO PHỤ NỮ
MANG THAI, PHỤ NỮ SAU SINH VÀ DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV CHO CON
12. THEO DÕI ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ
ARV VÀ CHẨN ĐOÁN THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ
13. ĐÁNH GIÁ VÀ HỖ TRỢ TUÂN
THỦ ĐIỀU TRỊ
14. THEO DÕI TÁC DỤNG KHÔNG
MONG MUỐN VÀ ĐỘC TÍNH CỦA THUỐC ARV
15. CÁC TƯƠNG TÁC CHÍNH CỦA
THUỐC ARV
16. HỘI CHỨNG VIÊM PHỤC HỒI
MIỄN DỊCH
17. CẢNH BÁO SỚM HIV KHÁNG
THUỐC
Chương 4. QUẢN LÝ BỆNH HIV TIẾN TRIỂN
I. GÓI CHĂM SÓC BỆNH HIV TIẾN
TRIỂN
II. QUY TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH
HIV TIẾN TRIỂN
III. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ
DỰ PHÒNG MỘT SỐ BỆNH NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CÓ BỆNH HIV TIẾN TRIỂN
Chương 5. DỰ PHÒNG MỘT SỐ BỆNH NHIỄM TRÙNG, QUẢN LÝ BỆNH ĐỒNG NHIỄM
VÀ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM THƯỜNG GẶP
I. DỰ PHÒNG MỘT SỐ BỆNH NHIỄM
TRÙNG CƠ HỘI THƯỜNG GẶP
II. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ MỘT
SỐ BỆNH ĐỒNG NHIỄM, BỆNH DA, NIÊM MẠC
III. CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CHO
NGƯỜI NHIỄM HIV
IV. QUẢN LÝ BỆNH KHÔNG LÂY
NHIỄM
V. TIÊM CHỦNG
Chương 6. DỰ PHÒNG, CHĂM SÓC VÀ HỖ TRỢ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
I. DỰ PHÒNG, CHĂM SÓC VÀ HỖ
TRỢ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN NHIỄM HIV
II. DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV
CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Chương 7. CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
I. CUNG CẤP DỊCH VỤ
II. CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ HIV
PHỤ LỤC 1. GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG BỆNH HIV Ở NGƯỜI LỚN, VỊ THÀNH NIÊN
VÀ TRẺ EM
PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ VÀ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC
PHƠI NHIỄM VỚI HIV (PrEP)
PHỤ LỤC 3. LIỀU LƯỢNG CỦA CÁC THUỐC ARV CHO NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ > 10
tuổi
PHỤ LỤC 4. LIỀU LƯỢNG CÁC CÔNG THỨC DẠNG DUNG DỊCH THUỐC ARV UỐNG CHO
TRẺ SƠ SINH DƯỚI 4 TUẦN TUỔIa
PHỤ LỤC 5. LIỀU ĐƠN GIẢN HÓA CỦA THUỐC VIÊN UỐNG MỘT LẦN MỖI NGÀY CHO
TRẺ TỪ 04 TUẦN TUỔI TRỞ LÊNa
PHỤ LỤC 6. LIỀU ĐƠN GIẢN CỦA THUỐC VIÊN DÙNG 2 LẦN MỖI NGÀY CHO TRẺa
PHỤ LỤC 7. LIỀU ĐƠN GIẢN THUỐC DUNG DỊCH UỐNG DÙNG 2 LẦN MỖI NGÀY
CHO TRẺa
PHỤ LỤC 8: LIỀU CTX DỰ PHÒNG CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
PHỤ LỤC 9. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU ĐẠO
PHỤ LỤC 10. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH ÂM ĐẠO
PHỤ LỤC 11. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ĐAU BỤNG DƯỚI Ở PHỤ NỮ
PHỤ LỤC 12. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC
PHỤ LỤC 13. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
PHỤ LỤC 14. ĐIỀU CHỈNH LIỀU ARV THEO MỨC LỌC CẦU THẬN
PHỤ LỤC 15. ĐIỀU CHỈNH LIỀU ARV THEO PHÂN ĐỘ CHILD-PUGH
PHỤ LỤC 17. TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THUỐC KHÁNG VI RÚT TRỰC TIẾP (DAAS)
ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT C VỚI CÁC THUỐC ARV
PHỤ LỤC 18. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt |
|
LTQĐTD |
Lây truyền qua đường tình
dục |
NTCH |
Nhiễm trùng cơ hội |
PHMD |
Phục hồi miễn dịch |
QHTD |
Quan hệ tình dục |
XN |
Xét nghiệm |
TL HIV |
Tải lượng vi rút HIV |
Tiếng Anh |
|
3TC |
Lamivudine |
ABC |
Abacavir |
AIDS |
Acquired immunodeficiency
syndrome - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải |
ARN |
Acid ribonucleic |
ARV |
Antiretroviral - Thuốc
kháng retro vi rút |
AST |
Aspartate aminotransferase |
AZT/ZDV |
Zidovudine |
BCG |
Bacillus Calmette - Guérin |
BMI |
Body Mass Index - Chỉ số
khối cơ thể |
CD4 |
Tế bào lympho TCD4 |
CMV |
Cytomegalovirus |
CTX |
Co-trimoxazole |
DAA |
Direct acting antivirals -
Các thuốc kháng vi rút trực tiếp |
DAC |
Daclatasvir |
DNA |
Desoxyribonucleic Acid |
DRV |
Darunavir |
DTG |
Dolutegravir |
EFV |
Efavirenz |
FTC |
Emtricitabine |
HBsAg |
Hepatitis B surface
antigen - Kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B |
HIV |
Human immunodeficiency
virus - Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người |
HPV |
Human papilloma virus - Vi
rút gây u nhú ở người |
HSV |
Herpes simplex virus - Vi
rút Herpes simplex |
INH |
Isoniazid |
INSTI |
Integrase strand transfer
inhibitor - Thuốc ức chế men tích hợp |
LDV |
Ledipasvir |
LPV/r |
Lopinavir/ritonavir |
MAC |
Mycobacterium avium
complex |
MSM |
Men who have sex with men
- Nam quan hệ tình dục đồng giới |
NAT |
Nucleic Acid Test |
NAAT |
Nucleic acid amplification
test |
NNRTI |
Non - nucleoside reverse
transcriptase inhibitor - Thuốc ức chế men sao chép ngược non - nucleoside |
NRTI |
Nucleoside reverse
transcriptase inhibitor - Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside |
NtRTI |
Nucleotide reverse
transcriptase inhibitor - Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleotide |
NSAID |
non-steroid
anti-inflamatory drugs |
NVP |
Nevirapine |
PCP |
Pneumocystis jiroveci pneumonia
- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci |
PEP |
Post-Exposure Prophylaxis
- Dự phòng sau phơi nhiễm |
PrEP |
Pre-Exposure Prophylaxis -
Dự phòng trước phơi nhiễm |
SOF |
Sofosbuvir |
RNA |
Ribonucleic Acid |
RAL |
Raltegravir |
PI |
Protease inhibitor - Thuốc
ức chế men protease |
TAF |
Tenofovir alafenamide |
TDF |
Tenofovir disoproxil
fumarate |
VEL |
Velpatasvir |
XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV
1. NGUYÊN TẮC CUNG CẤP XÉT NGHIỆM HIV
Tuân thủ 5 nguyên tắc sau: Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết
nối với dự phòng, chăm sóc và điều trị đối với mọi hình thức xét nghiệm
HIV.
2. CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN XÉT NGHIỆM
HIV
- Người có hành vi nguy cơ
cao nhiễm HIV: Nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán
dâm, người chuyển giới…
- Người mắc bệnh lao; người
mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; người nhiễm vi rút viêm gan C;
- Người bệnh được khám lâm
sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có
các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.
- Phụ nữ mang thai.
- Vợ/chồng/con của người nhiễm
HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV.
- Bạn tình, bạn chích của người
nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao.
- Người trong cơ sở khép kín
(phạm nhân, người cai nghiện…).
- Các trường hợp khác có nhu
cầu.
3. CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ TỪ 18
THÁNG TUỔI TRỞ LÊN
3.1. Nội dung
Chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn
và trẻ em trên 18 tháng tuổi được thực hiện theo hướng dẫn xét nghiệm HIV quốc
gia. Mẫu xét nghiệm được coi là dương tính với HIV khi có phản ứng với cả ba loại
sinh phẩm có nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Các nội dung cụ thể
bao gồm:
- Cung cấp thông tin trước
xét nghiệm.
- Lấy mẫu làm xét nghiệm HIV
khi có sự đồng ý của khách hàng.
- Quy trình thực hiện xét
nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV theo hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV.
- Tư vấn và trả kết quả và kết
nối các dịch vụ sau xét nghiệm.
3.2. Mô hình thực hiện
3.2.1. Tại cơ sở y tế
Xét nghiệm HIV được cung cấp
tại cơ sở y tế do nhân viên y tế thực hiện.
3.2.2. Tại cộng đồng
Xét nghiệm HIV tại cộng đồng
có thể do nhân viên phòng xét nghiệm thực hiện (xét nghiệm lưu động) hoặc người
xét nghiệm không chuyên thực hiện.
3.2.3. Tự xét nghiệm HIV
Tự xét nghiệm HIV là xét
nghiệm sàng lọc HIV trong đó người được xét nghiệm tự thực hiện tất cả các bước
của việc xét nghiệm HIV bao gồm tự lấy mẫu, tự làm xét nghiệm HIV và tự đọc kết
quả.
3.2.4. Tư vấn, hỗ trợ kết nối xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn
chích chung và con đẻ của người nhiễm HIV
- Tư vấn cho người nhiễm HIV
đang điều trị ARV hoặc mới được chẩn đoán nhiễm HIV về lợi ích của việc thông
báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích, sự cần thiết của việc xét
nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích và con đẻ của họ;
- Giới thiệu, hướng dẫn các
hình thức và quy trình thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích
chung với người nhiễm HIV;
- Trên cơ sở đồng thuận của
người nhiễm HIV, nhân viên y tế hoặc người nhiễm HIV thông báo tình trạng nhiễm
HIV cho bạn tình, bạn chích chung, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm HIV cho bạn
tình, bạn chích chung và con đẻ của họ.
4. CHẨN ĐOÁN SỚM NHIỄM HIV Ở TRẺ DƯỚI 18 THÁNG TUỔI
Thực hiện kỹ thuật phát hiện
acid nucleic (nucleic acid test - NAT) để phát hiện DNA/RNA của HIV theo hướng
dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV để khẳng định nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.
Quy trình thực hiện theo Sơ
đồ 1.
Sơ đồ 1: Chẩn đoán sớm nhiễm
HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi.
1. Điều trị ARV ngay, đồng
thời xét nghiệm NAT lại để khẳng định. Nếu xét nghiệm NAT lần 2 âm tính, làm
xét nghiệm NAT lần 3.
2. Nguy cơ nhiễm HIV vẫn tiếp
tục trong thời gian bú mẹ. Trẻ cần được theo dõi tiếp tục và làm xét nghiệm
kháng thể kháng HIV khi đủ 18 tháng tuổi.
3. Trường hợp trẻ trên 18
tháng tuổi và tiếp tục bú mẹ thì xét nghiệm kháng thể kháng HIV sau khi trẻ ngừng
bú mẹ ít nhất 03 tháng. Trường hợp trẻ ngừng bú mẹ trước 18 tháng tuổi thì xét
nghiệm kháng thể kháng HIV lúc trẻ đủ 18 tháng tuổi và đã ngừng bú mẹ được ít
nhất 3 tháng.
4.1. Đối tượng xét nghiệm
- Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm
HIV;
- Trẻ không rõ tình trạng
nhiễm HIV của mẹ nhưng có triệu chứng nghi ngờ bệnh HIV và/hoặc có kháng thể
kháng HIV dương tính.
4.2. Thời điểm chỉ định xét nghiệm
4.2.1. Trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV
a) Trẻ từ 0 - 2 ngày tuổi:
Chỉ định xét nghiệm NAT cho trẻ khi:
- Tải lượng HIV của mẹ trước
khi sinh ≥ 1000 bản sao/ml, hoặc
- Trẻ được điều trị dự phòng
bằng phác đồ 3 thuốc AZT/3TC/NVP. Lấy máu xét nghiệm trước khi cho trẻ uống thuốc.
- Không thuộc hai chỉ định
trên nhưng cơ sở y tế có đủ điều kiện để xét nghiệm cho trẻ.
b) Trẻ từ 4 - 6 tuần tuổi hoặc
ngay sau đó càng sớm càng tốt, bao gồm trẻ có xét nghiệm NAT lúc sinh âm tính.
c) Trẻ đủ 9 tháng tuổi có kết
quả xét nghiệm NAT âm tính trước đó không phụ thuộc tình trạng trẻ bú mẹ hoặc
không.
d) Bất kỳ khi nào trẻ có triệu
chứng nghi ngờ nhiễm HIV.
4.2.2. Trẻ sinh ra từ mẹ không rõ tình trạng nhiễm HIV
a) Trẻ không có triệu chứng nghi nhiễm HIV
- Xét nghiệm HIV cho mẹ. Nếu
mẹ có xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì xét nghiệm NAT cho con và điều trị
ARV cho mẹ.
- Khi không xác định được
tình trạng nhiễm HIV của mẹ thì xét nghiệm kháng thể kháng HIV cho trẻ. Nếu xét
nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính, làm xét nghiệm NAT cho trẻ. Nếu xét nghiệm
kháng thể kháng HIV âm tính, tiếp tục theo dõi trẻ. Nếu trẻ có triệu chứng nghi
ngờ nhiễm HIV, làm xét nghiệm NAT.
b) Trẻ có triệu chứng nghi nhiễm HIV
- Xét nghiệm HIV cho mẹ, nếu
mẹ có xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì xét nghiệm NAT cho con và điều trị
ARV cho mẹ.
- Khi không xác định được
tình trạng HIV của mẹ, xét nghiệm NAT cho con không phụ thuộc kết quả xét nghiệm
của con có kháng thể HIV dương tính hay âm tính.
Lưu ý:
- Trường hợp kết quả NAT lần
1 không xác định: XN NAT lại trên mẫu bệnh phẩm cũ, nếu kết quả vẫn không xác định,
lấy mẫu bệnh phẩm mới và xét nghiệm NAT lại trong vòng 4 tuần.
- Trường hợp trẻ từ dưới 18
tháng tuổi có biểu hiện lâm sàng của bệnh HIV tiến triển và có xét nghiệm kháng
thể kháng HIV dương tính: có thể điều trị ARV ngay trong khi chờ xét nghiệm
NAT. Ngừng điều trị ARV khi trẻ được xác định không nhiễm HIV.
4.3. Quy trình thực hiện xét nghiệm tại cơ sở điều trị
4.3.1. Cung cấp thông tin trước xét nghiệm cho mẹ/người chăm sóc
trẻ
- Lợi ích của chẩn đoán sớm
nhiễm HIV;
- Thông tin liên quan đến
xét nghiệm chẩn đoán sớm: lấy mẫu, số lần xét nghiệm và thời gian trả kết quả
xét nghiệm;
- Khẳng định về tính bảo mật
của xét nghiệm.
4.3.2. Lấy mẫu máu xét nghiệm PCR
- Mẫu sử dụng giọt máu khô
(DBS - Dried Blood Spot) trên giấy thấm hoặc máu toàn phần chống đông bằng EDTA
(Ethylene Diamine Tetra Acetic).
- Quy trình lấy máu, đóng
gói, vận chuyển, tiếp nhận mẫu giọt máu khô và/hoặc máu toàn phần thực hiện
theo các quy định tại Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV.
4.4. Xử trí khi có kết quả xét nghiệm NAT
4.4.1. Đối với xét nghiệm NAT tại thời điểm trẻ từ 0 - 2 ngày tuổi
NAT dương tính
- Trẻ nhiễm HIV.
- Tư vấn cho mẹ và người
chăm sóc về kết quả xét nghiệm. Điều trị ARV ngay đồng thời lấy mẫu làm lại xét
nghiệm NAT để khẳng định tình trạng nhiễm HIV. Điều trị ARV ngay không đợi kết
quả NAT lần 2.
NAT âm tính
- Chưa khẳng định tình trạng
nhiễm HIV của trẻ.
- Tư vấn cho người chăm sóc
về kết quả xét nghiệm. Trẻ tiếp tục điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
con bằng thuốc ARV.
- Xét nghiệm lại NAT lúc 4-6
tuần tuổi hoặc sau đó càng sớm càng tốt.
4.4.2. Đối với xét nghiệm NAT tại thời điểm trẻ từ 4-6 tuần đến dưới
9 tháng tuổi
NAT dương tính
- Trẻ nhiễm HIV.
- Tư vấn cho người chăm sóc
trẻ về kết quả xét nghiệm. Điều trị ARV ngay đồng thời lấy mẫu làm lại xét nghiệm
NAT để khẳng định tình trạng nhiễm HIV.
NAT âm tính
- Chưa khẳng định tình trạng
nhiễm HIV của trẻ.
- Tiếp tục theo dõi lâm sàng
định kỳ 1 đến 3 tháng/lần, xét nghiệm NAT khi đủ 9 tháng tuổi không phụ thuộc
việc trẻ bú mẹ hoặc không bú mẹ.
- Trường hợp trong quá trình
theo dõi nếu trẻ có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV, cần làm ngay xét nghiệm
NAT.
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 28.3.2024)
5968/QĐ-BYT: Còn hiệu lực
5968/QĐ-BYT (BẢN PDF)
5968/QĐ-BYT (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5968/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12
năm 2021 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
VÀ CHĂM SÓC HIV/AIDS
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn nghiệm thu Hướng dẫn Điều trị
và Chăm sóc HIV/AIDS được thành lập theo Quyết định số 5300/QĐ-BYT ngày 16/11/2021
của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn
Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký,
ban hành và thay thế Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế về
“Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh
thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế,
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố
trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế ngành và các đơn vị liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC HIV/AIDS
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế)
BAN BIÊN SOẠN
(Theo Quyết định 4513/QĐ-BYT
ngày 23/9/2021 về thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Hướng dẫn điều
trị và chăm sóc HIV/AIDS)
Trưởng Ban soạn thảo: |
|
PGS.TS Phan Thị Thu Hương |
Phó Cục trưởng Cục Phòng,
chống HIV/AIDS |
Tham gia biên soạn: |
|
TS. Nguyễn Trọng Khoa |
Phó Cục trưởng Cục Quản lý
Khám chữa bệnh |
TS. Tống Trần Hà |
Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe
Bà mẹ - Trẻ em |
TS. Phạm Ngọc Thạch |
Giám đốc Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương |
PGS.TS. Đỗ Duy Cường |
Bệnh viện Bạch Mai |
TS. Đỗ Thị Nhàn |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
TS. Vũ Quốc Đạt |
Đại học Y Hà Nội |
BSCKII. Nguyễn Thị Hoài
Dung |
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
trung ương |
PGS.TS. Nguyễn Bình Hòa |
Bệnh viện Phổi Trung ương |
PGS.TS. Lê Minh Giang |
Đại học Y Hà Nội |
TS. Nguyễn Văn Lâm |
Bệnh viện Nhi trung ương |
Ths. Nguyễn Hữu Hải |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
TS. Đoàn Thị Thùy Linh |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
Ths. Võ Hải Sơn |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
TS. Nguyễn Việt Nga |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
Các chuyên gia của các đơn vị, tổ chức quốc tế tham gia soạn thảo |
|
TS. Nguyễn Thị Thúy Vân |
Văn phòng Tổ chức Y tế Thế
giới tại Việt Nam |
BSCKII. Bùi Thị Bích Thủy |
Dự án của USAID EpiC. |
TS. Cao Thị Thanh Thủy |
Đại học Y Hà Nội |
Ths. Võ Thị Tuyết Nhung |
Tổ chức hợp tác phát triển
y tế Việt Nam |
TS. Phạm Thanh Thủy |
Tổ chức hợp tác phát triển
y tế Việt Nam |
BS. Ngô Văn Hựu |
Tổ chức hợp tác phát triển
y tế Việt Nam |
TS. Lê Ngọc Yến |
Văn Phòng CDC Việt Nam |
Ths. Hồ Thị Vân Anh |
Văn phòng CDC Việt Nam |
Ths. Ngô Thị Thúy Nga |
Tổ chức PATH tại Việt Nam |
Ths. Doãn Hồng Anh |
Tổ chức PATH tại Việt Nam |
Tổ biên tập |
|
BS Trần Anh Dũng |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
TS Đỗ Thiện Hải |
Bệnh viện Nhi Trung ương |
BS Dư Tuấn Quy |
Bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ
Chí Minh |
BSCKI. Nguyễn Văn Cử |
Bệnh viện Phổi Trung ương |
TS. Đỗ Quan Hà |
Bệnh viện Phụ sản trung ương |
Ths. Lê Kim Dung |
Cục Quản lý Khám chữa bệnh |
Ths. Trần Thị Lan Hương |
Cục Quản lý Dược |
Ths. Nguyễn Thị Mai Hương |
Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em |
Ths. Phạm Lan Hương |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
Ths. Vũ Đức Long |
Cục Phòng, chống HIV/AIDS |
Mục lục
Mục lục
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Chương 1. XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV
1. NGUYÊN TẮC CUNG CẤP XÉT
NGHIỆM HIV
2. CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN ĐƯỢC TƯ
VẤN XÉT NGHIỆM HIV
3. CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV Ở NGƯỜI
LỚN VÀ TRẺ TỪ 18 THÁNG TUỔI TRỞ LÊN
4. CHẨN ĐOÁN SỚM NHIỄM HIV Ở
TRẺ DƯỚI 18 THÁNG TUỔI
5. KẾT NỐI CHUYỂN GỬI
6. CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN LÂM
SÀNG VÀ MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI NHIỄM HIV
Chương 2. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG NHIỄM HIV
I. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC
PHƠI NHIỄM VỚI HIV
II. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SAU
PHƠI NHIỄM VỚI HIV
Chương 3. ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC KHÁNG VI RÚT (ARV)
1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐIỀU TRỊ
2. LỢI ÍCH CỦA ĐIỀU TRỊ
3. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
4. CHUẨN BỊ TRƯỚC ĐIỀU TRỊ
5. TIÊU CHUẨN BẮT ĐẦU ĐIỀU
TRỊ ARV
6. THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ
ARV
7. CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG
NHỮNG THÁNG ĐẦU ĐIỀU TRỊ ARV
8. PHÁC ĐỒ ARV BẬC MỘT
9. ĐIỀU TRỊ ARV CHO NGƯỜI
NHIỄM HIV ĐỒNG MẮC LAO
10. XÉT NGHIỆM TRƯỚC VÀ
TRONG ĐIỀU TRỊ ARV
11. ĐIỀU TRỊ ARV CHO PHỤ NỮ
MANG THAI, PHỤ NỮ SAU SINH VÀ DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV CHO CON
12. THEO DÕI ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ
ARV VÀ CHẨN ĐOÁN THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ
13. ĐÁNH GIÁ VÀ HỖ TRỢ TUÂN
THỦ ĐIỀU TRỊ
14. THEO DÕI TÁC DỤNG KHÔNG
MONG MUỐN VÀ ĐỘC TÍNH CỦA THUỐC ARV
15. CÁC TƯƠNG TÁC CHÍNH CỦA
THUỐC ARV
16. HỘI CHỨNG VIÊM PHỤC HỒI
MIỄN DỊCH
17. CẢNH BÁO SỚM HIV KHÁNG
THUỐC
Chương 4. QUẢN LÝ BỆNH HIV TIẾN TRIỂN
I. GÓI CHĂM SÓC BỆNH HIV TIẾN
TRIỂN
II. QUY TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH
HIV TIẾN TRIỂN
III. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ
DỰ PHÒNG MỘT SỐ BỆNH NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CÓ BỆNH HIV TIẾN TRIỂN
Chương 5. DỰ PHÒNG MỘT SỐ BỆNH NHIỄM TRÙNG, QUẢN LÝ BỆNH ĐỒNG NHIỄM
VÀ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM THƯỜNG GẶP
I. DỰ PHÒNG MỘT SỐ BỆNH NHIỄM
TRÙNG CƠ HỘI THƯỜNG GẶP
II. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ MỘT
SỐ BỆNH ĐỒNG NHIỄM, BỆNH DA, NIÊM MẠC
III. CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CHO
NGƯỜI NHIỄM HIV
IV. QUẢN LÝ BỆNH KHÔNG LÂY
NHIỄM
V. TIÊM CHỦNG
Chương 6. DỰ PHÒNG, CHĂM SÓC VÀ HỖ TRỢ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
I. DỰ PHÒNG, CHĂM SÓC VÀ HỖ
TRỢ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN NHIỄM HIV
II. DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV
CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Chương 7. CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
I. CUNG CẤP DỊCH VỤ
II. CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ HIV
PHỤ LỤC 1. GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG BỆNH HIV Ở NGƯỜI LỚN, VỊ THÀNH NIÊN
VÀ TRẺ EM
PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ VÀ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC
PHƠI NHIỄM VỚI HIV (PrEP)
PHỤ LỤC 3. LIỀU LƯỢNG CỦA CÁC THUỐC ARV CHO NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ > 10
tuổi
PHỤ LỤC 4. LIỀU LƯỢNG CÁC CÔNG THỨC DẠNG DUNG DỊCH THUỐC ARV UỐNG CHO
TRẺ SƠ SINH DƯỚI 4 TUẦN TUỔIa
PHỤ LỤC 5. LIỀU ĐƠN GIẢN HÓA CỦA THUỐC VIÊN UỐNG MỘT LẦN MỖI NGÀY CHO
TRẺ TỪ 04 TUẦN TUỔI TRỞ LÊNa
PHỤ LỤC 6. LIỀU ĐƠN GIẢN CỦA THUỐC VIÊN DÙNG 2 LẦN MỖI NGÀY CHO TRẺa
PHỤ LỤC 7. LIỀU ĐƠN GIẢN THUỐC DUNG DỊCH UỐNG DÙNG 2 LẦN MỖI NGÀY
CHO TRẺa
PHỤ LỤC 8: LIỀU CTX DỰ PHÒNG CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
PHỤ LỤC 9. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU ĐẠO
PHỤ LỤC 10. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH ÂM ĐẠO
PHỤ LỤC 11. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ĐAU BỤNG DƯỚI Ở PHỤ NỮ
PHỤ LỤC 12. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC
PHỤ LỤC 13. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
PHỤ LỤC 14. ĐIỀU CHỈNH LIỀU ARV THEO MỨC LỌC CẦU THẬN
PHỤ LỤC 15. ĐIỀU CHỈNH LIỀU ARV THEO PHÂN ĐỘ CHILD-PUGH
PHỤ LỤC 17. TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC THUỐC KHÁNG VI RÚT TRỰC TIẾP (DAAS)
ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT C VỚI CÁC THUỐC ARV
PHỤ LỤC 18. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt |
|
LTQĐTD |
Lây truyền qua đường tình
dục |
NTCH |
Nhiễm trùng cơ hội |
PHMD |
Phục hồi miễn dịch |
QHTD |
Quan hệ tình dục |
XN |
Xét nghiệm |
TL HIV |
Tải lượng vi rút HIV |
Tiếng Anh |
|
3TC |
Lamivudine |
ABC |
Abacavir |
AIDS |
Acquired immunodeficiency
syndrome - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải |
ARN |
Acid ribonucleic |
ARV |
Antiretroviral - Thuốc
kháng retro vi rút |
AST |
Aspartate aminotransferase |
AZT/ZDV |
Zidovudine |
BCG |
Bacillus Calmette - Guérin |
BMI |
Body Mass Index - Chỉ số
khối cơ thể |
CD4 |
Tế bào lympho TCD4 |
CMV |
Cytomegalovirus |
CTX |
Co-trimoxazole |
DAA |
Direct acting antivirals -
Các thuốc kháng vi rút trực tiếp |
DAC |
Daclatasvir |
DNA |
Desoxyribonucleic Acid |
DRV |
Darunavir |
DTG |
Dolutegravir |
EFV |
Efavirenz |
FTC |
Emtricitabine |
HBsAg |
Hepatitis B surface
antigen - Kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B |
HIV |
Human immunodeficiency
virus - Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người |
HPV |
Human papilloma virus - Vi
rút gây u nhú ở người |
HSV |
Herpes simplex virus - Vi
rút Herpes simplex |
INH |
Isoniazid |
INSTI |
Integrase strand transfer
inhibitor - Thuốc ức chế men tích hợp |
LDV |
Ledipasvir |
LPV/r |
Lopinavir/ritonavir |
MAC |
Mycobacterium avium
complex |
MSM |
Men who have sex with men
- Nam quan hệ tình dục đồng giới |
NAT |
Nucleic Acid Test |
NAAT |
Nucleic acid amplification
test |
NNRTI |
Non - nucleoside reverse
transcriptase inhibitor - Thuốc ức chế men sao chép ngược non - nucleoside |
NRTI |
Nucleoside reverse
transcriptase inhibitor - Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside |
NtRTI |
Nucleotide reverse
transcriptase inhibitor - Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleotide |
NSAID |
non-steroid
anti-inflamatory drugs |
NVP |
Nevirapine |
PCP |
Pneumocystis jiroveci pneumonia
- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci |
PEP |
Post-Exposure Prophylaxis
- Dự phòng sau phơi nhiễm |
PrEP |
Pre-Exposure Prophylaxis -
Dự phòng trước phơi nhiễm |
SOF |
Sofosbuvir |
RNA |
Ribonucleic Acid |
RAL |
Raltegravir |
PI |
Protease inhibitor - Thuốc
ức chế men protease |
TAF |
Tenofovir alafenamide |
TDF |
Tenofovir disoproxil
fumarate |
VEL |
Velpatasvir |
XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV
1. NGUYÊN TẮC CUNG CẤP XÉT NGHIỆM HIV
Tuân thủ 5 nguyên tắc sau: Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết
nối với dự phòng, chăm sóc và điều trị đối với mọi hình thức xét nghiệm
HIV.
2. CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN XÉT NGHIỆM
HIV
- Người có hành vi nguy cơ
cao nhiễm HIV: Nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán
dâm, người chuyển giới…
- Người mắc bệnh lao; người
mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; người nhiễm vi rút viêm gan C;
- Người bệnh được khám lâm
sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có
các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.
- Phụ nữ mang thai.
- Vợ/chồng/con của người nhiễm
HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV.
- Bạn tình, bạn chích của người
nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao.
- Người trong cơ sở khép kín
(phạm nhân, người cai nghiện…).
- Các trường hợp khác có nhu
cầu.
3. CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ TỪ 18
THÁNG TUỔI TRỞ LÊN
3.1. Nội dung
Chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn
và trẻ em trên 18 tháng tuổi được thực hiện theo hướng dẫn xét nghiệm HIV quốc
gia. Mẫu xét nghiệm được coi là dương tính với HIV khi có phản ứng với cả ba loại
sinh phẩm có nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Các nội dung cụ thể
bao gồm:
- Cung cấp thông tin trước
xét nghiệm.
- Lấy mẫu làm xét nghiệm HIV
khi có sự đồng ý của khách hàng.
- Quy trình thực hiện xét
nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV theo hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV.
- Tư vấn và trả kết quả và kết
nối các dịch vụ sau xét nghiệm.
3.2. Mô hình thực hiện
3.2.1. Tại cơ sở y tế
Xét nghiệm HIV được cung cấp
tại cơ sở y tế do nhân viên y tế thực hiện.
3.2.2. Tại cộng đồng
Xét nghiệm HIV tại cộng đồng
có thể do nhân viên phòng xét nghiệm thực hiện (xét nghiệm lưu động) hoặc người
xét nghiệm không chuyên thực hiện.
3.2.3. Tự xét nghiệm HIV
Tự xét nghiệm HIV là xét
nghiệm sàng lọc HIV trong đó người được xét nghiệm tự thực hiện tất cả các bước
của việc xét nghiệm HIV bao gồm tự lấy mẫu, tự làm xét nghiệm HIV và tự đọc kết
quả.
3.2.4. Tư vấn, hỗ trợ kết nối xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn
chích chung và con đẻ của người nhiễm HIV
- Tư vấn cho người nhiễm HIV
đang điều trị ARV hoặc mới được chẩn đoán nhiễm HIV về lợi ích của việc thông
báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích, sự cần thiết của việc xét
nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích và con đẻ của họ;
- Giới thiệu, hướng dẫn các
hình thức và quy trình thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích
chung với người nhiễm HIV;
- Trên cơ sở đồng thuận của
người nhiễm HIV, nhân viên y tế hoặc người nhiễm HIV thông báo tình trạng nhiễm
HIV cho bạn tình, bạn chích chung, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm HIV cho bạn
tình, bạn chích chung và con đẻ của họ.
4. CHẨN ĐOÁN SỚM NHIỄM HIV Ở TRẺ DƯỚI 18 THÁNG TUỔI
Thực hiện kỹ thuật phát hiện
acid nucleic (nucleic acid test - NAT) để phát hiện DNA/RNA của HIV theo hướng
dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV để khẳng định nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.
Quy trình thực hiện theo Sơ
đồ 1.
Sơ đồ 1: Chẩn đoán sớm nhiễm
HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi.
1. Điều trị ARV ngay, đồng
thời xét nghiệm NAT lại để khẳng định. Nếu xét nghiệm NAT lần 2 âm tính, làm
xét nghiệm NAT lần 3.
2. Nguy cơ nhiễm HIV vẫn tiếp
tục trong thời gian bú mẹ. Trẻ cần được theo dõi tiếp tục và làm xét nghiệm
kháng thể kháng HIV khi đủ 18 tháng tuổi.
3. Trường hợp trẻ trên 18
tháng tuổi và tiếp tục bú mẹ thì xét nghiệm kháng thể kháng HIV sau khi trẻ ngừng
bú mẹ ít nhất 03 tháng. Trường hợp trẻ ngừng bú mẹ trước 18 tháng tuổi thì xét
nghiệm kháng thể kháng HIV lúc trẻ đủ 18 tháng tuổi và đã ngừng bú mẹ được ít
nhất 3 tháng.
4.1. Đối tượng xét nghiệm
- Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm
HIV;
- Trẻ không rõ tình trạng
nhiễm HIV của mẹ nhưng có triệu chứng nghi ngờ bệnh HIV và/hoặc có kháng thể
kháng HIV dương tính.
4.2. Thời điểm chỉ định xét nghiệm
4.2.1. Trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV
a) Trẻ từ 0 - 2 ngày tuổi:
Chỉ định xét nghiệm NAT cho trẻ khi:
- Tải lượng HIV của mẹ trước
khi sinh ≥ 1000 bản sao/ml, hoặc
- Trẻ được điều trị dự phòng
bằng phác đồ 3 thuốc AZT/3TC/NVP. Lấy máu xét nghiệm trước khi cho trẻ uống thuốc.
- Không thuộc hai chỉ định
trên nhưng cơ sở y tế có đủ điều kiện để xét nghiệm cho trẻ.
b) Trẻ từ 4 - 6 tuần tuổi hoặc
ngay sau đó càng sớm càng tốt, bao gồm trẻ có xét nghiệm NAT lúc sinh âm tính.
c) Trẻ đủ 9 tháng tuổi có kết
quả xét nghiệm NAT âm tính trước đó không phụ thuộc tình trạng trẻ bú mẹ hoặc
không.
d) Bất kỳ khi nào trẻ có triệu
chứng nghi ngờ nhiễm HIV.
4.2.2. Trẻ sinh ra từ mẹ không rõ tình trạng nhiễm HIV
a) Trẻ không có triệu chứng nghi nhiễm HIV
- Xét nghiệm HIV cho mẹ. Nếu
mẹ có xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì xét nghiệm NAT cho con và điều trị
ARV cho mẹ.
- Khi không xác định được
tình trạng nhiễm HIV của mẹ thì xét nghiệm kháng thể kháng HIV cho trẻ. Nếu xét
nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính, làm xét nghiệm NAT cho trẻ. Nếu xét nghiệm
kháng thể kháng HIV âm tính, tiếp tục theo dõi trẻ. Nếu trẻ có triệu chứng nghi
ngờ nhiễm HIV, làm xét nghiệm NAT.
b) Trẻ có triệu chứng nghi nhiễm HIV
- Xét nghiệm HIV cho mẹ, nếu
mẹ có xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì xét nghiệm NAT cho con và điều trị
ARV cho mẹ.
- Khi không xác định được
tình trạng HIV của mẹ, xét nghiệm NAT cho con không phụ thuộc kết quả xét nghiệm
của con có kháng thể HIV dương tính hay âm tính.
Lưu ý:
- Trường hợp kết quả NAT lần
1 không xác định: XN NAT lại trên mẫu bệnh phẩm cũ, nếu kết quả vẫn không xác định,
lấy mẫu bệnh phẩm mới và xét nghiệm NAT lại trong vòng 4 tuần.
- Trường hợp trẻ từ dưới 18
tháng tuổi có biểu hiện lâm sàng của bệnh HIV tiến triển và có xét nghiệm kháng
thể kháng HIV dương tính: có thể điều trị ARV ngay trong khi chờ xét nghiệm
NAT. Ngừng điều trị ARV khi trẻ được xác định không nhiễm HIV.
4.3. Quy trình thực hiện xét nghiệm tại cơ sở điều trị
4.3.1. Cung cấp thông tin trước xét nghiệm cho mẹ/người chăm sóc
trẻ
- Lợi ích của chẩn đoán sớm
nhiễm HIV;
- Thông tin liên quan đến
xét nghiệm chẩn đoán sớm: lấy mẫu, số lần xét nghiệm và thời gian trả kết quả
xét nghiệm;
- Khẳng định về tính bảo mật
của xét nghiệm.
4.3.2. Lấy mẫu máu xét nghiệm PCR
- Mẫu sử dụng giọt máu khô
(DBS - Dried Blood Spot) trên giấy thấm hoặc máu toàn phần chống đông bằng EDTA
(Ethylene Diamine Tetra Acetic).
- Quy trình lấy máu, đóng
gói, vận chuyển, tiếp nhận mẫu giọt máu khô và/hoặc máu toàn phần thực hiện
theo các quy định tại Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV.
4.4. Xử trí khi có kết quả xét nghiệm NAT
4.4.1. Đối với xét nghiệm NAT tại thời điểm trẻ từ 0 - 2 ngày tuổi
NAT dương tính
- Trẻ nhiễm HIV.
- Tư vấn cho mẹ và người
chăm sóc về kết quả xét nghiệm. Điều trị ARV ngay đồng thời lấy mẫu làm lại xét
nghiệm NAT để khẳng định tình trạng nhiễm HIV. Điều trị ARV ngay không đợi kết
quả NAT lần 2.
NAT âm tính
- Chưa khẳng định tình trạng
nhiễm HIV của trẻ.
- Tư vấn cho người chăm sóc
về kết quả xét nghiệm. Trẻ tiếp tục điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
con bằng thuốc ARV.
- Xét nghiệm lại NAT lúc 4-6
tuần tuổi hoặc sau đó càng sớm càng tốt.
4.4.2. Đối với xét nghiệm NAT tại thời điểm trẻ từ 4-6 tuần đến dưới
9 tháng tuổi
NAT dương tính
- Trẻ nhiễm HIV.
- Tư vấn cho người chăm sóc
trẻ về kết quả xét nghiệm. Điều trị ARV ngay đồng thời lấy mẫu làm lại xét nghiệm
NAT để khẳng định tình trạng nhiễm HIV.
NAT âm tính
- Chưa khẳng định tình trạng
nhiễm HIV của trẻ.
- Tiếp tục theo dõi lâm sàng
định kỳ 1 đến 3 tháng/lần, xét nghiệm NAT khi đủ 9 tháng tuổi không phụ thuộc
việc trẻ bú mẹ hoặc không bú mẹ.
- Trường hợp trong quá trình
theo dõi nếu trẻ có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV, cần làm ngay xét nghiệm
NAT.
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 28.3.2024)
5968/QĐ-BYT: Còn hiệu lực
5968/QĐ-BYT (BẢN PDF)
5968/QĐ-BYT (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)
Không có nhận xét nào: