Luật số: 105/2016/QH13 LUẬT DƯỢC (Full Anh - Việt)
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số:
105/2016/QH13 |
Hà Nội, ngày 06
tháng 4 năm 2016 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật dược.
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định về chính
sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh
doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược
liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác
dược và quảng cáo thuốc; dược lâm sàng; quản lý thuốc trong cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh; thử thuốc trên lâm sàng và thử tương đương sinh học của thuốc; quản
lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và quản lý giá thuốc.
2. Luật này áp dụng đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan
đến hoạt động dược tại Việt Nam.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Dược là thuốc và
nguyên liệu làm thuốc.
3. Nguyên liệu làm thuốc là
thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm dược chất, dược liệu, tá
dược, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc.
4. Dược chất (còn gọi là
hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng
dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh,
điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người.
6. Thuốc hóa dược là
thuốc có chứa dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết
và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ dược liệu,
thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn
và hiệu quả.
7. Thuốc dược liệu là
thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học,
trừ thuốc cổ truyền quy định tại khoản 8 Điều này.
8. Thuốc cổ truyền (bao
gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào
chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo
kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.
9. Vị thuốc cổ truyền là
dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền dùng để
sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh.
Sinh phẩm không bao gồm kháng
sinh, chất có nguồn gốc sinh học có phân tử lượng thấp có thể phân lập thành những
chất tinh khiết và sinh phẩm chẩn đoán in vitro.
11. Sinh phẩm tham chiếu (còn gọi là thuốc sinh học tham chiếu) là sinh phẩm
được cấp phép lưu hành tại Việt Nam trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng,
an toàn, hiệu quả.
12. Sinh phẩm tương tự (còn
gọi là thuốc sinh học tương tự) là sinh phẩm có sự tương tự về chất
lượng, an toàn, hiệu quả so với một thuốc sinh học tham chiếu.
15. Thuốc generic là
thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc và thường
được sử dụng thay thế biệt dược gốc.
16. Biệt dược gốc là
thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất
lượng, an toàn, hiệu quả.
23. Thuốc phóng xạ là
thuốc có chứa thành phần hạt nhân phóng xạ dùng cho người để chẩn đoán, điều
trị bệnh, nghiên cứu y sinh học bao gồm đồng vị phóng xạ hoặc đồng vị phóng xạ
gắn kết với chất đánh dấu.
24. Đồng vị phóng xạ là
đồng vị của một nguyên tố hóa học mà hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó
ở trạng thái không ổn định và phát ra bức xạ ion hóa trong quá trình phân rã để
trở thành trạng thái ổn định.
25. Chất đánh dấu (còn
gọi là chất dẫn, chất mang) là chất hoặc hợp chất dùng để pha chế, gắn kết với
đồng vị phóng xạ tạo thành thuốc phóng xạ.
a) Thuốc quy định tại các khoản
17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 Điều này;
b) Nguyên liệu làm thuốc là dược
chất hướng thần, chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc hoặc chất phóng xạ
để sản xuất thuốc quy định tại các khoản 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 Điều
này;
c) Thuốc
độc, nguyên liệu độc làm thuốc thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
27. Thuốc không kê đơn là
thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc thuộc Danh mục thuốc
không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
28. Thuốc kê đơn là thuốc
khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng
chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe.
29. Thuốc thiết yếu là
thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số Nhân dân thuộc Danh mục thuốc
thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
30. Thuốc hiếm là thuốc
để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp hoặc thuốc không sẵn có theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
31. Hạn dùng của thuốc là
thời gian sử dụng ấn định cho thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép
sử dụng.
Hạn dùng của thuốc được thể hiện
bằng Khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng
ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn
dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
32. Thuốc không đạt tiêu
chuẩn chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
33.
Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có dược chất, dược
liệu;
b) Có dược chất không đúng với
dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong
giấy phép nhập khẩu;
c) Có dược chất, dược liệu nhưng
không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi
trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định
tại khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;
d) Được sản xuất, trình bày hoặc
dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
34. Dược
liệu giả là dược liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đúng loài, bộ phận hoặc
nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi trên nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm
theo;
b) Bị cố ý trộn lẫn hoặc thay
thế bằng thành phần không phải là dược liệu ghi trên nhãn; dược liệu bị cố ý
chiết xuất hoạt chất;
c) Được sản xuất, trình bày hoặc
dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
35. Phản ứng có hại của thuốc
là phản ứng không mong muốn, có hại đến sức khỏe, có thể xảy ra ở liều dùng
bình thường.
36. Hành nghề dược là
việc sử dụng trình độ chuyên môn của cá nhân để kinh doanh dược và hoạt động
dược lâm sàng.
37. Thực hành tốt là bộ
nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, lưu thông thuốc, kê
đơn thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, nuôi trồng, thu hái dược liệu và các bộ
nguyên tắc, tiêu chuẩn khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công bố áp dụng
trên cơ sở hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc của các tổ chức quốc tế
khác mà Việt Nam là thành viên hoặc công nhận.
38. Sinh khả dụng là đặc
tính biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu của dược chất hoặc chất có tác dụng từ
một thuốc vào cơ thể để dược chất hoặc chất có tác dụng đó xuất hiện tại nơi có
tác dụng trong cơ thể.
39. Tương đương sinh học là
sự tương tự nhau về sinh khả dụng giữa hai thuốc khi được so sánh trong cùng
một điều kiện thử nghiệm.
40. Dược lâm sàng là hoạt
động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.
41. Cảnh giác dược là
việc phát hiện, đánh giá và phòng tránh các bất lợi liên quan đến quá trình sử
dụng thuốc.
42. Bao bì tiếp xúc trực tiếp
với thuốc là bao bì chứa đựng thuốc, tiếp xúc trực tiếp với thuốc, tạo ra
hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của thuốc.
43. Kinh doanh dược là
việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và
nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Điều 3. Dự
trữ quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Nhà nước thực hiện dự trữ
quốc gia về thuốc và nguyên liệu làm thuốc để sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Phòng, chống dịch bệnh và
khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Phòng, chẩn đoán và điều trị
các bệnh hiếm gặp;
d) Thuốc không sẵn có.
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 13.3.2024)
Luật số: 105/2016/QH13: Còn hiệu lực
Luật số: 105/2016/QH13 (FILE WORD - TIẾNG VIỆT)
Luật số: 105/2016/QH13 (FILE WORD - TIẾNG ANH)
Luật số: 105/2016/QH13 (PDF)
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số:
105/2016/QH13 |
Hà Nội, ngày 06
tháng 4 năm 2016 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật dược.
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định về chính
sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh
doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược
liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác
dược và quảng cáo thuốc; dược lâm sàng; quản lý thuốc trong cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh; thử thuốc trên lâm sàng và thử tương đương sinh học của thuốc; quản
lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và quản lý giá thuốc.
2. Luật này áp dụng đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan
đến hoạt động dược tại Việt Nam.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Dược là thuốc và
nguyên liệu làm thuốc.
3. Nguyên liệu làm thuốc là
thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm dược chất, dược liệu, tá
dược, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc.
4. Dược chất (còn gọi là
hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng
dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh,
điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người.
6. Thuốc hóa dược là
thuốc có chứa dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết
và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ dược liệu,
thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn
và hiệu quả.
7. Thuốc dược liệu là
thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học,
trừ thuốc cổ truyền quy định tại khoản 8 Điều này.
8. Thuốc cổ truyền (bao
gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào
chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo
kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.
9. Vị thuốc cổ truyền là
dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền dùng để
sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh.
Sinh phẩm không bao gồm kháng
sinh, chất có nguồn gốc sinh học có phân tử lượng thấp có thể phân lập thành những
chất tinh khiết và sinh phẩm chẩn đoán in vitro.
11. Sinh phẩm tham chiếu (còn gọi là thuốc sinh học tham chiếu) là sinh phẩm
được cấp phép lưu hành tại Việt Nam trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng,
an toàn, hiệu quả.
12. Sinh phẩm tương tự (còn
gọi là thuốc sinh học tương tự) là sinh phẩm có sự tương tự về chất
lượng, an toàn, hiệu quả so với một thuốc sinh học tham chiếu.
15. Thuốc generic là
thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc và thường
được sử dụng thay thế biệt dược gốc.
16. Biệt dược gốc là
thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất
lượng, an toàn, hiệu quả.
23. Thuốc phóng xạ là
thuốc có chứa thành phần hạt nhân phóng xạ dùng cho người để chẩn đoán, điều
trị bệnh, nghiên cứu y sinh học bao gồm đồng vị phóng xạ hoặc đồng vị phóng xạ
gắn kết với chất đánh dấu.
24. Đồng vị phóng xạ là
đồng vị của một nguyên tố hóa học mà hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó
ở trạng thái không ổn định và phát ra bức xạ ion hóa trong quá trình phân rã để
trở thành trạng thái ổn định.
25. Chất đánh dấu (còn
gọi là chất dẫn, chất mang) là chất hoặc hợp chất dùng để pha chế, gắn kết với
đồng vị phóng xạ tạo thành thuốc phóng xạ.
a) Thuốc quy định tại các khoản
17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 Điều này;
b) Nguyên liệu làm thuốc là dược
chất hướng thần, chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc hoặc chất phóng xạ
để sản xuất thuốc quy định tại các khoản 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 Điều
này;
c) Thuốc
độc, nguyên liệu độc làm thuốc thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
27. Thuốc không kê đơn là
thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc thuộc Danh mục thuốc
không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
28. Thuốc kê đơn là thuốc
khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng
chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe.
29. Thuốc thiết yếu là
thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số Nhân dân thuộc Danh mục thuốc
thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
30. Thuốc hiếm là thuốc
để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp hoặc thuốc không sẵn có theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
31. Hạn dùng của thuốc là
thời gian sử dụng ấn định cho thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép
sử dụng.
Hạn dùng của thuốc được thể hiện
bằng Khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng
ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn
dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
32. Thuốc không đạt tiêu
chuẩn chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
33.
Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có dược chất, dược
liệu;
b) Có dược chất không đúng với
dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong
giấy phép nhập khẩu;
c) Có dược chất, dược liệu nhưng
không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi
trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định
tại khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;
d) Được sản xuất, trình bày hoặc
dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
34. Dược
liệu giả là dược liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đúng loài, bộ phận hoặc
nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi trên nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm
theo;
b) Bị cố ý trộn lẫn hoặc thay
thế bằng thành phần không phải là dược liệu ghi trên nhãn; dược liệu bị cố ý
chiết xuất hoạt chất;
c) Được sản xuất, trình bày hoặc
dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
35. Phản ứng có hại của thuốc
là phản ứng không mong muốn, có hại đến sức khỏe, có thể xảy ra ở liều dùng
bình thường.
36. Hành nghề dược là
việc sử dụng trình độ chuyên môn của cá nhân để kinh doanh dược và hoạt động
dược lâm sàng.
37. Thực hành tốt là bộ
nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, lưu thông thuốc, kê
đơn thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, nuôi trồng, thu hái dược liệu và các bộ
nguyên tắc, tiêu chuẩn khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công bố áp dụng
trên cơ sở hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc của các tổ chức quốc tế
khác mà Việt Nam là thành viên hoặc công nhận.
38. Sinh khả dụng là đặc
tính biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu của dược chất hoặc chất có tác dụng từ
một thuốc vào cơ thể để dược chất hoặc chất có tác dụng đó xuất hiện tại nơi có
tác dụng trong cơ thể.
39. Tương đương sinh học là
sự tương tự nhau về sinh khả dụng giữa hai thuốc khi được so sánh trong cùng
một điều kiện thử nghiệm.
40. Dược lâm sàng là hoạt
động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.
41. Cảnh giác dược là
việc phát hiện, đánh giá và phòng tránh các bất lợi liên quan đến quá trình sử
dụng thuốc.
42. Bao bì tiếp xúc trực tiếp
với thuốc là bao bì chứa đựng thuốc, tiếp xúc trực tiếp với thuốc, tạo ra
hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của thuốc.
43. Kinh doanh dược là
việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và
nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Điều 3. Dự
trữ quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Nhà nước thực hiện dự trữ
quốc gia về thuốc và nguyên liệu làm thuốc để sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Phòng, chống dịch bệnh và
khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Phòng, chẩn đoán và điều trị
các bệnh hiếm gặp;
d) Thuốc không sẵn có.
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 13.3.2024)
Luật số: 105/2016/QH13: Còn hiệu lực
Luật số: 105/2016/QH13 (FILE WORD - TIẾNG VIỆT)
Luật số: 105/2016/QH13 (FILE WORD - TIẾNG ANH)
Luật số: 105/2016/QH13 (PDF)
Không có nhận xét nào: