BÀI GIẢNG TRUYỀN THÔNG môi TRƯỜNG (Nguyễn Thị Hồng Hạnh)



CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÊ 

TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG


1.1 Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu của truyền thông môi trường

1.1.1 Khái niệm về truyền thông, truyền thông môi trường

* Truyền thông

Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai hay một nhóm người với nhau để tạo ra một sự đồng thuận cao hơn, một sức mạnh lớn hơn. Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong đời sống, sinh hoạt của con người, đặc biệt:

- Truyền thông là một công cụ thiết yếu để đạt được các mục tiêu của chính sách hay một dự án và đòi hỏi một cách tiếp cận có hệ thống được lên kế hoạch từ trước, liên quan đến các bên liên quan và đặc biệt là những người chịu ảnh hưởng của chính sách hay dự án.

-  Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong lập chương trình hay xác định dự án, ban hành, thực thi, kiểm soát, đánh giá chính sách hoặc dự án và duy trì sự điều khiển. ở mỗi phần khác nhau của một dự án, một chiến lược hay chính sách, truyền thông có những vai trò khác nhau. Điều quan trọng là cần xác định dự án, chiến lược, chính sách đang ở giai đoạn nào để có những hoạt động truyền thông thích hợp.

- Truyền thông đóng một vai trò tích cực để đưa thông tin vào trong cuộc tranh luận nhằm đạt được sự chấp thuận từ phía những người lãnh đạo, nhà chính trị, cũng nhằm sắp xếp các vấn đề trong chương trình nghị sự của xã hội và chuẩn bị những bước khởi đầu cho sự phát triển xã hội. Truyền thông được sử dụng như nhau trong việc bày tỏ sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội từ những người dân đến các nhà hoạch định chính sách hay những người cung cấp dịch vụ.

  Một phần quan trọng của truyền thông là lắng nghe, làm rõ vấn đ, sự tiếp thu, thái độ, thiện chí tham gia của mọi người, các hoạt động thực tiễn, những trở ngại dễ thay đổi và các lợi ích tiềm ẩn. Điều này cho phép có thể dựa vào những nỗ lực truyền thông để giải quyết các vấn đề dẫn tới những hoạt động không phù hợp gây ra do sự thiếu kiến thức, thái độ hay khả năng thực hiện hành động. Truyền thông sẽ có hiệu quả nhất khi được kết nối với các vấn đề cụ thể mà nhờ đó các hoạt động khả thi và thuận lợi có thể thấy rõ được.

* Sự khác nhau giữa thông tin và truyền thông

Thông tin và truyền thông là hai lĩnh vực không hoàn toàn giống nhau. Thông tin là sự chuyển giao tín hiệu một chiều từ người gửi đến người nhận. Truyền thông còn bao gồm cả phương tiện truyền thông, bối cảnh xã hội, đối thoại và quan trọng nhất là ý nghĩa “chia sẻ” giữa hai hay nhiều người, đó là mối tương tác xã hội dài hạn






CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÊ 

TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG


1.1 Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu của truyền thông môi trường

1.1.1 Khái niệm về truyền thông, truyền thông môi trường

* Truyền thông

Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai hay một nhóm người với nhau để tạo ra một sự đồng thuận cao hơn, một sức mạnh lớn hơn. Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong đời sống, sinh hoạt của con người, đặc biệt:

- Truyền thông là một công cụ thiết yếu để đạt được các mục tiêu của chính sách hay một dự án và đòi hỏi một cách tiếp cận có hệ thống được lên kế hoạch từ trước, liên quan đến các bên liên quan và đặc biệt là những người chịu ảnh hưởng của chính sách hay dự án.

-  Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong lập chương trình hay xác định dự án, ban hành, thực thi, kiểm soát, đánh giá chính sách hoặc dự án và duy trì sự điều khiển. ở mỗi phần khác nhau của một dự án, một chiến lược hay chính sách, truyền thông có những vai trò khác nhau. Điều quan trọng là cần xác định dự án, chiến lược, chính sách đang ở giai đoạn nào để có những hoạt động truyền thông thích hợp.

- Truyền thông đóng một vai trò tích cực để đưa thông tin vào trong cuộc tranh luận nhằm đạt được sự chấp thuận từ phía những người lãnh đạo, nhà chính trị, cũng nhằm sắp xếp các vấn đề trong chương trình nghị sự của xã hội và chuẩn bị những bước khởi đầu cho sự phát triển xã hội. Truyền thông được sử dụng như nhau trong việc bày tỏ sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội từ những người dân đến các nhà hoạch định chính sách hay những người cung cấp dịch vụ.

  Một phần quan trọng của truyền thông là lắng nghe, làm rõ vấn đ, sự tiếp thu, thái độ, thiện chí tham gia của mọi người, các hoạt động thực tiễn, những trở ngại dễ thay đổi và các lợi ích tiềm ẩn. Điều này cho phép có thể dựa vào những nỗ lực truyền thông để giải quyết các vấn đề dẫn tới những hoạt động không phù hợp gây ra do sự thiếu kiến thức, thái độ hay khả năng thực hiện hành động. Truyền thông sẽ có hiệu quả nhất khi được kết nối với các vấn đề cụ thể mà nhờ đó các hoạt động khả thi và thuận lợi có thể thấy rõ được.

* Sự khác nhau giữa thông tin và truyền thông

Thông tin và truyền thông là hai lĩnh vực không hoàn toàn giống nhau. Thông tin là sự chuyển giao tín hiệu một chiều từ người gửi đến người nhận. Truyền thông còn bao gồm cả phương tiện truyền thông, bối cảnh xã hội, đối thoại và quan trọng nhất là ý nghĩa “chia sẻ” giữa hai hay nhiều người, đó là mối tương tác xã hội dài hạn




M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: