QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CÔ ĐẶC CÀ CHUA (HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ THÀNH PHẨM = 30%) NĂNG SUẤT 1000 KG SẢN PHẨM MỖI GIỜ



1.1. Tổng quan về nguyên vật liệu sản xuất đồ hộp cà chua cô đặc 

1.1.1. Nguyên liệu cà chua 

1.1.1.1. Giới thiệu chung về cây cà chua 

Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ Cà (Solanaceae). 

Cây cà chua có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như đất sét, đất cát, đất pha cát, có độ pH= 6 – 6.5.

Ở Việt Nam, cây cà chua là một loại loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía Bắc. Nhiều giống cà chua lai ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Một số giống cà chua chất lượng đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Các giống cà chua ở Việt Nam được chia làm 3 loại theo hình dạng của chúng: 

Cà chua hồng: quả có hình dạng quả hồng, thịt quả đặc, nhiều bột, lượng đường trong quả cao. 

Cà chua múi: quả to, nhiều ngăn tạo thành múi, năng suất và khả năng chống chịu khá nhưng chất lượng không bằng cà chua hồng.

Cà chua bi: quả nhỏ, chua, giá trị thấp, thường dùng làm nguyên liệu tạo giống.

Quả cà chua có nhiều kích cỡ và màu sắc khi chín khác nhau (vàng, da cam, hồng, đỏ…) giàu chất dinh dưỡng và các hợp chất có hoạt tính sinh học, có lợi cho sức khỏe được dùng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Trong sản xuất cà chua cô đặc, giống cà chua được lựa chọn có hàm lượng chất khô hòa tan phải cao (ít nhất 4-50 Bx), pH thấp (khoảng 4,4), quả chắc, nhiều thịt quả, ít hạt, màu đỏ sáng. Các giống cà chua điển hình được chọn để chế biến ở Việt Nam là PT18, HT21, 89F1, Savior, cà chua Đà Lạt. 





1.1. Tổng quan về nguyên vật liệu sản xuất đồ hộp cà chua cô đặc 

1.1.1. Nguyên liệu cà chua 

1.1.1.1. Giới thiệu chung về cây cà chua 

Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ Cà (Solanaceae). 

Cây cà chua có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như đất sét, đất cát, đất pha cát, có độ pH= 6 – 6.5.

Ở Việt Nam, cây cà chua là một loại loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía Bắc. Nhiều giống cà chua lai ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Một số giống cà chua chất lượng đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Các giống cà chua ở Việt Nam được chia làm 3 loại theo hình dạng của chúng: 

Cà chua hồng: quả có hình dạng quả hồng, thịt quả đặc, nhiều bột, lượng đường trong quả cao. 

Cà chua múi: quả to, nhiều ngăn tạo thành múi, năng suất và khả năng chống chịu khá nhưng chất lượng không bằng cà chua hồng.

Cà chua bi: quả nhỏ, chua, giá trị thấp, thường dùng làm nguyên liệu tạo giống.

Quả cà chua có nhiều kích cỡ và màu sắc khi chín khác nhau (vàng, da cam, hồng, đỏ…) giàu chất dinh dưỡng và các hợp chất có hoạt tính sinh học, có lợi cho sức khỏe được dùng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Trong sản xuất cà chua cô đặc, giống cà chua được lựa chọn có hàm lượng chất khô hòa tan phải cao (ít nhất 4-50 Bx), pH thấp (khoảng 4,4), quả chắc, nhiều thịt quả, ít hạt, màu đỏ sáng. Các giống cà chua điển hình được chọn để chế biến ở Việt Nam là PT18, HT21, 89F1, Savior, cà chua Đà Lạt. 



M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: