SÁCH - Cơ Sở Văn Học So Sánh (Trần Đình Sử)



Văn học so sánh là một bộ môn nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng, chuyển giao giá trị và sáng tạo mới không lặp lại giữa các nền văn học trên thế giới. Không một nền văn học nào có thể tồn tại mà không có mối liên hệ với các nền văn học khác. Nghiên cứu văn học so sánh trước hết để có được một tầm nhìn thế giới đối với văn học, thứ đến nhìn thấy vị thế, bản sắc văn học dân tộc trong bản đồ văn học thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hôm nay và với lí thuyết giao tiếp đối thoại hiện đại, các vấn đề của văn học so sánh càng trở nên bức thiết hơn.

Bộ môn Văn học so sánh đã được giảng dạy trong các trường đại học của ta, song khó khăn là thiếu giáo trình. Năm 1995 đã có một cuốn sách của Tiến sĩ Nguyễn Văn Dân, cách nay cũng đã 24 năm. Cuốn sách Cơ sở Văn học so sánh này vốn là các bài giảng về văn học so sánh mà tôi đã giảng dạy nhiều khoá cho sinh viên lớp chất lượng cao và học viên cao học tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và một số trường đại học khác trong nước. Khi soạn các bài giảng này, tôi chủ yếu dựa vào các giáo trình của học giả Trung Quốc. Ngoài ra, tôi cũng có tham khảo tài liệu của các nước Nga, Pháp, Mĩ. Nay có điều kiện, tôi chỉnh lí lại để cung cấp thêm tài liệu dạy và học cho các giảng viên và sinh viên Ngữ văn, cần thiết cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và những ai quan tâm.

Cơ sở lí thuyết và tư liệu dùng để biên soạn cuốn sách này phần lớn hấp thu từ các sách chuyên ngành của các học giả Trung Quốc, Nga, Pháp, Mĩ và Việt Nam. Nhưng tư tưởng cơ bản của cuốn sách là do chúng tôi tích luỹ trong quá trình nghiên cứu về văn học Việt Nam. Phần trình bày kết hợp lí thuyết với nghiên cứu trường hợp. Do là bài giảng, cho nên nhiều chỗ trích dẫn không ghi xuất xứ. Nay tìm lại mất rất nhiều công sức, tài liệu cũng không dễ tìm, vì vậy ngoài những trích dẫn quan trọng có ghi xuất xứ, phần nhiều các tri thức thông dụng xin không ghi xuất xứ.

Mỗi cuốn sách thường có một số điểm nhấn, trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ chú trọng nhấn mạnh phần chủ thể tiếp nhận và sáng tạo, đưa ra nhiều ví dụ về văn học so sánh trên cứ liệu văn học Việt Nam, trong quan hệ văn học Việt Nam với nước ngoài.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với các bạn Nguyễn Hữu Sơn, Phan Huy Dũng, Đỗ Văn Hiểu, Cao Kim Lan đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu để công trình được hoàn thiện hơn trước khi đến tay bạn đọc. Văn học so sánh đối với thế giới là chuyện không mới, song ở Việt Nam, vẫn còn là lĩnh vực mới, người đi trên con đường này còn thưa thớt, sách vở, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa có tổ chức học thuật và chưa có mối liên hệ quốc tế, quá trình biên soạn cũng gặp khó khăn vê' tư liệu, chắc chắn khó tránh khỏi sai sót. Mong bạn đọc góp ý để sửa chữa, nâng cao trong lẩn in sau.

Trần Đình Sử



LINK THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐH/CĐ ĐỂ MƯỢN SÁCH/XEM ONLINE


LINK MƯỢN SÁCH THƯ VIỆN 1



LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE


LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 1

LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 2







LINK DOWNLOAD (UPDATING...)



Văn học so sánh là một bộ môn nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng, chuyển giao giá trị và sáng tạo mới không lặp lại giữa các nền văn học trên thế giới. Không một nền văn học nào có thể tồn tại mà không có mối liên hệ với các nền văn học khác. Nghiên cứu văn học so sánh trước hết để có được một tầm nhìn thế giới đối với văn học, thứ đến nhìn thấy vị thế, bản sắc văn học dân tộc trong bản đồ văn học thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hôm nay và với lí thuyết giao tiếp đối thoại hiện đại, các vấn đề của văn học so sánh càng trở nên bức thiết hơn.

Bộ môn Văn học so sánh đã được giảng dạy trong các trường đại học của ta, song khó khăn là thiếu giáo trình. Năm 1995 đã có một cuốn sách của Tiến sĩ Nguyễn Văn Dân, cách nay cũng đã 24 năm. Cuốn sách Cơ sở Văn học so sánh này vốn là các bài giảng về văn học so sánh mà tôi đã giảng dạy nhiều khoá cho sinh viên lớp chất lượng cao và học viên cao học tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và một số trường đại học khác trong nước. Khi soạn các bài giảng này, tôi chủ yếu dựa vào các giáo trình của học giả Trung Quốc. Ngoài ra, tôi cũng có tham khảo tài liệu của các nước Nga, Pháp, Mĩ. Nay có điều kiện, tôi chỉnh lí lại để cung cấp thêm tài liệu dạy và học cho các giảng viên và sinh viên Ngữ văn, cần thiết cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và những ai quan tâm.

Cơ sở lí thuyết và tư liệu dùng để biên soạn cuốn sách này phần lớn hấp thu từ các sách chuyên ngành của các học giả Trung Quốc, Nga, Pháp, Mĩ và Việt Nam. Nhưng tư tưởng cơ bản của cuốn sách là do chúng tôi tích luỹ trong quá trình nghiên cứu về văn học Việt Nam. Phần trình bày kết hợp lí thuyết với nghiên cứu trường hợp. Do là bài giảng, cho nên nhiều chỗ trích dẫn không ghi xuất xứ. Nay tìm lại mất rất nhiều công sức, tài liệu cũng không dễ tìm, vì vậy ngoài những trích dẫn quan trọng có ghi xuất xứ, phần nhiều các tri thức thông dụng xin không ghi xuất xứ.

Mỗi cuốn sách thường có một số điểm nhấn, trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ chú trọng nhấn mạnh phần chủ thể tiếp nhận và sáng tạo, đưa ra nhiều ví dụ về văn học so sánh trên cứ liệu văn học Việt Nam, trong quan hệ văn học Việt Nam với nước ngoài.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với các bạn Nguyễn Hữu Sơn, Phan Huy Dũng, Đỗ Văn Hiểu, Cao Kim Lan đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu để công trình được hoàn thiện hơn trước khi đến tay bạn đọc. Văn học so sánh đối với thế giới là chuyện không mới, song ở Việt Nam, vẫn còn là lĩnh vực mới, người đi trên con đường này còn thưa thớt, sách vở, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa có tổ chức học thuật và chưa có mối liên hệ quốc tế, quá trình biên soạn cũng gặp khó khăn vê' tư liệu, chắc chắn khó tránh khỏi sai sót. Mong bạn đọc góp ý để sửa chữa, nâng cao trong lẩn in sau.

Trần Đình Sử



LINK THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐH/CĐ ĐỂ MƯỢN SÁCH/XEM ONLINE


LINK MƯỢN SÁCH THƯ VIỆN 1



LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE


LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 1

LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 2







LINK DOWNLOAD (UPDATING...)

M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: