Thiết kế phân xưởng isome hóa phân đoạn condensat (Vi Đức Thành)
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay năng lượng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong các nguồn năng lượng đang được con người khai thác và sử dụng thì dầu mỏ là một nguồn năng lượng quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng nhanh.
Công nghệ chế biến dầu mỏ ra đời năm 1859 và cho đến nay thế giới đã khai thác và chế biến một lượng dầu khổng lồ với tốc độ rất nhanh chóng ( tăng gấp đôi trong khoảng 10 năm cho đến năm 1980). Ngành công nghiệp dầu mỏ do tăng trưởng nhanh chóng nên đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của thế kỷ 20. Trong số các sản phẩm của dầu mỏ phải nói tới nhiên liệu xăng, một nhiên liệu quan trọng trong đời sống. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và yêu cầu cao về chất lượng khí thải để bảo vệ môi trường mà nhu cầu xăng có chất lượng cao ngày càng tăng nhanh. Xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới là thay thế xăng không pha chì cho xăng pha chì nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Công nghiệp chế biến dầu dùng hai quá trình chủ đạo để nhận xăng có trị số octan cao là quá trình reforming xúc tác và quá trình cracking xúc tác, do nhu cầu về xăng chất lượng cao ngày càng tăng trong khi phần C5 và C6 cuả công nghiệp hóa dầu ngày càng có số lượng lớn mà lại không thể đạt được trị số octan cao trong khi áp dụng các quá trình trên. Trước đây phân đoạn này chỉ được dùng để pha trộn vào xăng với mục đích đạt đủ áp suất của xăng và thành phần cất, còn trị số octan của phần này không đủ cao vì đa số các cấu tử này chủ yếu là các parafin mạch thẳng, vì thế cần thiết phải có dây chuyền chế biến và sử dụng iso-parafin C5 – C6, các cấu tử này có trị số octan đủ cao. Để nhận được iso-parafin C5 – C6 người ta dùng quá trình isome hóa. Ưu điểm của quá trình này: Biến đổi hydrocacbon mạch thẳng thành cấu tử có cấu trúc nhánh là cấu tử có trị số octan cao. Nhờ thế nâng cao đáng kể hiệu suất và chất lượng của xăng. Xăng của quá trình isome hoá gọi là isomerat. Ưu điểm nổi bật của nó: chênh lệch giữa chỉ số octan nghiên cứu (RON) và chỉ số động cơ (MON), hàm lượng lưu huỳnh, các hợp chất thơm, olefin chỉ tồn tại ở trạng thái vết. Nó có thể làm tăng RON của xăng tổng thêm 0,7 ÷ 1,5 đơn vị (isomerat RON = 79 ÷ 83). Trong nhà máy lọc dầu, khi sử dụng công nghệ tuần hoàn (RON = 87 ÷ 92) giá trị đạt được còn cao hơn nhiều
Quá trình isome hóa n-parafin được dùng để nâng cao trị số octan của phân đoạn C5 và C6 của xăng sôi đến 700C, đồng thời cho phép nhận các iso-parafin riêng biệt như iso-pentan và iso-butan từ nguyên liệu là n-pentan và butan tương ứng, nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu cho quá trình tổng hợp isopren và isobutan là nguồn nguyên liệu tốt cho quá trình alkyl hóa hoặc để nhận isobuten cho quá trình tổng hợp MTBE.
Chính vì tầm quan trọng này mà trong công nghiệp chế biến dầu, quá trình isome hóa đã được rất nhiều công ty lớn trên thế giới chú trọng nghiên cứu và phát triển như BP, Shell, UOP…
Do vậy với đề tài “ Thiết kế phân xưởng isome hóa phân đoạn condensat” sẽ phần nào giúp em hiểu được vai trò của quá trình isome hóa trong lọc dầu cũng như sự phát triển của nó.
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay năng lượng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong các nguồn năng lượng đang được con người khai thác và sử dụng thì dầu mỏ là một nguồn năng lượng quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng nhanh.
Công nghệ chế biến dầu mỏ ra đời năm 1859 và cho đến nay thế giới đã khai thác và chế biến một lượng dầu khổng lồ với tốc độ rất nhanh chóng ( tăng gấp đôi trong khoảng 10 năm cho đến năm 1980). Ngành công nghiệp dầu mỏ do tăng trưởng nhanh chóng nên đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của thế kỷ 20. Trong số các sản phẩm của dầu mỏ phải nói tới nhiên liệu xăng, một nhiên liệu quan trọng trong đời sống. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và yêu cầu cao về chất lượng khí thải để bảo vệ môi trường mà nhu cầu xăng có chất lượng cao ngày càng tăng nhanh. Xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới là thay thế xăng không pha chì cho xăng pha chì nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Công nghiệp chế biến dầu dùng hai quá trình chủ đạo để nhận xăng có trị số octan cao là quá trình reforming xúc tác và quá trình cracking xúc tác, do nhu cầu về xăng chất lượng cao ngày càng tăng trong khi phần C5 và C6 cuả công nghiệp hóa dầu ngày càng có số lượng lớn mà lại không thể đạt được trị số octan cao trong khi áp dụng các quá trình trên. Trước đây phân đoạn này chỉ được dùng để pha trộn vào xăng với mục đích đạt đủ áp suất của xăng và thành phần cất, còn trị số octan của phần này không đủ cao vì đa số các cấu tử này chủ yếu là các parafin mạch thẳng, vì thế cần thiết phải có dây chuyền chế biến và sử dụng iso-parafin C5 – C6, các cấu tử này có trị số octan đủ cao. Để nhận được iso-parafin C5 – C6 người ta dùng quá trình isome hóa. Ưu điểm của quá trình này: Biến đổi hydrocacbon mạch thẳng thành cấu tử có cấu trúc nhánh là cấu tử có trị số octan cao. Nhờ thế nâng cao đáng kể hiệu suất và chất lượng của xăng. Xăng của quá trình isome hoá gọi là isomerat. Ưu điểm nổi bật của nó: chênh lệch giữa chỉ số octan nghiên cứu (RON) và chỉ số động cơ (MON), hàm lượng lưu huỳnh, các hợp chất thơm, olefin chỉ tồn tại ở trạng thái vết. Nó có thể làm tăng RON của xăng tổng thêm 0,7 ÷ 1,5 đơn vị (isomerat RON = 79 ÷ 83). Trong nhà máy lọc dầu, khi sử dụng công nghệ tuần hoàn (RON = 87 ÷ 92) giá trị đạt được còn cao hơn nhiều
Quá trình isome hóa n-parafin được dùng để nâng cao trị số octan của phân đoạn C5 và C6 của xăng sôi đến 700C, đồng thời cho phép nhận các iso-parafin riêng biệt như iso-pentan và iso-butan từ nguyên liệu là n-pentan và butan tương ứng, nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu cho quá trình tổng hợp isopren và isobutan là nguồn nguyên liệu tốt cho quá trình alkyl hóa hoặc để nhận isobuten cho quá trình tổng hợp MTBE.
Chính vì tầm quan trọng này mà trong công nghiệp chế biến dầu, quá trình isome hóa đã được rất nhiều công ty lớn trên thế giới chú trọng nghiên cứu và phát triển như BP, Shell, UOP…
Do vậy với đề tài “ Thiết kế phân xưởng isome hóa phân đoạn condensat” sẽ phần nào giúp em hiểu được vai trò của quá trình isome hóa trong lọc dầu cũng như sự phát triển của nó.
Không có nhận xét nào: