Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4





1. Lý do lựa chọn đề tài

Công tác Thông tin đối ngoại (TTĐN) đóng một vai trò không thể phủ nhận trong thời đại hội nhập ở nước ta hiện nay (mô tả rõ vai trò như thế nào, khoảng 5 dòng). Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, báo hình là một trong nhiều loại hình báo chí sở hữu những ưu thế rõ rệt so với nhiều loại hình báo chí khác.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của người xem, ngày càng có nhiều thể loại, chương trình phong phú xuất hiện trên truyền hình. Tuy nhiên, bản tin luôn là thể loại “nền tảng” của báo hình, là món ăn không thể thiếu trên truyền hình dành cho khán giả. Bản tin cũng chính là một phương thức ngôn luận đối ngoại trực tiếp và hiệu quả của nước ta. Đối với nhiệm vụ công tác TTĐN, bản tin thời sự tiếng Anh, gọi tắt là Bản tin tiếng Anh (BTTA) của Ban truyền hình đối ngoại (THĐN) VTV4 là một chương trình cần có những đánh giá nghiên cứu cụ thể và định hướng phát triển tăng tính hiệu quả nhiệm vụ đối ngoại của nước nhà.

Đối với những người làm công tác TTĐN, BTTA của VTV4 - với đặc thù là bản tin nói bằng Tiếng Anh và phát ra nước ngoài - rõ ràng là một chương trình hết sức quan trọng cần được chú ý nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao hiệu quả trực tiếp trong việc phát ngôn cũng như xây dựng và nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Đối với kênh THĐN Việt Nam – VTV4, BTTA là một chương trình không thể thiếu, thậm chí quyết định không nhỏ uy tín và số lượng khán giả theo dõi. Sự xuất hiện cuả BTTA đã góp phần làm phong phú thêm nội dung của kênh THĐN VTV4 nhưng đồng thời cũng tạo ra “khoảng trống” lý luận. Cho đến nay, trong các tài liệu lý luận truyền hình Việt Nam, vẫn chưa có một nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến nội dung này. Thực tiễn có lý luận “dẫn đường” bao giờ cũng mang lại kết quả tốt hơn. Thực tiễn đang đặt ra các vấn đề cấp bách đòi hỏi THĐN phải kịp thời đổi mới và nâng cao chất lượng. Để làm được điều này cần có sự nghiên cứu để phát hiện vấn đề, đề xuất các biện pháp khắc phục các bất cập, thiếu sót. Rõ ràng, đã đến lúc cần phải có những nghiên cứu, khảo sát về BTTA của VTV4 để thu hẹp “khoảng trống” lý luận, phục vụ hoạt động báo chí thực tế cũng như công tác nghiên cứu ứng dụng hoạt động TTĐN.

Viết lại lý do chọn đề tài:

- Vị trí, tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn

- Nó quan trọng như thế nhưng việc nghiên cứu vấn đề này chưa tốt, dẫn đến việc triển khai thực hiện chưa tốt.

- Phù hợp với chuyên ngành được đào tạo

Vì 3 lý do trên --> chọn " ..." làm đề tài khóa luận. Phần này khoảng 2 trang.

2. Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về công tác TTĐN có một số tài liệu đáng lưu ý:

1. Văn kiện Đại hội Đại biểu Thông tin đối ngoại Toàn quốc lần thứ X (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2006).

2. Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 9/2006).

3. Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) và những bài học thực tế (Bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Bình trên website Quê hương, 2005).

4. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong

tình hình mới (bài viết của đồng chí Phạm Gia Khiêm, Uỷ viên Bộ Chính trị,

Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại trên Tạp

chí Cộng sản, số 787 (5/2008)).

5. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về báo chí trong thời kỳ đổi mới, (Trần Bá Dung, Luận văn Thạc sĩ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2000).

6. Trả lời báo chí của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao năm 2006 - 2008

(Website Bộ Ngoại giao).

7. Báo chí và ngoại giao (Học viện Quan hệ quốc tế, NXB Thế giới, 2002.)

8. Một số bài học trong công tác TTĐN thời thời gian vừa qua, (Vũ Khoan – Bài phát biểu tại Hội nghị Thông tin Đối ngoại toàn quốc 31/3/2004).

9. Các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng và phát biểu

của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về công tác báo chí, xuất bản

và công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại (Báo Nhân dân, Website Đảng

Cộng sản Việt nam).

Nghiên cứu chung về thể loại báo chí, có nhiều tác phẩm đáng lưu ý:

- PGS. TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, Tác phẩm báo chí, Nxb Lý luận chính trị

- Đinh Văn Hường, Các thể loại thông tấn báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

- Hoàng Anh, Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao Động, Hà Nội (2003).

- Nguyễn Khoa Điềm, Báo chí cần đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đổi mới đất nước, Tư tưởng văn hóa (6/2005)

- Cơ sở lý luận báo chí, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, (1999).

- Đài truyền hình Việt Nam, “35 năm Đài truyền hình Việt Nam”, lưu hành nội bộ (2005).

Thông qua việc tiến hành khảo cứu nguồn tài liệu luận văn, khoá luận, tiểu luận khoa học cuả sinh viên từ năm 2005-2007, tác giả nhận thấy có những nghiên cứu đáng lưu ý như sau:

- Nguyễn Tiến Long (2006), Bản tin đối ngoại phát thanh, truyền hình – thực trạng và hiệu quả (Luận văn tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2006)

Khóa luận này nghiên cứu về mô hình bản tin trên truyền hình và phát thanh với mục đích thông tin đối ngoại, trong đó có một góc độ thuộc về bản tin truyền hình có liên quan đến luận văn.

- Trần Quốc Thắng (2007), Đặc trưng của truyền hình và ảnh hưởng của nó tới hoạt động nghiệp vụ của phóng viên truyền hình (Luận văn tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2007)

- Nguyễn Hồng Hải, Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài (Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng 2007)

Luận văn này đưa ra một cái nhìn tổng quan về vai trò và nhiệm vụ của kênh truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể là khảo sát ở kênh VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam.

Thông qua việc khảo cứu, xem xét các nguồn tài liệu, có thể nhận thấy đề tài BTTA trước đây chỉ được nghiên cứu với tư cách một biểu hiện cho những đặc trưng của Báo hình hoặc chỉ được lựa chọn một khía cạnh khác. Với đề tài nghiên cứu mang tên “Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin tiếng Anh của VTV4”, người thực hiện sẽ cố gắng thâu tóm toàn bộ nội dung và các góc độ, biểu hiện khác nhau của chương trình BTTA trên VTV4 hiện nay trên góc nhìn thông tin đối ngoại, cũng như chỉ ra các đặc trưng về loại hình chi phối đến chương trình BTTA. Tác giả đồng thời sẽ lựa chọn những tài liệu có liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu và coi đó là một nguồn tham khảo cho khoá luận của mình.












1. Lý do lựa chọn đề tài

Công tác Thông tin đối ngoại (TTĐN) đóng một vai trò không thể phủ nhận trong thời đại hội nhập ở nước ta hiện nay (mô tả rõ vai trò như thế nào, khoảng 5 dòng). Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, báo hình là một trong nhiều loại hình báo chí sở hữu những ưu thế rõ rệt so với nhiều loại hình báo chí khác.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của người xem, ngày càng có nhiều thể loại, chương trình phong phú xuất hiện trên truyền hình. Tuy nhiên, bản tin luôn là thể loại “nền tảng” của báo hình, là món ăn không thể thiếu trên truyền hình dành cho khán giả. Bản tin cũng chính là một phương thức ngôn luận đối ngoại trực tiếp và hiệu quả của nước ta. Đối với nhiệm vụ công tác TTĐN, bản tin thời sự tiếng Anh, gọi tắt là Bản tin tiếng Anh (BTTA) của Ban truyền hình đối ngoại (THĐN) VTV4 là một chương trình cần có những đánh giá nghiên cứu cụ thể và định hướng phát triển tăng tính hiệu quả nhiệm vụ đối ngoại của nước nhà.

Đối với những người làm công tác TTĐN, BTTA của VTV4 - với đặc thù là bản tin nói bằng Tiếng Anh và phát ra nước ngoài - rõ ràng là một chương trình hết sức quan trọng cần được chú ý nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao hiệu quả trực tiếp trong việc phát ngôn cũng như xây dựng và nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Đối với kênh THĐN Việt Nam – VTV4, BTTA là một chương trình không thể thiếu, thậm chí quyết định không nhỏ uy tín và số lượng khán giả theo dõi. Sự xuất hiện cuả BTTA đã góp phần làm phong phú thêm nội dung của kênh THĐN VTV4 nhưng đồng thời cũng tạo ra “khoảng trống” lý luận. Cho đến nay, trong các tài liệu lý luận truyền hình Việt Nam, vẫn chưa có một nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến nội dung này. Thực tiễn có lý luận “dẫn đường” bao giờ cũng mang lại kết quả tốt hơn. Thực tiễn đang đặt ra các vấn đề cấp bách đòi hỏi THĐN phải kịp thời đổi mới và nâng cao chất lượng. Để làm được điều này cần có sự nghiên cứu để phát hiện vấn đề, đề xuất các biện pháp khắc phục các bất cập, thiếu sót. Rõ ràng, đã đến lúc cần phải có những nghiên cứu, khảo sát về BTTA của VTV4 để thu hẹp “khoảng trống” lý luận, phục vụ hoạt động báo chí thực tế cũng như công tác nghiên cứu ứng dụng hoạt động TTĐN.

Viết lại lý do chọn đề tài:

- Vị trí, tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn

- Nó quan trọng như thế nhưng việc nghiên cứu vấn đề này chưa tốt, dẫn đến việc triển khai thực hiện chưa tốt.

- Phù hợp với chuyên ngành được đào tạo

Vì 3 lý do trên --> chọn " ..." làm đề tài khóa luận. Phần này khoảng 2 trang.

2. Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về công tác TTĐN có một số tài liệu đáng lưu ý:

1. Văn kiện Đại hội Đại biểu Thông tin đối ngoại Toàn quốc lần thứ X (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2006).

2. Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 9/2006).

3. Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) và những bài học thực tế (Bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Bình trên website Quê hương, 2005).

4. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong

tình hình mới (bài viết của đồng chí Phạm Gia Khiêm, Uỷ viên Bộ Chính trị,

Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại trên Tạp

chí Cộng sản, số 787 (5/2008)).

5. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về báo chí trong thời kỳ đổi mới, (Trần Bá Dung, Luận văn Thạc sĩ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2000).

6. Trả lời báo chí của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao năm 2006 - 2008

(Website Bộ Ngoại giao).

7. Báo chí và ngoại giao (Học viện Quan hệ quốc tế, NXB Thế giới, 2002.)

8. Một số bài học trong công tác TTĐN thời thời gian vừa qua, (Vũ Khoan – Bài phát biểu tại Hội nghị Thông tin Đối ngoại toàn quốc 31/3/2004).

9. Các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng và phát biểu

của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về công tác báo chí, xuất bản

và công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại (Báo Nhân dân, Website Đảng

Cộng sản Việt nam).

Nghiên cứu chung về thể loại báo chí, có nhiều tác phẩm đáng lưu ý:

- PGS. TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, Tác phẩm báo chí, Nxb Lý luận chính trị

- Đinh Văn Hường, Các thể loại thông tấn báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

- Hoàng Anh, Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao Động, Hà Nội (2003).

- Nguyễn Khoa Điềm, Báo chí cần đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đổi mới đất nước, Tư tưởng văn hóa (6/2005)

- Cơ sở lý luận báo chí, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, (1999).

- Đài truyền hình Việt Nam, “35 năm Đài truyền hình Việt Nam”, lưu hành nội bộ (2005).

Thông qua việc tiến hành khảo cứu nguồn tài liệu luận văn, khoá luận, tiểu luận khoa học cuả sinh viên từ năm 2005-2007, tác giả nhận thấy có những nghiên cứu đáng lưu ý như sau:

- Nguyễn Tiến Long (2006), Bản tin đối ngoại phát thanh, truyền hình – thực trạng và hiệu quả (Luận văn tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2006)

Khóa luận này nghiên cứu về mô hình bản tin trên truyền hình và phát thanh với mục đích thông tin đối ngoại, trong đó có một góc độ thuộc về bản tin truyền hình có liên quan đến luận văn.

- Trần Quốc Thắng (2007), Đặc trưng của truyền hình và ảnh hưởng của nó tới hoạt động nghiệp vụ của phóng viên truyền hình (Luận văn tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2007)

- Nguyễn Hồng Hải, Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài (Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng 2007)

Luận văn này đưa ra một cái nhìn tổng quan về vai trò và nhiệm vụ của kênh truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể là khảo sát ở kênh VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam.

Thông qua việc khảo cứu, xem xét các nguồn tài liệu, có thể nhận thấy đề tài BTTA trước đây chỉ được nghiên cứu với tư cách một biểu hiện cho những đặc trưng của Báo hình hoặc chỉ được lựa chọn một khía cạnh khác. Với đề tài nghiên cứu mang tên “Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin tiếng Anh của VTV4”, người thực hiện sẽ cố gắng thâu tóm toàn bộ nội dung và các góc độ, biểu hiện khác nhau của chương trình BTTA trên VTV4 hiện nay trên góc nhìn thông tin đối ngoại, cũng như chỉ ra các đặc trưng về loại hình chi phối đến chương trình BTTA. Tác giả đồng thời sẽ lựa chọn những tài liệu có liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu và coi đó là một nguồn tham khảo cho khoá luận của mình.








M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: