HỆ THỐNG TỔ CHỨC TÒA ÁN VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THẨM PHÁN (TS. Nguyễn Mai Bộ)



Nội dung: 1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân;

                             2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán.

Tài liệu nghiên cứu: 1. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;

2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

3. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

4. Luật tố tụng hành chính năm 2015;

5. Bộ luật hình sự;

6. Bộ luật dân sự.


I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN NHÂN DÂN

1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân

1.1. Bộ máy nhà nước 

- Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung tạo thành một hệ thống và cơ chế đồng bộ để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Theo quy định tại Điều 2 Hiến pháp, thì “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy, quyền lực nhà nước bao gồm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước bao gồm: Cơ quan thực hiện quyền lập pháp; Cơ quan thực hiện quyền hành pháp; Cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Trong đó:

+ Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69 Hiến pháp);

+ Chính phủ là cơ quân hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 94 Hiến pháp);

+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (Điều 102 Hiến pháp).






Nội dung: 1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân;

                             2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán.

Tài liệu nghiên cứu: 1. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;

2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

3. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

4. Luật tố tụng hành chính năm 2015;

5. Bộ luật hình sự;

6. Bộ luật dân sự.


I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN NHÂN DÂN

1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân

1.1. Bộ máy nhà nước 

- Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung tạo thành một hệ thống và cơ chế đồng bộ để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Theo quy định tại Điều 2 Hiến pháp, thì “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy, quyền lực nhà nước bao gồm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước bao gồm: Cơ quan thực hiện quyền lập pháp; Cơ quan thực hiện quyền hành pháp; Cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Trong đó:

+ Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69 Hiến pháp);

+ Chính phủ là cơ quân hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 94 Hiến pháp);

+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (Điều 102 Hiến pháp).




M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: