SÁCH - Pháp Luật Về Hợp Đồng – Các Vấn Đề Pháp Lý Cơ Bản (Trương Nhật Quang)
Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện nay được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm…, tuy nhiên, Bộ luật Dân sự được coi là luật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng, là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm. Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hay hợp đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Trên cơ sở các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật Dân sự, tuỳ vào tính chất đặc thù của các mối quan hệ hoặc các giao dịch, các luật chuyên ngành có thể có những quy định riêng về hợp đồng để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực đó, ví dụ như các quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá trong Luật Thương mại, hợp đồng bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm… Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự được coi là các quy định chung còn các quy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành được coi là các quy định chuyên ngành và các quy định này được ưu tiên áp dụng.
Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bởi vì, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên quan đến hợp đồng. Chính vì lẽ đó mà các chế định về hợp đồng và các vấn đề liên quan đến hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 chiếm một vị trí nòng cốt với hơn 300 điều trên tổng số 777 điều. Mục đích của pháp luật về hợp đồng là nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên. Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba.
Các vấn đề pháp lý cơ bản trong Pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định đang được các nhà làm luật tiếp tục sửa đổi, bổ sung để bắt kịp với thực tiễn xã hội nhưng nhìn chung được xem là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ hiện nay. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung các chế định về hợp đồng đã phần nào quán triệt, thể chế hoá các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước, cụ thể hoá các quyền về kinh tế, dân sự của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng đã thể hiện quan điểm tăng cường quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên được toàn quyền quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, nội dung của hợp đồng và trách nhiệm của các bên khi có vi phạm.
Trung Tâm Sách Pháp Luật- Kinh Tế trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và các Cơ quan, đơn vị trên cả nước cuốn sách “Pháp Luật Về Hợp Đồng – Các Vấn Đề Pháp Lý Cơ Bản” của tác giả LS. Trương Nhật Quang
Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề pháp luật về hợp đồng của Việt Nam từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, tập trung vào các giao dịch tài chính và mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Đây là cuốn sách đầy đủ nhất liên quan đến pháp luật về hợp đồng. Trải dài trong gần 900 trang, cuốn sách phân tích các vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng; hiệu lực hợp đồng; nội dung hợp đồng; vi phạm hợp đồng và biện pháp khắc phục; miễn trừ trách nhiệm; chuyển giao quyền và nghĩa vụ; quyền của bên thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba; và nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Cuốn sách Pháp luật về Hợp đồng - Các vấn đề pháp lý cơ bản của tác giả LS. Trương Nhật Quang là cuốn sách duy nhất trình bày các vấn đề liên quan đến pháp luật về hợp đồng cả từ góc độ lý thuyết và thực tế. Ngoài việc phân tích các quy định của các văn bản pháp luật, cuốn sách cũng phân tích các án lệ và bản án. Cuốn sách này giúp các luật sư hành nghề có thể tham khảo khi tư vấn trong các giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài. Cuốn sách tập trung phân tích phạm vi mà các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng để phân bố rủi ro.
Đây là cuốn sách duy nhất có hệ thống tra cứu đầy đủ giúp người đọc tiện tra cứu. Cuốn sách có (I) bảng tra cứu từ khóa; (II) bảng tra cứu án lệ, bản án và quyết định; và (III) danh sách các tài liệu trích dẫn.
Nội dung cuốn sách Pháp luật về Hợp đồng- Các vấn đề pháp lý cơ bản gồm các phần như sau:
Phần thứ nhất. Giao kết hợp đồng;
Phần thứ hai. Hiệu lực hợp đồng;
Phần thứ ba. Nội dung hợp đồng;
Phần thứ tư. Vi phạm hợp đồng và biện pháp khắc phục;
Phần thứ năm. Miễn trừ trách nhiệm;
Phần thứ sáu. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ;
Phần thứ bảy. Quyền của bên thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba;
Phần thứ tám. Nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Cuốn sách được trình bày với cấu trúc chương mục như sau:
Chương 1. Giới thiệu chung về hợp đồng
1. Giới thiệu chung:
Khái niệ về hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005
Khái niệm về hợp đồng theo pháp luật chuyên ngành
2. Đặc tính cơ bản của hợp đồng
Sự thỏa thuận của các bên
Nội dung xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên
3. Chủ thể - một đặc tính phụ của hợp đông?
Quy định về chủ thể của hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015
Tranh luận giữa BTP và NHNN liên quan đến tài khoản của tổ chức không có tư cách pháp nhân
4. Lợi ích đối ứng
5. Phân loại hợp đồng
Chương 2. Phạm vi điều chỉnh và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Vấn đề không thuộc phạm vi điều chỉnh
3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng
Chương 3. Nguồn và nguyên tắc xung đột pháp luật
1. Giới thiệu chung về nguồn pháp luật về hợp đồng
2. Văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành
3. Điều ước quốc tế, tập quán, án lệ và lẽ công bằng
4. Giới thiệu chung về xung đột pháp luật
5. Các nguyên tắc cụ thể giải quyết xung đột
6. Quan hệ giữa Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005 và Luật chuyên ngành
7.Các nguyên tắc khác về áp dụng pháp luật
Chương 4. Giao kết và hiệu lực hợp đồng
1. Các điều kiện giao kết hợp đồng
2. Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng
3. Các điều kiện hiệu lực của hợp đồng
Chương 5. Hợp đồng vô hiệu
1. Giới thiệu chung về hiệu lực của hợp đồng
2. Thủ tục tuyên bố hợp đồng vô hiệu
3. Các trường hợp thủ tục tuyên bố vô hiệu chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015 và pháp luật chuyên ngành
4. Hạn chế trường hợp vô hiệu
5. Khắc phục trường hợp vô hiệu
6. Quyền của bên yếu thế
Chương 6. Hậu quả hợp đồng vô hiệu
1. Các hậu quả hợp đồng vô hiệu
2. Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao kết hợp đồng
3. Khôi phục tình trạng ban đầu và trả cho nhau những gì đã nhận
4. Bồi thường thiệt hại
5. Hoàn trả hoa lợi và lợi tức
6. Các hậu quả pháp lý khác theo quy định của luật chuyên ngành
7. Quyền của bên thứ ba ngay tình
8. Một số vấn đề khác liên quan đến hậu quả hợp đồng vô hiệu
Chương 7. Thỏa thuận và giải thích các điều khoản của hợp đồng
1. Nội dung thỏa thuận
2. Điều khoản thương mại mô tả cơ cấu giao dịch
3. Điều kiện tiên quyết
4. Cam đoan và bảo đảm về các sự kiện thực tế
5. Cam kết
6. Sự kiện vi phạm và biện pháp khắc phục
7. Nguyên tắc giải thích hợp đồng
8. Sửa đổi hợp đồng
Chương 8. Thực hiện hợp đồng và miễn trách nhiệm
1. Thực hiện hợp đồng
2. Miễn trách nhiệm và các vấn đề có liên quan
3. Chấm dứt nghĩa vụ
4. Sự kiện bất khả kháng
5. Trở ngại khách quan
5. Thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
6. Vi phạm do lỗi của bên có quyền
7. Bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ
8. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Chương 9. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ
1. Giới thiệu chung
2. Chuyển giao quyền
3. Chuyển giao nghĩa vụ
4. Chuyển giao hợp đồng
5. Các hình thức có tính chất tương tự chuyển giao hợp đồng
Chương 10. Tổng quan về vi phạm và biện pháp khắc phục
1. Giới thiệu chung về vi phạm hợp đồng
2. Giới thiệu chung về biện pháp khắc phục
3. Thỏa thuận về vi phạm hợp đồng
4. Thỏa thuận về biện pháp khắc phục
5. Quan hệ giữa các biện pháp khắc phục
6. Miễn trừ hoặc hạn chế áp dụng biện pháp khắc phuc
7. Thời hạn áp dụng và nghĩa vụ chứng minh
8. Lỗi của bên vi phạm
Chương 11. Các biện pháp khắc phục chủ yếu
1. Bồi thường thiệt hại
2. Phạt vi phạm
3. Buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
4. Hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng
Chương 12. Các biện pháp khắc phục khác
1. Lãi chậm trả
2. Bù trừ nghĩa vụ
3. Tiền thanh toán trước
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
5. Thu hồi nợ trước hạn
6. Các khoản thanh toán theo thỏa thuận
Chương 13. Hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba
1. Giới thiệu chung
2. Bên thứ ba
3. Quyền yêu cầu của bên thứ ba
4. Sự đồng ý của bên thứ ba
Chương 14. Phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật áp dụng
2. Yếu tố nước ngoài và hậu quả áp dụng pháp luật nước ngoài
3. Hợp đồng buộc phải được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam
4. Thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng và pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất
5. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
6. Thỏa thuận chọn hai hệ thống pháp luật áp dụng
Chương 15. Giải quyết tranh chấp
1. Giới thiệu chung về cơ quan giải quyết tranh chấp
2. Thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam
3. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam
4. Các trường hợp khác bắt buộc phải xét xử tại tòa án hooawacj trọng tài Việt Nam
5. Hủy phán quyết của trọng tài Việt Nam
6. Công nhận và thi hành bản án, quyết định tòa án nước ngoài
7. Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
8. Một số vấn đề liên quan đến điều khoản giải quyết tranh chấp
9. Thời hiệu
10. Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng và từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia
Bảng tra cứu từ khóa
Bảng tra cứu án lệ, bản án và quyết định
Danh sách các tài liệu trích dẫn
LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE
LINK DOWNLOAD (UPDATING...)
Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện nay được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm…, tuy nhiên, Bộ luật Dân sự được coi là luật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng, là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm. Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hay hợp đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Trên cơ sở các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật Dân sự, tuỳ vào tính chất đặc thù của các mối quan hệ hoặc các giao dịch, các luật chuyên ngành có thể có những quy định riêng về hợp đồng để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực đó, ví dụ như các quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá trong Luật Thương mại, hợp đồng bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm… Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự được coi là các quy định chung còn các quy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành được coi là các quy định chuyên ngành và các quy định này được ưu tiên áp dụng.
Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bởi vì, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên quan đến hợp đồng. Chính vì lẽ đó mà các chế định về hợp đồng và các vấn đề liên quan đến hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 chiếm một vị trí nòng cốt với hơn 300 điều trên tổng số 777 điều. Mục đích của pháp luật về hợp đồng là nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên. Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba.
Các vấn đề pháp lý cơ bản trong Pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định đang được các nhà làm luật tiếp tục sửa đổi, bổ sung để bắt kịp với thực tiễn xã hội nhưng nhìn chung được xem là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ hiện nay. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung các chế định về hợp đồng đã phần nào quán triệt, thể chế hoá các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước, cụ thể hoá các quyền về kinh tế, dân sự của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng đã thể hiện quan điểm tăng cường quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên được toàn quyền quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, nội dung của hợp đồng và trách nhiệm của các bên khi có vi phạm.
Trung Tâm Sách Pháp Luật- Kinh Tế trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và các Cơ quan, đơn vị trên cả nước cuốn sách “Pháp Luật Về Hợp Đồng – Các Vấn Đề Pháp Lý Cơ Bản” của tác giả LS. Trương Nhật Quang
Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề pháp luật về hợp đồng của Việt Nam từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, tập trung vào các giao dịch tài chính và mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Đây là cuốn sách đầy đủ nhất liên quan đến pháp luật về hợp đồng. Trải dài trong gần 900 trang, cuốn sách phân tích các vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng; hiệu lực hợp đồng; nội dung hợp đồng; vi phạm hợp đồng và biện pháp khắc phục; miễn trừ trách nhiệm; chuyển giao quyền và nghĩa vụ; quyền của bên thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba; và nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Cuốn sách Pháp luật về Hợp đồng - Các vấn đề pháp lý cơ bản của tác giả LS. Trương Nhật Quang là cuốn sách duy nhất trình bày các vấn đề liên quan đến pháp luật về hợp đồng cả từ góc độ lý thuyết và thực tế. Ngoài việc phân tích các quy định của các văn bản pháp luật, cuốn sách cũng phân tích các án lệ và bản án. Cuốn sách này giúp các luật sư hành nghề có thể tham khảo khi tư vấn trong các giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài. Cuốn sách tập trung phân tích phạm vi mà các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng để phân bố rủi ro.
Đây là cuốn sách duy nhất có hệ thống tra cứu đầy đủ giúp người đọc tiện tra cứu. Cuốn sách có (I) bảng tra cứu từ khóa; (II) bảng tra cứu án lệ, bản án và quyết định; và (III) danh sách các tài liệu trích dẫn.
Nội dung cuốn sách Pháp luật về Hợp đồng- Các vấn đề pháp lý cơ bản gồm các phần như sau:
Phần thứ nhất. Giao kết hợp đồng;
Phần thứ hai. Hiệu lực hợp đồng;
Phần thứ ba. Nội dung hợp đồng;
Phần thứ tư. Vi phạm hợp đồng và biện pháp khắc phục;
Phần thứ năm. Miễn trừ trách nhiệm;
Phần thứ sáu. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ;
Phần thứ bảy. Quyền của bên thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba;
Phần thứ tám. Nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Cuốn sách được trình bày với cấu trúc chương mục như sau:
Chương 1. Giới thiệu chung về hợp đồng
1. Giới thiệu chung:
Khái niệ về hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005
Khái niệm về hợp đồng theo pháp luật chuyên ngành
2. Đặc tính cơ bản của hợp đồng
Sự thỏa thuận của các bên
Nội dung xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên
3. Chủ thể - một đặc tính phụ của hợp đông?
Quy định về chủ thể của hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015
Tranh luận giữa BTP và NHNN liên quan đến tài khoản của tổ chức không có tư cách pháp nhân
4. Lợi ích đối ứng
5. Phân loại hợp đồng
Chương 2. Phạm vi điều chỉnh và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Vấn đề không thuộc phạm vi điều chỉnh
3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng
Chương 3. Nguồn và nguyên tắc xung đột pháp luật
1. Giới thiệu chung về nguồn pháp luật về hợp đồng
2. Văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành
3. Điều ước quốc tế, tập quán, án lệ và lẽ công bằng
4. Giới thiệu chung về xung đột pháp luật
5. Các nguyên tắc cụ thể giải quyết xung đột
6. Quan hệ giữa Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005 và Luật chuyên ngành
7.Các nguyên tắc khác về áp dụng pháp luật
Chương 4. Giao kết và hiệu lực hợp đồng
1. Các điều kiện giao kết hợp đồng
2. Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng
3. Các điều kiện hiệu lực của hợp đồng
Chương 5. Hợp đồng vô hiệu
1. Giới thiệu chung về hiệu lực của hợp đồng
2. Thủ tục tuyên bố hợp đồng vô hiệu
3. Các trường hợp thủ tục tuyên bố vô hiệu chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015 và pháp luật chuyên ngành
4. Hạn chế trường hợp vô hiệu
5. Khắc phục trường hợp vô hiệu
6. Quyền của bên yếu thế
Chương 6. Hậu quả hợp đồng vô hiệu
1. Các hậu quả hợp đồng vô hiệu
2. Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao kết hợp đồng
3. Khôi phục tình trạng ban đầu và trả cho nhau những gì đã nhận
4. Bồi thường thiệt hại
5. Hoàn trả hoa lợi và lợi tức
6. Các hậu quả pháp lý khác theo quy định của luật chuyên ngành
7. Quyền của bên thứ ba ngay tình
8. Một số vấn đề khác liên quan đến hậu quả hợp đồng vô hiệu
Chương 7. Thỏa thuận và giải thích các điều khoản của hợp đồng
1. Nội dung thỏa thuận
2. Điều khoản thương mại mô tả cơ cấu giao dịch
3. Điều kiện tiên quyết
4. Cam đoan và bảo đảm về các sự kiện thực tế
5. Cam kết
6. Sự kiện vi phạm và biện pháp khắc phục
7. Nguyên tắc giải thích hợp đồng
8. Sửa đổi hợp đồng
Chương 8. Thực hiện hợp đồng và miễn trách nhiệm
1. Thực hiện hợp đồng
2. Miễn trách nhiệm và các vấn đề có liên quan
3. Chấm dứt nghĩa vụ
4. Sự kiện bất khả kháng
5. Trở ngại khách quan
5. Thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
6. Vi phạm do lỗi của bên có quyền
7. Bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ
8. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Chương 9. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ
1. Giới thiệu chung
2. Chuyển giao quyền
3. Chuyển giao nghĩa vụ
4. Chuyển giao hợp đồng
5. Các hình thức có tính chất tương tự chuyển giao hợp đồng
Chương 10. Tổng quan về vi phạm và biện pháp khắc phục
1. Giới thiệu chung về vi phạm hợp đồng
2. Giới thiệu chung về biện pháp khắc phục
3. Thỏa thuận về vi phạm hợp đồng
4. Thỏa thuận về biện pháp khắc phục
5. Quan hệ giữa các biện pháp khắc phục
6. Miễn trừ hoặc hạn chế áp dụng biện pháp khắc phuc
7. Thời hạn áp dụng và nghĩa vụ chứng minh
8. Lỗi của bên vi phạm
Chương 11. Các biện pháp khắc phục chủ yếu
1. Bồi thường thiệt hại
2. Phạt vi phạm
3. Buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
4. Hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng
Chương 12. Các biện pháp khắc phục khác
1. Lãi chậm trả
2. Bù trừ nghĩa vụ
3. Tiền thanh toán trước
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
5. Thu hồi nợ trước hạn
6. Các khoản thanh toán theo thỏa thuận
Chương 13. Hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba
1. Giới thiệu chung
2. Bên thứ ba
3. Quyền yêu cầu của bên thứ ba
4. Sự đồng ý của bên thứ ba
Chương 14. Phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật áp dụng
2. Yếu tố nước ngoài và hậu quả áp dụng pháp luật nước ngoài
3. Hợp đồng buộc phải được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam
4. Thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng và pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất
5. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
6. Thỏa thuận chọn hai hệ thống pháp luật áp dụng
Chương 15. Giải quyết tranh chấp
1. Giới thiệu chung về cơ quan giải quyết tranh chấp
2. Thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam
3. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam
4. Các trường hợp khác bắt buộc phải xét xử tại tòa án hooawacj trọng tài Việt Nam
5. Hủy phán quyết của trọng tài Việt Nam
6. Công nhận và thi hành bản án, quyết định tòa án nước ngoài
7. Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
8. Một số vấn đề liên quan đến điều khoản giải quyết tranh chấp
9. Thời hiệu
10. Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng và từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia
Bảng tra cứu từ khóa
Bảng tra cứu án lệ, bản án và quyết định
Danh sách các tài liệu trích dẫn
LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE
LINK DOWNLOAD (UPDATING...)
Không có nhận xét nào: