Tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong tác phẩm - Bàn về thuế lương thực. Việc vận dụng tư tưởng này ở Việt Nam (Full)
V.I.Lenin là người thừa kế và phát triển tư tưởng khoa học và tiến bộ của Mác và Ăngghen, di sản mà người để lại là không chỉ là thành quả cách mạng vĩ đại mà còn là những học thuyết, những quan điểm có giá trị lớn về mặt lý luận và mặt thưc tiễn, cũng là kim chỉ nam cho hành động cho các chính Đảng của giai cấp vô sản. Những quan điểm, tư tưởng của Người về thời kỳ quá độ đã và đang được vận dụng ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước - một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới, được Người trình bày trong tác phẩm: "Bàn về thuế lương thực" (được xuất bản năm 1921), là tư tưởng hoàn toàn mới mẻ chưa có tiền lệ về mặt lý luận cũng như thực tiễn về bước quá độ lên CNXH ở những nước tiểu nông. Người đã nêu sự cần thiết của CNTB nhà nước trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH trong thời kỳ qúa độ và các hình thái của nó mà trước đây Mác và Ăngghen chưa đề cập tới. Lênin khẳng định: "CNTB nhà nước sẽ là một bước tiến so với tình hình hiện nay trong nước”.
Thực tế Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, thời kỳ quá độ gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế-xã hội cũng như đời sống của nhân dân. Hiện nay nước ta đang từng bước thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Một trong những đường lối mà Đảng và Nhà nước ta đề ra, để phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ là sự phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Nó là một thành phần kinh tế tuy mới mẻ nhưng có vị trí quan trọng và có tính quyết định nền kinh tế của đất nước. Vì vậy, khi nghiên cứu và ứng dụng nó một cách phù hợp vào tình hình nước ta hiện nay sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo tiền đề cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự nghiệp đổi mới kinh tế dòi hỏi phải nhanh chóng tiếp cận những lý luận và thực tiễn quản lý kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Quá trình đổi mới kinh tế cần có những cán bộ kinh tế có kiến thức có phương pháp thích hợp với kinh tế thị trường.Tình hình ấy đòi hỏi phải có chiến lược kinh tế-xã hội và những chính sách, biện pháp cụ thể, thích hợp và đặc biệt là cần phải có cách nhìn nhận sâu sắc, khách quan về vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước, là hết sức quan trọng trong việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, tạo cơ sở vật chất vững chắc tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Vì thế việc nghiên cứu để nắm vững nội dung, quan điểm trong chính sách kinh tế mới- NEP nói chung và quan điểm sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước của Lênin nói riêng là hết sức cần thiết để trên cơ sở đó chúng ta suy nghĩ, vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm của Lênin vào phát triển kinh tế đất nước.
Xuất phát từ lý do trên nên em chọn đề tài "Tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong tác phẩm: Bàn về thuế lương thực. Việc vận dụng tư tưởng này ở Việt Nam" làm đề tài tiểu luận môn nghiên cứu tác phẩm kinh điển của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
2.1. Mục đích:
Tiểu luận được thực hiện nhằm góp phần làm rõ quan điểm của V.I.Lênin về phát triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực". Từ đó, nghiên cứu nhận thức, vận dụng vào việc phát triển các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCH ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ:
Tiểu luận phân tích những quan điểm của V.I. Lênin về đặc điểm, tác dụng, vai trò của thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ từ một nước nông nghiệp là chính lên CNXH ở nước Nga.ý nghĩa quan điểm của Lênin đối với việc phát triển kinh tế với cơ cấu thành nhiều phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
3. Kết cấu tiểu luận:
Tiểu luận gồm hai nội dung lớn như sau:
I. Lý luận của V.I.Lênin về Chủ nghĩa tư bản nhà nước.
II. Quá trình nhận thức, vận dụng của Đảng ta.
V.I.Lenin là người thừa kế và phát triển tư tưởng khoa học và tiến bộ của Mác và Ăngghen, di sản mà người để lại là không chỉ là thành quả cách mạng vĩ đại mà còn là những học thuyết, những quan điểm có giá trị lớn về mặt lý luận và mặt thưc tiễn, cũng là kim chỉ nam cho hành động cho các chính Đảng của giai cấp vô sản. Những quan điểm, tư tưởng của Người về thời kỳ quá độ đã và đang được vận dụng ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước - một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới, được Người trình bày trong tác phẩm: "Bàn về thuế lương thực" (được xuất bản năm 1921), là tư tưởng hoàn toàn mới mẻ chưa có tiền lệ về mặt lý luận cũng như thực tiễn về bước quá độ lên CNXH ở những nước tiểu nông. Người đã nêu sự cần thiết của CNTB nhà nước trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH trong thời kỳ qúa độ và các hình thái của nó mà trước đây Mác và Ăngghen chưa đề cập tới. Lênin khẳng định: "CNTB nhà nước sẽ là một bước tiến so với tình hình hiện nay trong nước”.
Thực tế Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, thời kỳ quá độ gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế-xã hội cũng như đời sống của nhân dân. Hiện nay nước ta đang từng bước thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Một trong những đường lối mà Đảng và Nhà nước ta đề ra, để phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ là sự phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Nó là một thành phần kinh tế tuy mới mẻ nhưng có vị trí quan trọng và có tính quyết định nền kinh tế của đất nước. Vì vậy, khi nghiên cứu và ứng dụng nó một cách phù hợp vào tình hình nước ta hiện nay sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo tiền đề cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự nghiệp đổi mới kinh tế dòi hỏi phải nhanh chóng tiếp cận những lý luận và thực tiễn quản lý kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Quá trình đổi mới kinh tế cần có những cán bộ kinh tế có kiến thức có phương pháp thích hợp với kinh tế thị trường.Tình hình ấy đòi hỏi phải có chiến lược kinh tế-xã hội và những chính sách, biện pháp cụ thể, thích hợp và đặc biệt là cần phải có cách nhìn nhận sâu sắc, khách quan về vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước, là hết sức quan trọng trong việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, tạo cơ sở vật chất vững chắc tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Vì thế việc nghiên cứu để nắm vững nội dung, quan điểm trong chính sách kinh tế mới- NEP nói chung và quan điểm sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước của Lênin nói riêng là hết sức cần thiết để trên cơ sở đó chúng ta suy nghĩ, vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm của Lênin vào phát triển kinh tế đất nước.
Xuất phát từ lý do trên nên em chọn đề tài "Tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong tác phẩm: Bàn về thuế lương thực. Việc vận dụng tư tưởng này ở Việt Nam" làm đề tài tiểu luận môn nghiên cứu tác phẩm kinh điển của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
2.1. Mục đích:
Tiểu luận được thực hiện nhằm góp phần làm rõ quan điểm của V.I.Lênin về phát triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực". Từ đó, nghiên cứu nhận thức, vận dụng vào việc phát triển các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCH ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ:
Tiểu luận phân tích những quan điểm của V.I. Lênin về đặc điểm, tác dụng, vai trò của thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ từ một nước nông nghiệp là chính lên CNXH ở nước Nga.ý nghĩa quan điểm của Lênin đối với việc phát triển kinh tế với cơ cấu thành nhiều phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
3. Kết cấu tiểu luận:
Tiểu luận gồm hai nội dung lớn như sau:
I. Lý luận của V.I.Lênin về Chủ nghĩa tư bản nhà nước.
II. Quá trình nhận thức, vận dụng của Đảng ta.

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: