Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Giao kết, thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Trần Quang Huy)




Khi hợp đồng có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên sẽ thực hiện hợp đồng nhằm đạt được các “thỏa thuận” đã đề ra trong quá trình giao kết. Chính vì thế, quy định về hợp đồng nói chung và quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng nói riêng trở thành một phần không thể thiếu trong Bộ luật Dân sự của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào các thể chế kinh tế quốc tế đòi hỏi cần phải có sự cải cách thích ứng hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hợp đồng, theo hướng tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật hợp đồng của các nước và của các bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế, làm cho pháp luật hợp đồng Việt Nam ngày càng hoàn thiện và có sự tương đồng hơn so với pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017) và thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005 có nhiều đổi mới về kết cấu, nội dung, hình thức thể hiện tư duy pháp lý và quan điểm lập pháp phù hợp, có nhiều nội dung mới về hợp đồng, trong đó có giao kết và thực hiện hợp đồng.

 Tuy nhiên, trong bối cảnh Bộ luật Dân sự năm 2015 mới được thông qua, các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa kịp quy định hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự, mặt khác, các quan hệ dân sự rất rộng và phức tạp, liên tục phát triển nên việc nghiên cứu về lý luận, phân tích và đánh giá về giao kết, thực hiện hợp đồng đặc biệt là chú trọng vào những thay đổi giữa hai Bộ luật Dân sự để đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng là một vấn đề mang tính cấp thiết. Với nhận thức đó, sinh viên lựa chọn đề tài “Giao kết, thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” để làm bài luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học xã hội và pháp lý từ trước đến nay, vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng đã nhận được sự quan tâm đáng kể của nhiều nhà nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu, sách chuyên khảo có thể kể đến như sau: - Các sách chuyên khảo Bình luận về Bộ luật Dân sự năm 2015 như: “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015” do PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS. Trần Thị Huệ đồng chủ biên xuất bản năm 2017, Nxb. Công an 2 Nhân dân, Hà Nội; “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015” do TS. Nguyễn Minh Tuấn chủ biên xuất bản năm 2017, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; “Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015” do PGS.TS. Đỗ Văn Đại chủ biên xuất bản năm 2016, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội. Các công trình khoa học trên là tài liệu tham khảo quý giá, đã phân tích và làm rõ nội dung từng điều luật của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này không tập trung đánh giá thực tiễn thi hành các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015. - Sách chuyên khảo “Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật của một số nước trên thế giới, các bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam” của TS. Lê Minh Hùng (chủ biên, 2015), Nxb. Hồng Đức, HàNội. Công trình này trình bày những nội dung cơ bản và chuyên sâu về thời điểm giao kết hợp đồng, trong đó có đề cập đến vấn đề giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, công trình này được nghiên cứu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, chưa có sự cập nhật các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. - Sách chuyên khảo “Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án – tập 1 và 2” của PGS.TS. Đỗ Văn Đại năm 2011, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình này có phần nghiên cứu, bình luận đối với một số bản án có liên quan đến việc giao kết, thực hiện hợp đồng trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, các nội dung này không tập trung nghiên cứu sâu các vấn đề lý luận chung về giao kết, thực hiện hợp đồng và chưa đặt vấn đề so sánh với pháp luật quốc tế. Các bài viết khoa học trên các tạp chí chuyên ngành: - Nguyễn Văn Phái (2010), “Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự”, Nghiên cứu lập pháp, (24). Công trình này đã có sự nghiên cứu về các quy định liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng, đưa ra những kiến nghị giải pháp. Tuy nhiên, công trình chỉ mới dừng lại ở đề nghị giao kết hợp đồng, một bước trong quá trình giao kết hợp đồng. - Trần Quỳnh Anh (2009), “Pháp luật về hợp đồng của Singapore”, Luật học, (12). Trong công trình này có đề cập và so sánh ngắn các quy địnhgiao kết, thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 với pháp luật của Singapore. Nghiên cứu ở quy mô Khóa luận tốt nghiệp, Luận văn thạc sĩ có một số công trình sau đây: - Vũ Đức Lịch (2010), Một số vấn đề cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Luận văn này đã phân tích làm rõ một số vấn đề cơ bản trong quá trình giao kết hợp đồng và thực tiễn áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. 3 - Thái Thị Hải Yến (2013), Thực hiện hợp đồng dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, HàNội. Công trình này trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật thực định về thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. - Trần Hồng Anh (2016), Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Công trình nghiên cứu nội dung liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, chủ yếu tập trung vào khía cạnh điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, theo Điều 420 của Bộ luật Dân sự năm 2015, không nghiên cứu những điểm mới khác về thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Các tài liệu kể trên là nguồn tài liệu vô cùng phong phú và có ý nghĩa tham khảo trong quá trình nghiên cứu và định hướng các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, do Bộ luật Dân sự năm 2015 vừa mới được thông qua nên hầu hết các công trình nghiên cứu với nội dung được xây dựng trên nền các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 đều cần bổ sung các yếu tố cập nhật; trong khi đó, các sách chuyên khảo Bình luận Khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 nghiên cứu theo Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng không tập trung phân tích về vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng. Do đó, việc nghiên cứu và đánh giá về giao kết, thực hiện hợp đồng đặc biệt là những điểm mới theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015 là hết sức cần thiết. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài luận 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bài luận nghiên cứu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó thông qua các bản án, số liệu được công bố của các cơ quan, tổ chức và một số quy định pháp luật của quốc tế để rút ra các kết luận nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017, với nhiều quy định mới về hợp đồng, tác động không nhỏ tới quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng trong thực tiễn. Tuy nhiên, do giao kết, thực hiện hợp đồng trong pháp luật Việt Nam là một vấn đề có phạm vi rộng, với nhiều nội dung phức tạp nên trong phạm vi bài luận tốt nghiệp tác giả không nghiên cứu mọi vấn đề liên quan tới giao kết, thực hiện hợp đồng, mà chỉ tập trung làm rõ những điểm mới nổi bật của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005 về vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng, nghiên cứu những vấn đề đó dưới góc độ lý luận chung, quy định của pháp luật, căn cứ vào việc áp dụng các quy định trong thực tế, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của bài luận là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng, thêm thực tiễn áp dụng và pháp lý của vấn đề này. Bên cạnh đó, tác giả chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật các nước, đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể để bổ sung, sửa đổi các quy định còn bất cập trong Bộ luật Dân sự hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trình bày ở trên, bài luận có nhiệm vụ làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giao kết, thực hiện hợp đồng. Những vấn đề lý luận này tạo cơ sở khoa học để tác giả nghiên cứu các nội dung cơ bản tiếp sau của bài luận. - Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng bằng phương pháp so sánh, đối chiếu tìm ra những điểm mới về giao kết, thực hiện hợp đồng của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Từ đó, trên cơ sở áp dụng các quy định đó trên thực tiễn và so sánh với quy định của pháp luật quốc tế để đánh giá những điểm mới nổi bật về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015. - Thứ ba, từ những vấn đề nghiên cứu trên, luận văn luận giải và đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng. 5. Phương pháp nghiên cứu Bài luận được nghiên cứu dưới sự kết hợp của nhiều phương pháp. Ngoài sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp chứng minh, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp dự báo khoa học để làm sáng tỏ các vấn đề cần được nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu. Cụ thể: - Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của luận văn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. - Phương pháp so sánh được sử dụng ở hầu hết các nội dung của luận văn, và tập trung chủ yếu sử dụng ở Chương 2 nhằm so sánh các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 để tìm ra những điểm mới về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015; giữa các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 với quy định của pháp luật quốc tế. 5 - Phương pháp chứng minh được sử dụng hầu hết các chương của luận văn, nhằm đưa ra các dẫn chứng (quy định, tài liệu, số liệu, vụ việc thực tiễn.)để làm rõ các vấn đề nghiên cứu ở từng Chương. - Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc rút ra các kết luận nghiên cứu. - Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu phân tích tìm ra những điểm hợp lý cũng như bất cập trong các quy định pháp luật của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng để từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài luận - Nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về hợp đồng, giao kết thực hiện hợp đồng. - Có sự so sánh, đối chiếu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 với Bộ luật Dân sự năm 2005 để tìm ra những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng. - Đánh giá những điểm mới nổi bật của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng theo hai tiêu chí: thực tiễn áp dụng các quy định tại Việt Nam và so sánh đối chiếu với quy định của pháp luật quốc tế. - Thông qua việc đánh giá những điểm bất cập của pháp luật hiện hành về giao kết, thực hiện hợp đồng từ đó đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng. 7. Cơ cấu của bài luận Bài luận ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 03 Chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giao kết, thực hiện hợp đồng Chương 2: Thực trạng pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀGIAO KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 1.1. Một số vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng 1.1.1. Khái niệm giao kết hợp đồng Xét về bản chất, hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các bên. Tuy nhiên sự thống nhất ý chí không phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà trong nhiều trường hợp đó chính là kết quả của quá trình trao đổi, đàm phán để đạt được sự thỏa thuận và thống nhất ý chí về việc cùng nhau tạo lập hợp đồng. Quá trình đó được định danh trong luật bằng thuật ngữ pháp lý “giao kết hợp đồng”. Thuật ngữ “giao kết hợp đồng” là một thuật ngữ pháp lý quan trọng của pháp luật hợp đồng. Tuy nhiên, cách hiểu về thuật ngữ này cũng tồn tại nhiều quan điểm không đồng nhất. Trong Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Tố tụng Dân sự) của Trường Đại học Luật Hà Nội có đề cập đến khái niệm “giao kết hợp đồng” và cho rằng: “Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ và thống nhất ý chí với nhau dưới hình thức lời nói (bằng miệng) hoặc văn bản theo những nguyên tắc và trình tự nhất định nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau trong hợp đồng dân sự”. Có thể thấy cách hiểu này đã nêu ra được những đặc điểm cơ bản củaquá trình giao kết hợp đồng, tuy nhiên việc liệt kê các hình thức bày tỏ và thống nhất ý chí là hình thức bằng “lời nói” và “văn bản” đã thể hiện sự hạn chế và chưa thật sự phù hợp với thực tế của giao kết hợp đồng. Không đề cập đến vấn đề hình thức và nội dung của giao kết hợp đồng, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: “Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự”. Có quan điểm khá tương đồng với quan điểm của Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Lê Minh Hùng đưa ra khái niệm giao kết hợp đồng như sau: “Giao kết hợp đồng là việc các bên chủ thể bày tỏ ý chí muốn cùng nhau xác lập hợp đồng thông qua sự bàn bạc, trao đổi, thương lượng theo các nguyên tắc và trình tự do luật định để đạt được sự đồng thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng giữa các bên với nhau”.





Khi hợp đồng có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên sẽ thực hiện hợp đồng nhằm đạt được các “thỏa thuận” đã đề ra trong quá trình giao kết. Chính vì thế, quy định về hợp đồng nói chung và quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng nói riêng trở thành một phần không thể thiếu trong Bộ luật Dân sự của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào các thể chế kinh tế quốc tế đòi hỏi cần phải có sự cải cách thích ứng hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hợp đồng, theo hướng tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật hợp đồng của các nước và của các bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế, làm cho pháp luật hợp đồng Việt Nam ngày càng hoàn thiện và có sự tương đồng hơn so với pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017) và thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005 có nhiều đổi mới về kết cấu, nội dung, hình thức thể hiện tư duy pháp lý và quan điểm lập pháp phù hợp, có nhiều nội dung mới về hợp đồng, trong đó có giao kết và thực hiện hợp đồng.

 Tuy nhiên, trong bối cảnh Bộ luật Dân sự năm 2015 mới được thông qua, các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa kịp quy định hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự, mặt khác, các quan hệ dân sự rất rộng và phức tạp, liên tục phát triển nên việc nghiên cứu về lý luận, phân tích và đánh giá về giao kết, thực hiện hợp đồng đặc biệt là chú trọng vào những thay đổi giữa hai Bộ luật Dân sự để đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng là một vấn đề mang tính cấp thiết. Với nhận thức đó, sinh viên lựa chọn đề tài “Giao kết, thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” để làm bài luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học xã hội và pháp lý từ trước đến nay, vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng đã nhận được sự quan tâm đáng kể của nhiều nhà nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu, sách chuyên khảo có thể kể đến như sau: - Các sách chuyên khảo Bình luận về Bộ luật Dân sự năm 2015 như: “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015” do PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS. Trần Thị Huệ đồng chủ biên xuất bản năm 2017, Nxb. Công an 2 Nhân dân, Hà Nội; “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015” do TS. Nguyễn Minh Tuấn chủ biên xuất bản năm 2017, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; “Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015” do PGS.TS. Đỗ Văn Đại chủ biên xuất bản năm 2016, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội. Các công trình khoa học trên là tài liệu tham khảo quý giá, đã phân tích và làm rõ nội dung từng điều luật của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này không tập trung đánh giá thực tiễn thi hành các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015. - Sách chuyên khảo “Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật của một số nước trên thế giới, các bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam” của TS. Lê Minh Hùng (chủ biên, 2015), Nxb. Hồng Đức, HàNội. Công trình này trình bày những nội dung cơ bản và chuyên sâu về thời điểm giao kết hợp đồng, trong đó có đề cập đến vấn đề giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, công trình này được nghiên cứu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, chưa có sự cập nhật các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. - Sách chuyên khảo “Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án – tập 1 và 2” của PGS.TS. Đỗ Văn Đại năm 2011, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình này có phần nghiên cứu, bình luận đối với một số bản án có liên quan đến việc giao kết, thực hiện hợp đồng trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, các nội dung này không tập trung nghiên cứu sâu các vấn đề lý luận chung về giao kết, thực hiện hợp đồng và chưa đặt vấn đề so sánh với pháp luật quốc tế. Các bài viết khoa học trên các tạp chí chuyên ngành: - Nguyễn Văn Phái (2010), “Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự”, Nghiên cứu lập pháp, (24). Công trình này đã có sự nghiên cứu về các quy định liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng, đưa ra những kiến nghị giải pháp. Tuy nhiên, công trình chỉ mới dừng lại ở đề nghị giao kết hợp đồng, một bước trong quá trình giao kết hợp đồng. - Trần Quỳnh Anh (2009), “Pháp luật về hợp đồng của Singapore”, Luật học, (12). Trong công trình này có đề cập và so sánh ngắn các quy địnhgiao kết, thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 với pháp luật của Singapore. Nghiên cứu ở quy mô Khóa luận tốt nghiệp, Luận văn thạc sĩ có một số công trình sau đây: - Vũ Đức Lịch (2010), Một số vấn đề cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Luận văn này đã phân tích làm rõ một số vấn đề cơ bản trong quá trình giao kết hợp đồng và thực tiễn áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. 3 - Thái Thị Hải Yến (2013), Thực hiện hợp đồng dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, HàNội. Công trình này trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật thực định về thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. - Trần Hồng Anh (2016), Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Công trình nghiên cứu nội dung liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, chủ yếu tập trung vào khía cạnh điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, theo Điều 420 của Bộ luật Dân sự năm 2015, không nghiên cứu những điểm mới khác về thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Các tài liệu kể trên là nguồn tài liệu vô cùng phong phú và có ý nghĩa tham khảo trong quá trình nghiên cứu và định hướng các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, do Bộ luật Dân sự năm 2015 vừa mới được thông qua nên hầu hết các công trình nghiên cứu với nội dung được xây dựng trên nền các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 đều cần bổ sung các yếu tố cập nhật; trong khi đó, các sách chuyên khảo Bình luận Khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 nghiên cứu theo Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng không tập trung phân tích về vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng. Do đó, việc nghiên cứu và đánh giá về giao kết, thực hiện hợp đồng đặc biệt là những điểm mới theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015 là hết sức cần thiết. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài luận 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bài luận nghiên cứu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó thông qua các bản án, số liệu được công bố của các cơ quan, tổ chức và một số quy định pháp luật của quốc tế để rút ra các kết luận nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017, với nhiều quy định mới về hợp đồng, tác động không nhỏ tới quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng trong thực tiễn. Tuy nhiên, do giao kết, thực hiện hợp đồng trong pháp luật Việt Nam là một vấn đề có phạm vi rộng, với nhiều nội dung phức tạp nên trong phạm vi bài luận tốt nghiệp tác giả không nghiên cứu mọi vấn đề liên quan tới giao kết, thực hiện hợp đồng, mà chỉ tập trung làm rõ những điểm mới nổi bật của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005 về vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng, nghiên cứu những vấn đề đó dưới góc độ lý luận chung, quy định của pháp luật, căn cứ vào việc áp dụng các quy định trong thực tế, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của bài luận là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng, thêm thực tiễn áp dụng và pháp lý của vấn đề này. Bên cạnh đó, tác giả chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật các nước, đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể để bổ sung, sửa đổi các quy định còn bất cập trong Bộ luật Dân sự hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trình bày ở trên, bài luận có nhiệm vụ làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giao kết, thực hiện hợp đồng. Những vấn đề lý luận này tạo cơ sở khoa học để tác giả nghiên cứu các nội dung cơ bản tiếp sau của bài luận. - Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng bằng phương pháp so sánh, đối chiếu tìm ra những điểm mới về giao kết, thực hiện hợp đồng của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Từ đó, trên cơ sở áp dụng các quy định đó trên thực tiễn và so sánh với quy định của pháp luật quốc tế để đánh giá những điểm mới nổi bật về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015. - Thứ ba, từ những vấn đề nghiên cứu trên, luận văn luận giải và đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng. 5. Phương pháp nghiên cứu Bài luận được nghiên cứu dưới sự kết hợp của nhiều phương pháp. Ngoài sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp chứng minh, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp dự báo khoa học để làm sáng tỏ các vấn đề cần được nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu. Cụ thể: - Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của luận văn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. - Phương pháp so sánh được sử dụng ở hầu hết các nội dung của luận văn, và tập trung chủ yếu sử dụng ở Chương 2 nhằm so sánh các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 để tìm ra những điểm mới về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015; giữa các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 với quy định của pháp luật quốc tế. 5 - Phương pháp chứng minh được sử dụng hầu hết các chương của luận văn, nhằm đưa ra các dẫn chứng (quy định, tài liệu, số liệu, vụ việc thực tiễn.)để làm rõ các vấn đề nghiên cứu ở từng Chương. - Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc rút ra các kết luận nghiên cứu. - Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu phân tích tìm ra những điểm hợp lý cũng như bất cập trong các quy định pháp luật của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng để từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài luận - Nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về hợp đồng, giao kết thực hiện hợp đồng. - Có sự so sánh, đối chiếu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 với Bộ luật Dân sự năm 2005 để tìm ra những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng. - Đánh giá những điểm mới nổi bật của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện hợp đồng theo hai tiêu chí: thực tiễn áp dụng các quy định tại Việt Nam và so sánh đối chiếu với quy định của pháp luật quốc tế. - Thông qua việc đánh giá những điểm bất cập của pháp luật hiện hành về giao kết, thực hiện hợp đồng từ đó đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng. 7. Cơ cấu của bài luận Bài luận ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 03 Chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giao kết, thực hiện hợp đồng Chương 2: Thực trạng pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀGIAO KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 1.1. Một số vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng 1.1.1. Khái niệm giao kết hợp đồng Xét về bản chất, hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các bên. Tuy nhiên sự thống nhất ý chí không phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà trong nhiều trường hợp đó chính là kết quả của quá trình trao đổi, đàm phán để đạt được sự thỏa thuận và thống nhất ý chí về việc cùng nhau tạo lập hợp đồng. Quá trình đó được định danh trong luật bằng thuật ngữ pháp lý “giao kết hợp đồng”. Thuật ngữ “giao kết hợp đồng” là một thuật ngữ pháp lý quan trọng của pháp luật hợp đồng. Tuy nhiên, cách hiểu về thuật ngữ này cũng tồn tại nhiều quan điểm không đồng nhất. Trong Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Tố tụng Dân sự) của Trường Đại học Luật Hà Nội có đề cập đến khái niệm “giao kết hợp đồng” và cho rằng: “Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ và thống nhất ý chí với nhau dưới hình thức lời nói (bằng miệng) hoặc văn bản theo những nguyên tắc và trình tự nhất định nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau trong hợp đồng dân sự”. Có thể thấy cách hiểu này đã nêu ra được những đặc điểm cơ bản củaquá trình giao kết hợp đồng, tuy nhiên việc liệt kê các hình thức bày tỏ và thống nhất ý chí là hình thức bằng “lời nói” và “văn bản” đã thể hiện sự hạn chế và chưa thật sự phù hợp với thực tế của giao kết hợp đồng. Không đề cập đến vấn đề hình thức và nội dung của giao kết hợp đồng, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: “Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự”. Có quan điểm khá tương đồng với quan điểm của Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Lê Minh Hùng đưa ra khái niệm giao kết hợp đồng như sau: “Giao kết hợp đồng là việc các bên chủ thể bày tỏ ý chí muốn cùng nhau xác lập hợp đồng thông qua sự bàn bạc, trao đổi, thương lượng theo các nguyên tắc và trình tự do luật định để đạt được sự đồng thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng giữa các bên với nhau”.


M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: