THÔNG TƯ 16/2024/TT-BTTTT QUY ĐỊNH CHI TIẾT NỘI DUNG CÔNG TÁC TRIỂN KHAI, GIÁM SÁT CÔNG TÁC TRIỂN KHAI, NGHIỆM THU ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (FULL)
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn
cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9
năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử
dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn
cứ Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7
năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của
Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước;
Căn
cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7
năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo
đề nghị của Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia,
Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết nội
dung công tác triển khai, giám sát công tác triển khai, nghiệm thu đối với dự
án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; xác định yêu cầu về chất lượng dịch vụ
và các nội dung đặc thù của hợp đồng thuê dịch vụ đối với thuê dịch vụ công
nghệ thông tin theo yêu cầu riêng.
Thông tư này quy định chi tiết nội
dung công tác triển khai, giám sát công tác triển khai, nghiệm thu đối với dự
án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; xác định yêu cầu về chất lượng dịch vụ
và các nội dung đặc thù của hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo yêu
cầu riêng tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP
ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công
nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (gọi tắt là Nghị định số 73/2019/NĐ-CP) (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm
2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của
Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước (gọi tắt là Nghị định số 82/2024/NĐ-CP)),
bao gồm:
1. Nội dung công tác triển khai,
giám sát công tác triển khai, nghiệm thu của dự án đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP
(được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP).
2. Xác định yêu cầu về chất lượng
dịch vụ công nghệ thông tin theo yêu cầu riêng quy định tại khoản
3 Điều 54 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP (được bổ sung tại điểm b khoản 32 Điều 1
Nghị định số 82/2024/NĐ-CP).
3. Các nội dung đặc thù của hợp đồng
thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo yêu cầu riêng quy định tại khoản
5 Điều 52 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1
Nghị định số 82/2024/NĐ-CP).
Thông tư này áp dụng đối với các đối
tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP.
Mục 1. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI VÀ GIÁM SÁT CÔNG TÁC TRIỂN KHAI
Điều 3. Các
hoạt động cơ bản trong công tác triển khai, giám sát công tác triển khai
1. Thực hiện công tác triển khai và
lập nhật ký công tác triển khai.
2. Thực hiện giám sát công tác triển
khai và lập nhật ký giám sát công tác triển khai.
3. Thực hiện giám sát tác giả của tổ
chức, cá nhân thiết kế chi tiết.
Điều 4. Thực
hiện công tác triển khai
Nhà thầu triển khai (bao gồm nhà
thầu chính trong trường hợp gói thầu hỗn hợp) thực hiện các công việc sau:
1. Lập bảng
tiến độ thực hiện chi tiết trước khi triển khai theo quy định về quản lý tiến
độ thực hiện dự án tại Điều 33 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP.
2. Lập
hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô triển khai (nếu chủ đầu tư yêu
cầu), trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình
triển khai.
3. Bố
trí nhân lực, thiết bị triển khai theo hợp đồng.
4. Đối
với công tác triển khai mua sắm, xây lắp, lắp đặt hệ thống thông tin, phần
cứng, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị và cài đặt phần mềm thương mại, phần mềm phổ
biến (bao gồm cả phần mềm phổ biến được sửa đổi, bổ sung một số chức năng, tính năng, hiệu năng)
a) Vận
chuyển, bàn giao hệ thống thông tin, phần cứng, vật tư, thiết bị, phần mềm
thương mại, phần mềm phổ biến cho chủ đầu tư theo quy định trong hợp đồng;
thông báo cho chủ đầu tư các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản (nếu có);
b) Cung
cấp cho chủ đầu tư các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên
quan tới hệ thống thông tin, phần cứng, vật tư, thiết bị, phần mềm thương mại,
phần mềm phổ biến theo quy định của hợp đồng và thiết kế chi tiết được duyệt;
c) Tổ
chức thực hiện kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của hệ thống thông
tin, phần cứng, vật tư, thiết bị, phần mềm thương mại, phần mềm phổ biến trước
khi bàn giao cho chủ đầu tư;
d) Thực
hiện sửa chữa, đổi hệ thống thông tin, phần cứng, vật tư, thiết bị, phần mềm
thương mại, phần mềm phổ biến không đạt yêu cầu về chất lượng theo hợp đồng;
đ) Thực
hiện xây lắp, lắp đặt, cấu hình, thiết lập hệ thống thông tin, phần cứng, vật
tư, thiết bị, cài đặt phần mềm thương mại, phần mềm phổ biến và vận hành thử hệ
thống thông tin, thiết bị, phần cứng, phần mềm thương mại, phần mềm phổ biến.
5. Đối
với công tác triển khai xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội
bộ, cơ sở dữ liệu
a) Xác
định yêu cầu;
b) Phân
tích và xây dựng phương án xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội
bộ;
c) Lập
trình, viết mã lệnh;
d) Kiểm
thử phần mềm trong nội bộ của nhà thầu triển khai;
đ) Thực
hiện cài đặt phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu.
6. Tạo
lập cơ sở dữ liệu; chuẩn hóa, chuyển đổi phục vụ cho nhập dữ liệu, tạo lập cơ
sở dữ liệu; nhập dữ liệu; thực hiện đào tạo hướng dẫn sử dụng, đào tạo cho cán
bộ quản trị; hỗ trợ, quản trị, vận hành và các công việc triển khai khác theo
đúng hợp đồng và thiết kế chi tiết.
7. Xử
lý, khắc phục các sai sót, lỗi phát sinh trong quá trình triển khai (nếu có).
8. Báo
cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng theo thỏa thuận trong hợp
đồng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.
9. Phối
hợp với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong quá trình giám sát công tác
triển khai, kiểm thử hoặc vận hành thử, nghiệm thu, bàn giao.
10. Yêu
cầu chủ đầu tư thực hiện công tác nghiệm thu.
11. Thực
hiện các công việc khác theo hợp đồng đã ký kết.
Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện,
tuỳ theo phạm vi của dự án, mức độ yêu cầu chất lượng hoặc các điều kiện thực
tế, chủ đầu tư quyết định lựa chọn, thực hiện các công việc nêu trên theo đúng
quy định, bảo đảm chất lượng, hiệu quả quản lý thực hiện dự án.
Điều 5. Lập nhật ký công tác triển khai
1. Nhật
ký công tác triển khai do nhà thầu triển khai lập, dùng để mô tả tình hình công
việc và phản ánh các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu triển
khai, tổ chức, cá nhân thiết kế chi tiết và các bên có liên quan khác.
2. Nhật
ký công tác triển khai phải phù hợp với bảng tiến độ thực hiện chi tiết quy
định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này, được thể hiện theo
ngày triển khai đối với mua sắm, xây lắp, lắp đặt hệ thống thông tin, phần
cứng, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị và cài đặt phần mềm thương mại, phần mềm phổ
biến; thể hiện theo mốc thời gian đối với triển khai xây dựng, phát triển, nâng
cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu và được đóng thành quyển, đánh số
trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu triển khai.
3. Nội
dung nhật ký công tác triển khai bao gồm các thông tin cơ bản sau:
a) Danh
sách cán bộ triển khai (chức danh và nhiệm vụ của từng người) của nhà thầu
triển khai và đơn vị giám sát tác giả (nếu có);
b) Diễn
biến tình hình triển khai theo ngày đối với triển khai mua sắm, xây lắp, lắp
đặt hệ thống thông tin, phần cứng, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị và cài đặt phần
mềm thương mại, phần mềm phổ biến; diễn biến tình hình triển khai theo mốc thời
gian đối với triển khai xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội
bộ, cơ sở dữ liệu;
c) Mô tả
chi tiết các sự cố, hư hỏng, các vi phạm, sai khác, các vấn đề phát sinh khác
và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình triển khai (nếu có);
d) Các
đề nghị của chủ đầu tư; kiến nghị của nhà thầu triển khai, đơn vị tư vấn lập
thiết kế chi tiết (nếu có), đơn vị giám sát công tác triển khai (nếu có);
đ) Những
ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai của
các bên có liên quan (nếu có).
4. Nhật
ký công tác triển khai được lập theo Mẫu số 1 và
Mẫu số 1.1 của Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 6. Thực
hiện giám sát công tác triển khai
1. Các
dự án đầu tư trong quá trình triển khai xây lắp, lắp đặt hệ thống thông tin,
phần cứng, cài đặt phần mềm thương mại, phần mềm phổ biến, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị phải được thực
hiện chế độ giám sát công tác triển khai theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP). Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện
giám sát công tác triển khai (gọi chung là đơn vị giám sát công tác triển
khai). Các công việc chính của hoạt động giám sát công tác triển khai theo quy
định tại Điều này.
2.
Trường hợp áp dụng gói thầu hỗn hợp:
a) Nhà
thầu chính có trách nhiệm: Tổ chức quản lý chất lượng, giám sát triển khai đối
với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; kiểm
tra công tác triển khai đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; thực
hiện các trách nhiệm khác được chủ đầu tư giao theo quy định của hợp đồng đã ký
kết; nhà thầu chính tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng
lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy
định tại Điều này và phải được quy định trong hợp đồng giữa nhà thầu chính với
chủ đầu tư. Trường hợp nhà thầu chính tự thực hiện triển khai và giám sát triển
khai thì nhà thầu chính phải thành lập bộ phận giám sát triển khai độc lập với
bộ phận trực tiếp triển khai;
b) Chủ
đầu tư có trách nhiệm: Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung quản lý
chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng; kiểm tra việc thực hiện giám sát triển
khai của nhà thầu chính.
3. Kiểm
tra các điều kiện để triển khai
a) Kiểm
tra đảm bảo có mặt bằng triển khai, các yếu tố kỹ thuật có liên quan;
b) Kiểm
tra đảm bảo có hợp đồng triển khai đã được ký kết;
c) Kiểm
tra đảm bảo có hồ sơ thiết kế chi tiết đã được phê duyệt;
d) Kiểm
tra có tiến độ thực hiện chi tiết do nhà thầu triển khai lập;
đ) Kiểm
tra biện pháp an toàn vận hành, phòng, chống cháy, nổ (nếu có);
e) Lập
biên bản kiểm tra điều kiện để triển khai.
4. Kiểm
tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu triển khai so với hợp đồng
a) Kiểm
tra về nhân lực triển khai của nhà thầu triển khai tại hiện trường nhằm đảm bảo
đúng nhân lực nhà thầu triển khai cam kết trong hợp đồng và các công việc nhân
lực đó đảm nhận theo đúng nhiệm vụ được phân công;
b) Kiểm
tra về hệ thống quản lý chất lượng quy định tại khoản 2 Điều 4
Thông tư này (nếu có);
c) Kiểm
tra việc ứng vốn của nhà thầu triển khai để thực hiện hợp đồng theo cam kết của
nhà thầu (nếu có nêu trong hợp đồng);
d) Kiểm
tra về các yêu cầu năng lực khác có nêu trong hợp đồng triển khai;
đ) Lập
biên bản kiểm tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu triển khai so với hợp
đồng.
5. Kiểm
tra sự phù hợp của vật tư, thiết bị, phần cứng, phần mềm trước khi xây lắp, lắp
đặt, cài đặt
a) Kiểm
tra về số lượng, hình thức vật lý bên ngoài của các vật tư, thiết bị, phần
cứng; kiểm tra các căn cứ để chứng minh bản quyền (nếu có) của phần mềm thương
mại (tính hợp pháp, số lượng); kiểm tra các căn cứ để chứng minh phần mềm phổ
biến;
b) Kiểm
tra giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất
(CQ) và các giấy tờ liên quan đến vật tư, thiết bị, phần cứng nêu trong hợp
đồng triển khai trước khi đưa vào triển khai;
c) Kiểm
tra các thông số kỹ thuật của các vật tư, thiết bị, phần cứng so với các thông
tin ghi trong hợp đồng và hồ sơ thiết kế chi tiết trước khi đưa vào triển khai;
d) Khi
có nghi ngờ đối với vật tư, thiết bị, phần cứng, phần mềm, đơn vị giám sát công
tác triển khai phải kết hợp với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư,
thiết bị, phần cứng, phần mềm được xây lắp, lắp đặt, cài đặt trong dự án.
Trường hợp các vật tư, thiết bị, phần cứng, phần mềm không phù hợp với thiết kế
chi tiết được duyệt, đơn vị giám sát công tác triển khai phối hợp với chủ đầu
tư yêu cầu nhà thầu triển khai đưa ra khỏi khu vực triển khai;
đ) Lập
biên bản kiểm tra vật tư, thiết bị, phần cứng, phần mềm trước khi xây lắp, lắp
đặt, cài đặt.
6. Giám
sát trong quá trình triển khai
a) Kiểm
tra và giám sát quá trình nhà thầu triển khai thực hiện các công việc tại địa
điểm triển khai. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào nhật ký giám sát công tác
triển khai;
b) Kiểm
tra việc bảo vệ vật tư, trang thiết bị, phần cứng, phần mềm được xây lắp, lắp
đặt, cài đặt trong vùng, khu vực, địa điểm triển khai của dự án (nếu có). Trong
trường hợp gây hư hại, hỏng hóc, ảnh hưởng tới vùng, khu vực, địa điểm triển
khai, đơn vị giám sát công tác triển khai báo cáo chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu triển
khai lập biên bản hiện trường theo Mẫu số 3 của Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Phối
hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình
triển khai (nếu có);
d) Đề
nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế chi tiết khi phát hiện sai sót, bất
hợp lý về thiết kế chi tiết;
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 24.3.2025)
THÔNG TƯ 16/2024/TT-BTTTT: Còn hiệu lực
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
THÔNG TƯ 16/2024/TT-BTTTT (BẢN PDF)
THÔNG TƯ 16/2024/TT-BTTTT (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)
THÔNG TƯ 16/2024/TT-BTTTT (BẢN WORD - TIẾNG ANH)
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn
cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9
năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử
dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn
cứ Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7
năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của
Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước;
Căn
cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7
năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo
đề nghị của Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia,
Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết nội
dung công tác triển khai, giám sát công tác triển khai, nghiệm thu đối với dự
án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; xác định yêu cầu về chất lượng dịch vụ
và các nội dung đặc thù của hợp đồng thuê dịch vụ đối với thuê dịch vụ công
nghệ thông tin theo yêu cầu riêng.
Thông tư này quy định chi tiết nội
dung công tác triển khai, giám sát công tác triển khai, nghiệm thu đối với dự
án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; xác định yêu cầu về chất lượng dịch vụ
và các nội dung đặc thù của hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo yêu
cầu riêng tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP
ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công
nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (gọi tắt là Nghị định số 73/2019/NĐ-CP) (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm
2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của
Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước (gọi tắt là Nghị định số 82/2024/NĐ-CP)),
bao gồm:
1. Nội dung công tác triển khai,
giám sát công tác triển khai, nghiệm thu của dự án đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP
(được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP).
2. Xác định yêu cầu về chất lượng
dịch vụ công nghệ thông tin theo yêu cầu riêng quy định tại khoản
3 Điều 54 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP (được bổ sung tại điểm b khoản 32 Điều 1
Nghị định số 82/2024/NĐ-CP).
3. Các nội dung đặc thù của hợp đồng
thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo yêu cầu riêng quy định tại khoản
5 Điều 52 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1
Nghị định số 82/2024/NĐ-CP).
Thông tư này áp dụng đối với các đối
tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP.
Mục 1. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI VÀ GIÁM SÁT CÔNG TÁC TRIỂN KHAI
Điều 3. Các
hoạt động cơ bản trong công tác triển khai, giám sát công tác triển khai
1. Thực hiện công tác triển khai và
lập nhật ký công tác triển khai.
2. Thực hiện giám sát công tác triển
khai và lập nhật ký giám sát công tác triển khai.
3. Thực hiện giám sát tác giả của tổ
chức, cá nhân thiết kế chi tiết.
Điều 4. Thực
hiện công tác triển khai
Nhà thầu triển khai (bao gồm nhà
thầu chính trong trường hợp gói thầu hỗn hợp) thực hiện các công việc sau:
1. Lập bảng
tiến độ thực hiện chi tiết trước khi triển khai theo quy định về quản lý tiến
độ thực hiện dự án tại Điều 33 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP.
2. Lập
hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô triển khai (nếu chủ đầu tư yêu
cầu), trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình
triển khai.
3. Bố
trí nhân lực, thiết bị triển khai theo hợp đồng.
4. Đối
với công tác triển khai mua sắm, xây lắp, lắp đặt hệ thống thông tin, phần
cứng, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị và cài đặt phần mềm thương mại, phần mềm phổ
biến (bao gồm cả phần mềm phổ biến được sửa đổi, bổ sung một số chức năng, tính năng, hiệu năng)
a) Vận
chuyển, bàn giao hệ thống thông tin, phần cứng, vật tư, thiết bị, phần mềm
thương mại, phần mềm phổ biến cho chủ đầu tư theo quy định trong hợp đồng;
thông báo cho chủ đầu tư các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản (nếu có);
b) Cung
cấp cho chủ đầu tư các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên
quan tới hệ thống thông tin, phần cứng, vật tư, thiết bị, phần mềm thương mại,
phần mềm phổ biến theo quy định của hợp đồng và thiết kế chi tiết được duyệt;
c) Tổ
chức thực hiện kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của hệ thống thông
tin, phần cứng, vật tư, thiết bị, phần mềm thương mại, phần mềm phổ biến trước
khi bàn giao cho chủ đầu tư;
d) Thực
hiện sửa chữa, đổi hệ thống thông tin, phần cứng, vật tư, thiết bị, phần mềm
thương mại, phần mềm phổ biến không đạt yêu cầu về chất lượng theo hợp đồng;
đ) Thực
hiện xây lắp, lắp đặt, cấu hình, thiết lập hệ thống thông tin, phần cứng, vật
tư, thiết bị, cài đặt phần mềm thương mại, phần mềm phổ biến và vận hành thử hệ
thống thông tin, thiết bị, phần cứng, phần mềm thương mại, phần mềm phổ biến.
5. Đối
với công tác triển khai xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội
bộ, cơ sở dữ liệu
a) Xác
định yêu cầu;
b) Phân
tích và xây dựng phương án xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội
bộ;
c) Lập
trình, viết mã lệnh;
d) Kiểm
thử phần mềm trong nội bộ của nhà thầu triển khai;
đ) Thực
hiện cài đặt phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu.
6. Tạo
lập cơ sở dữ liệu; chuẩn hóa, chuyển đổi phục vụ cho nhập dữ liệu, tạo lập cơ
sở dữ liệu; nhập dữ liệu; thực hiện đào tạo hướng dẫn sử dụng, đào tạo cho cán
bộ quản trị; hỗ trợ, quản trị, vận hành và các công việc triển khai khác theo
đúng hợp đồng và thiết kế chi tiết.
7. Xử
lý, khắc phục các sai sót, lỗi phát sinh trong quá trình triển khai (nếu có).
8. Báo
cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng theo thỏa thuận trong hợp
đồng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.
9. Phối
hợp với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong quá trình giám sát công tác
triển khai, kiểm thử hoặc vận hành thử, nghiệm thu, bàn giao.
10. Yêu
cầu chủ đầu tư thực hiện công tác nghiệm thu.
11. Thực
hiện các công việc khác theo hợp đồng đã ký kết.
Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện,
tuỳ theo phạm vi của dự án, mức độ yêu cầu chất lượng hoặc các điều kiện thực
tế, chủ đầu tư quyết định lựa chọn, thực hiện các công việc nêu trên theo đúng
quy định, bảo đảm chất lượng, hiệu quả quản lý thực hiện dự án.
Điều 5. Lập nhật ký công tác triển khai
1. Nhật
ký công tác triển khai do nhà thầu triển khai lập, dùng để mô tả tình hình công
việc và phản ánh các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu triển
khai, tổ chức, cá nhân thiết kế chi tiết và các bên có liên quan khác.
2. Nhật
ký công tác triển khai phải phù hợp với bảng tiến độ thực hiện chi tiết quy
định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này, được thể hiện theo
ngày triển khai đối với mua sắm, xây lắp, lắp đặt hệ thống thông tin, phần
cứng, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị và cài đặt phần mềm thương mại, phần mềm phổ
biến; thể hiện theo mốc thời gian đối với triển khai xây dựng, phát triển, nâng
cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu và được đóng thành quyển, đánh số
trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu triển khai.
3. Nội
dung nhật ký công tác triển khai bao gồm các thông tin cơ bản sau:
a) Danh
sách cán bộ triển khai (chức danh và nhiệm vụ của từng người) của nhà thầu
triển khai và đơn vị giám sát tác giả (nếu có);
b) Diễn
biến tình hình triển khai theo ngày đối với triển khai mua sắm, xây lắp, lắp
đặt hệ thống thông tin, phần cứng, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị và cài đặt phần
mềm thương mại, phần mềm phổ biến; diễn biến tình hình triển khai theo mốc thời
gian đối với triển khai xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội
bộ, cơ sở dữ liệu;
c) Mô tả
chi tiết các sự cố, hư hỏng, các vi phạm, sai khác, các vấn đề phát sinh khác
và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình triển khai (nếu có);
d) Các
đề nghị của chủ đầu tư; kiến nghị của nhà thầu triển khai, đơn vị tư vấn lập
thiết kế chi tiết (nếu có), đơn vị giám sát công tác triển khai (nếu có);
đ) Những
ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai của
các bên có liên quan (nếu có).
4. Nhật
ký công tác triển khai được lập theo Mẫu số 1 và
Mẫu số 1.1 của Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 6. Thực
hiện giám sát công tác triển khai
1. Các
dự án đầu tư trong quá trình triển khai xây lắp, lắp đặt hệ thống thông tin,
phần cứng, cài đặt phần mềm thương mại, phần mềm phổ biến, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị phải được thực
hiện chế độ giám sát công tác triển khai theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP). Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện
giám sát công tác triển khai (gọi chung là đơn vị giám sát công tác triển
khai). Các công việc chính của hoạt động giám sát công tác triển khai theo quy
định tại Điều này.
2.
Trường hợp áp dụng gói thầu hỗn hợp:
a) Nhà
thầu chính có trách nhiệm: Tổ chức quản lý chất lượng, giám sát triển khai đối
với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; kiểm
tra công tác triển khai đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; thực
hiện các trách nhiệm khác được chủ đầu tư giao theo quy định của hợp đồng đã ký
kết; nhà thầu chính tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng
lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy
định tại Điều này và phải được quy định trong hợp đồng giữa nhà thầu chính với
chủ đầu tư. Trường hợp nhà thầu chính tự thực hiện triển khai và giám sát triển
khai thì nhà thầu chính phải thành lập bộ phận giám sát triển khai độc lập với
bộ phận trực tiếp triển khai;
b) Chủ
đầu tư có trách nhiệm: Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung quản lý
chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng; kiểm tra việc thực hiện giám sát triển
khai của nhà thầu chính.
3. Kiểm
tra các điều kiện để triển khai
a) Kiểm
tra đảm bảo có mặt bằng triển khai, các yếu tố kỹ thuật có liên quan;
b) Kiểm
tra đảm bảo có hợp đồng triển khai đã được ký kết;
c) Kiểm
tra đảm bảo có hồ sơ thiết kế chi tiết đã được phê duyệt;
d) Kiểm
tra có tiến độ thực hiện chi tiết do nhà thầu triển khai lập;
đ) Kiểm
tra biện pháp an toàn vận hành, phòng, chống cháy, nổ (nếu có);
e) Lập
biên bản kiểm tra điều kiện để triển khai.
4. Kiểm
tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu triển khai so với hợp đồng
a) Kiểm
tra về nhân lực triển khai của nhà thầu triển khai tại hiện trường nhằm đảm bảo
đúng nhân lực nhà thầu triển khai cam kết trong hợp đồng và các công việc nhân
lực đó đảm nhận theo đúng nhiệm vụ được phân công;
b) Kiểm
tra về hệ thống quản lý chất lượng quy định tại khoản 2 Điều 4
Thông tư này (nếu có);
c) Kiểm
tra việc ứng vốn của nhà thầu triển khai để thực hiện hợp đồng theo cam kết của
nhà thầu (nếu có nêu trong hợp đồng);
d) Kiểm
tra về các yêu cầu năng lực khác có nêu trong hợp đồng triển khai;
đ) Lập
biên bản kiểm tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu triển khai so với hợp
đồng.
5. Kiểm
tra sự phù hợp của vật tư, thiết bị, phần cứng, phần mềm trước khi xây lắp, lắp
đặt, cài đặt
a) Kiểm
tra về số lượng, hình thức vật lý bên ngoài của các vật tư, thiết bị, phần
cứng; kiểm tra các căn cứ để chứng minh bản quyền (nếu có) của phần mềm thương
mại (tính hợp pháp, số lượng); kiểm tra các căn cứ để chứng minh phần mềm phổ
biến;
b) Kiểm
tra giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất
(CQ) và các giấy tờ liên quan đến vật tư, thiết bị, phần cứng nêu trong hợp
đồng triển khai trước khi đưa vào triển khai;
c) Kiểm
tra các thông số kỹ thuật của các vật tư, thiết bị, phần cứng so với các thông
tin ghi trong hợp đồng và hồ sơ thiết kế chi tiết trước khi đưa vào triển khai;
d) Khi
có nghi ngờ đối với vật tư, thiết bị, phần cứng, phần mềm, đơn vị giám sát công
tác triển khai phải kết hợp với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư,
thiết bị, phần cứng, phần mềm được xây lắp, lắp đặt, cài đặt trong dự án.
Trường hợp các vật tư, thiết bị, phần cứng, phần mềm không phù hợp với thiết kế
chi tiết được duyệt, đơn vị giám sát công tác triển khai phối hợp với chủ đầu
tư yêu cầu nhà thầu triển khai đưa ra khỏi khu vực triển khai;
đ) Lập
biên bản kiểm tra vật tư, thiết bị, phần cứng, phần mềm trước khi xây lắp, lắp
đặt, cài đặt.
6. Giám
sát trong quá trình triển khai
a) Kiểm
tra và giám sát quá trình nhà thầu triển khai thực hiện các công việc tại địa
điểm triển khai. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào nhật ký giám sát công tác
triển khai;
b) Kiểm
tra việc bảo vệ vật tư, trang thiết bị, phần cứng, phần mềm được xây lắp, lắp
đặt, cài đặt trong vùng, khu vực, địa điểm triển khai của dự án (nếu có). Trong
trường hợp gây hư hại, hỏng hóc, ảnh hưởng tới vùng, khu vực, địa điểm triển
khai, đơn vị giám sát công tác triển khai báo cáo chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu triển
khai lập biên bản hiện trường theo Mẫu số 3 của Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Phối
hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình
triển khai (nếu có);
d) Đề
nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế chi tiết khi phát hiện sai sót, bất
hợp lý về thiết kế chi tiết;
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 24.3.2025)
THÔNG TƯ 16/2024/TT-BTTTT: Còn hiệu lực
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
THÔNG TƯ 16/2024/TT-BTTTT (BẢN PDF)
THÔNG TƯ 16/2024/TT-BTTTT (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)
THÔNG TƯ 16/2024/TT-BTTTT (BẢN WORD - TIẾNG ANH)

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: