Một số sự cố máy điều hòa (máy lạnh) có thể gặp, nguyên nhân và hướng khắc phục


Ở bài viết hôm nay EBOOKBKMT sẽ giới thiệu cho các bạn một số sự cố máy điều hòa (máy lạnh) có thể gặp, nguyên nhân và hướng khắc phục. Có thể trong quá trình sữa chữa sẽ có những lỗi khác chưa có ở đây, các bạn có thể đóng góp để giúp mọi người trong ngành có thêm kinh nghiệm khi sữa chữa máy lạnh nhé.


Hiện tượng
Nguyên nhân
Kiểm tra, khắc phục
1. Máy không chạy (máy nén và quạt gió đều không chạy)
1. Mất điện nguồn cấp vào máy. Hư board điều khiển trên dàn lạnh.
2. Công tắc chọn chế độ làm việc đang ở chế độ tắt.
3. Bộ điều khiển từ xa (Remote control) hết hoặc yếu pin.
1. Kiểm tra điện áp nguồn. Kiểm tra aptomat hoặc công tắc, ổ cắm, dây điện nguồn. Các đầu nối dây cấp nguồn bị đứt hoặc bị lỏng không tiếp xúc. Thay thế board điều khiển nếu hư.
3. Thay pin mới.
2. Các tín hiệu chỉ dẫn trên màn hình của bộ điều khiển từ xa hiện lên mờ nhạt, thiếu nét. Khi nhấn nút điều khiển máy không nhận tín hiệu điều khiển (không phát ra tiếng kêu chít chít). 1. Pin của bộ điều khiển từ xa hết hoặc yếu.
2. Remote hư.
3. Board nhận tín hiệu trên dàn lạnh hư.
1. Thay pin mới.
2. Sử dụng remote cùng loại khác để kiểm tra.
3. Thay cảm biến hồng ngoại hoặc thay board.
3. Máy nén và quạt dàn ngưng không chạy. 1. Ngắn mạch hay đứt dây.
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
3. Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.
2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
3. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
4. Quạt gió chạy, máy nén không chạy, gió thổi ra nhưng không lạnh (ở chế độ lạnh) 1. Ngắn mạch hay đứt dây.
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
3. Tụ điện (tụ đề) bị hư hay ngắn mạch.
4. Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
5. Máy nén bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
6. Máy nén bị kẹt.
7. Điều chỉnh nhiệt độ thermostat đặt không đúng. Nhiệt độ đặt cao hơn nhiệt độ trong phòng (ở chế độ lạnh). Nhiệt độ đặt thấp hơn nhiệt độ trong phòng (ở chế độ nóng).
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.

2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn. Cũng có thể đầu cảm biến bị ẩm, có thể cắt lớp bóng bọc bên ngoài để thử.

3. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.

4. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
5. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
6. Cưa máy nén ra kiểm tra, sửa chữa, thay thế.
7. Điều chỉnh lại nhiệt độ đặt cho thích hợp; ở chế độ lạnh (hoặc chế độ nóng), đặt nhiệt độ thấp (hoặc cao) hơn nhiệt độ trong phòng.
5. Quạt dàn lạnh không chạy. 1. Ngắn mạch hay đứt dây.
2. Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
3. Cuộn dây contactor quạt bị hư.
4. Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.
2. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.
3. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
4. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
6. Quạt dàn nóng không chạy. 1. Ngắn mạch hay đứt dây.
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
3. Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
4. Cuộn dây contactor quạt bị hư.
5. Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.
2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
3. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.
4. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
5. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
7. Nhiệt độ phòng xuống quá thấp ở chế độ lạnh. 1. Nhiệt độ đặt quá thấp.
2. Đầu cảm biến đo nhiệt độ không chính xác hoặc đặt quá sát coil lạnh..
1. Điều chỉnh lại nhiệt độ đặt (themorstat).
2. Điều chỉnh lại vị trí đặt cảm biến hoặc thay thế.
10. Máy chạy nhưng gió lạnh (nóng) thổi ra yếu, kém lạnh ở chế độ lạnh.


1.Tấm lưới chắn lọc bụi của dàn lạnh quá bẩn.
2.Tải nhiệt trong phòng quá lớn.
3. Đặt tốc độ quạt gió thấp quá.
4. Điện áp nguồn không đủ.
5. Nhiệt độ ngoài phòng tăng cao. Trao đổi nhiệt dàn nóng (giàn bên ngoài) kém do giàn bẩn, lượng gió thổi qua bị giảm, làm mát giàn nóng khó khăn hoặc gió bị quẩn.
6. Bị thiếu gas.
7. Máy không đủ công suất do lắp vào phòng quá lớn (máy 1HP chỉ có thể làm lạnh cho phòng sinh hoạt gia đình tối đa 45m3 ở nhiệt độ khoảng 24-25oC).
1.Vệ sinh, rửa sạch lọc bụi.
2.Giảm tải nhiệt (nguồn sinh nhiệt).
3.Tăng tốc độ quạt gió.
4. Điều chỉnh tăng điện áp nguồn.
5. Làm vệ sinh sạch sẽ giàn nóng. Chỗ trao đổi nhiệt phải thoáng, thoát nhiệt tốt.
6. Quan sát 2 ống đồng nối vào giàn nóng, ống nhỏ bị bám tuyết, ống lớn không ướt nếu sờ vào không lạnh lắm. Gió thổi ra giàn nóng không nóng lắm. Nạp gas bổ sung.
7. Lắp thêm máy điều hòa hoặc thay thế máy có công suất lớn hơn.
11. Máy không lạnh hoặc lúc lạnh lúc không. 1. Chỉnh chế độ hoạt động trên remote không đúng.
2. Xì hết gas.
3.Quạt dàn nóng bị sự cố.
4. Máy nén (block) bị sự cố.
5. Board điều khiển trên dàn lạnh hư.
6. Trường hợp máy lúc lạnh lúc không là do chỉnh remote ở chế độ Dry hoặc sự cố ở dàn nóng hoặc bị thiếu gas.
1. Kiểm tra trên remote đã chỉnh đúng chế độ (mode) Cool hoặc Auto không, nếu không thì chỉnh lại. Các chế độ Dry, Fan, Heat đều không làm lạnh. Một số trường hợp bật chế độ Timer cũng có thể không lạnh.
2. Kiểm tra rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh (khi máy lạnh hoạt động tốt, cả 2 ống đều có nhiệt độ gần bằng nhau khoảng 5-7oC, nhìn bằng mắt 2 ống đều bị ướt). Gió thổi ra dàn nóng không nóng. Thử xì, hút chân không nếu cần thiết và nạp gas mới.
3. Theo dõi khoảng 10-20 phút không thấy quạt dàn nóng quay hoặc quay chậm hơn bình thường. Khi quạt dàn nóng không quay hoặc quay chậm, máy nén (block) sẽ chạy và ngưng bất thường (lắng nghe tiếng máy nén chạy) quạt dàn nóng quay nhưng máy nén không chạy (không nghe tiếng máy nén chạy).
12. Máy chạy và dừng liên tục. 1. Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
2. Điện thế thấp.
3. Thiếu gas
4. Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
5. Dư gas.
6. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
7. Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn.
8. Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
9. Nhiệt độ đặt và nhiệt độ trong phòng chênh nhau quá ít.
1. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
2. Kiểm tra điện thế.
3. Thử xì.
4. Thay thế chi tiết cản trở.
5. Rút bớt lượng gas đã sạc.
6. Bảo trì dàn nóng.
7. Thay valve hoặc ống mao.
8. Thay valve.
9. Điều chỉnh lại nhiệt độ đặt thích hợp.
13. Có nước chảy trong phòng hoặc ướt tường.
14. Vỏ dàn lạnh bị đọng sương.
15. Gió thổi ra ở dạng sương hoặc thổi ra giọt nước.
1. Máy lắp không đủ độ nghiêng. Ống dẫn nước thải bị tắc, bẩn hoặc gấp khúc, gel cách nhiệt lâu ngày bị mục.
2. Đa số các trường hợp này là do dàn lạnh bị dơ hay dàn lạnh đặt ở vị trí gần các nguồn phát sinh nhiệt.
3. Dàn lạnh quá dơ. Trong một số trường hợp là do lỗi nhà sản xuất, các dàn lạnh này có một số khe hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài.
1. Điều chỉnh lại độ nghiêng dốc ra ngoài. Thông rửa lại ống cho sạch hoặc đặt lại ống, thay ống khác. Bọc lại gel cách nhiệt mới.
2. Cần phải vệ sinh dàn lạnh, di chuyển dàn lạnh nếu cần thiết.
3. Vệ sinh dàn lạnh.


16. Dàn lạnh bị bám tuyết. 1. Quạt dàn lạnh không quay hoặc quay chậm. Dàn bị bít bụi (lâu ngày không vệ sinh bảo dưỡng điều hoà). Các lá tản nhiệt bị móp nhiều.
2. Thiếu gas hoặc bị tắc đường ống dẫn đến dòng gas không được lưu thông và tắc. Bên ngoài dàn nóng nơi đầu van ống nhỏ (là ống dẫn gas lỏng đi) bị bám tuyết, ống gas lớn là ống dẫn hơi gas về không đọng sương .
1. Chỉnh tốc độ quạt lên cao hơn, nếu quạt hư sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư máy nén (block). Vệ sinh dàn lạnh. Dùng thiết bị chuyên dụng để chỉnh lại các lá nhôm bị móp.
2. Kiểm tra đường ống, áp suất hút, dòng điện hoạt động có thấp hơn dòng định mức không và nạp gas bổ sung. (Chú ý vệ sinh sạch dàn nóng và dàn trước rồi mới thực hiện bước này).
17. Khi máy chạy có mùi khác lạ. 1. Giàn lạnh, máy lạnh, lưới lọc quá bẩn, mốc.
2. Có mùi hôi nhà vệ sinh: do ống nước xả dàn lạnh nối trực tiếp với hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh hoặc hố gas mà không có bẫy hơi, mùi hôi trong ống xả hoặc hố gas đi ngược vào dàn lạnh gây hôi.
3. Có thạch sùng hoặc chuột chết trong máy.
4. Có mùi hắc của gas: dàn lạnh bị xì gas
1. Vệ sinh giàn, mặt máy, lưới lọc bụi. Có thể chuyển qua chế độ dry một lúc để loại bỏ ẩm mốc trên dàn lạnh.
2. Di chuyển đường ống xả dàn lạnh.
3. Kiểm tra thạch sùng, chuột, vệ sinh máy. Phun dầu xả hoặc nước thơm.
4. Trường hợp này nên tắt máy và mở cửa phòng và quạt hút cho thông thoáng. Gas lạnh ở nồng độ cao sẽ gây choáng hoặc bất tỉnh nếu hít phải nhất là trong không gian kín, dễ bị nghẹt thở.
18. Máy nén khó khởi động. 1. Điện áp nguồn quá thấp.
2. Sụt áp nguồn lớn do dây dẫn nhỏ và quá dài.
3. Thời gian chờ mở máy lại quá ngắn.
1. Tăng điện áp nguồn.
2. Thay dây dẫn cỡ lớn hơn và giảm chiều dài dây dẫn (nếu có thể được).
3. Chờ sau 3 phút mới khởi động lại máy.
19. Máy nén chạy ồn. 1. Dư gas.
2. Có chi tiết bên trong máy nén bị hư.
3. Có các bulong hay đinh vít bị lỏng.
4. Chưa tháo các tấm vận chuyển.
5. Có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy.
1. Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra môi trường bằng khóa lục giác. Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của giàn nóng - cục nóng.
2. Thay máy nén bằng cách đi mua máy nén đúng mã số, thương hiệu, đúng công suất.
3. Vặn chặt các bulông hay vít, kiểm tra xem máy nén có đúng với tình trạng như ban đầu hay không.
4. Tháo các tấm vận chuyển nhằm để cho hệ máy đỡ va chạm và gây kêu.
5. Nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác. Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lủng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của vỏ giàn nóng - cục nóng và gây nên kêu. Kiểm tra xem các bulông phía dưới đáy máy nén xem có lỏng hay không. Nếu lỏng thì xiết vừa phải, không được xiết chặt các bulông đó.
20. Máy nén chạy và dừng liên tục do quá tải (thermic nhảy liên tục).

1. Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
2. Điện thế thấp.
3. Thiếu gas.
4. Dư gas.
5. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
1. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
2. Kiểm tra điện thế.
3. Thử xì.
4. Rút bớt lượng gas đã sạc.
5. Bảo trì dàn nóng.
21. Áp suất hút thấp.

1. Thiếu gas.
2. Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
3. Lọc gió bị dơ.
4. Dàn lạnh bị dơ.
5. Không đủ không khí đi qua dàn lạnh, quạt chạy yếu.
6. Van tiết lưu bị nghẹt.
7. Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn.
8. Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
1. Thử xì.
2. Thay thế chi tiết cản trở.
3. Làm sạch hay thay.
4. Làm sạch.
5. Kiểm tra quạt, tăng tốc độ quạt.
6. Thay valve.
7. Thay valve hoặc ống mao.
8. Thay valve.

22. Áp suất hút cao.

1. Dư gas.
2. Máy nén hoạt động không hiệu quả.
3. Vị trí lắp cảm biến không đúng.
4. Tải quá nặng.
5. Dàn ngưng tụ quá bẩn
1. Rút bớt lượng gas đã sạc.
2. Kiểm tra hiệu suất máy nén.
3. Đổi vị trí lắp cảm biến.
4. Kiểm tra tải.
5. Vệ sinh dàn ngưng
23. Áp suất nén thấp.

1. Thiếu gas.
2. Máy nén hoạt động không hiệu quả.
1. Thử xì.
2. Kiểm tra hiệu suất máy nén.
24. Áp suất nén cao.

1. Dư gas.
2. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
3. Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh.
4. Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
5. Nhiệt độ của không khí hoặc nước giải nhiệt cao.
6. Thiếu không khí hoặc nước giải nhiệt.
1. Rút bớt lượng gas đã sạc.
2. Bảo trì dàn nóng.
3. Rút gas hút chân không và sạc gas mới.
4. Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt.
5. Cưa máy nén ra kiểm tra, sửa chữa, thay thế.
6. Kiểm tra và tăng quá trình giải nhiệt .


Dưới đây là bảng mã lỗi và cách khắc phục của Anh NamcaoBK. Các bạn có thể tham khảo.


Ở bài viết hôm nay EBOOKBKMT sẽ giới thiệu cho các bạn một số sự cố máy điều hòa (máy lạnh) có thể gặp, nguyên nhân và hướng khắc phục. Có thể trong quá trình sữa chữa sẽ có những lỗi khác chưa có ở đây, các bạn có thể đóng góp để giúp mọi người trong ngành có thêm kinh nghiệm khi sữa chữa máy lạnh nhé.


Hiện tượng
Nguyên nhân
Kiểm tra, khắc phục
1. Máy không chạy (máy nén và quạt gió đều không chạy)
1. Mất điện nguồn cấp vào máy. Hư board điều khiển trên dàn lạnh.
2. Công tắc chọn chế độ làm việc đang ở chế độ tắt.
3. Bộ điều khiển từ xa (Remote control) hết hoặc yếu pin.
1. Kiểm tra điện áp nguồn. Kiểm tra aptomat hoặc công tắc, ổ cắm, dây điện nguồn. Các đầu nối dây cấp nguồn bị đứt hoặc bị lỏng không tiếp xúc. Thay thế board điều khiển nếu hư.
3. Thay pin mới.
2. Các tín hiệu chỉ dẫn trên màn hình của bộ điều khiển từ xa hiện lên mờ nhạt, thiếu nét. Khi nhấn nút điều khiển máy không nhận tín hiệu điều khiển (không phát ra tiếng kêu chít chít). 1. Pin của bộ điều khiển từ xa hết hoặc yếu.
2. Remote hư.
3. Board nhận tín hiệu trên dàn lạnh hư.
1. Thay pin mới.
2. Sử dụng remote cùng loại khác để kiểm tra.
3. Thay cảm biến hồng ngoại hoặc thay board.
3. Máy nén và quạt dàn ngưng không chạy. 1. Ngắn mạch hay đứt dây.
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
3. Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.
2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
3. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
4. Quạt gió chạy, máy nén không chạy, gió thổi ra nhưng không lạnh (ở chế độ lạnh) 1. Ngắn mạch hay đứt dây.
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
3. Tụ điện (tụ đề) bị hư hay ngắn mạch.
4. Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
5. Máy nén bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
6. Máy nén bị kẹt.
7. Điều chỉnh nhiệt độ thermostat đặt không đúng. Nhiệt độ đặt cao hơn nhiệt độ trong phòng (ở chế độ lạnh). Nhiệt độ đặt thấp hơn nhiệt độ trong phòng (ở chế độ nóng).
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.

2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn. Cũng có thể đầu cảm biến bị ẩm, có thể cắt lớp bóng bọc bên ngoài để thử.

3. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.

4. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
5. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
6. Cưa máy nén ra kiểm tra, sửa chữa, thay thế.
7. Điều chỉnh lại nhiệt độ đặt cho thích hợp; ở chế độ lạnh (hoặc chế độ nóng), đặt nhiệt độ thấp (hoặc cao) hơn nhiệt độ trong phòng.
5. Quạt dàn lạnh không chạy. 1. Ngắn mạch hay đứt dây.
2. Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
3. Cuộn dây contactor quạt bị hư.
4. Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.
2. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.
3. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
4. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
6. Quạt dàn nóng không chạy. 1. Ngắn mạch hay đứt dây.
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
3. Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
4. Cuộn dây contactor quạt bị hư.
5. Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.
2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
3. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.
4. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
5. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
7. Nhiệt độ phòng xuống quá thấp ở chế độ lạnh. 1. Nhiệt độ đặt quá thấp.
2. Đầu cảm biến đo nhiệt độ không chính xác hoặc đặt quá sát coil lạnh..
1. Điều chỉnh lại nhiệt độ đặt (themorstat).
2. Điều chỉnh lại vị trí đặt cảm biến hoặc thay thế.
10. Máy chạy nhưng gió lạnh (nóng) thổi ra yếu, kém lạnh ở chế độ lạnh.


1.Tấm lưới chắn lọc bụi của dàn lạnh quá bẩn.
2.Tải nhiệt trong phòng quá lớn.
3. Đặt tốc độ quạt gió thấp quá.
4. Điện áp nguồn không đủ.
5. Nhiệt độ ngoài phòng tăng cao. Trao đổi nhiệt dàn nóng (giàn bên ngoài) kém do giàn bẩn, lượng gió thổi qua bị giảm, làm mát giàn nóng khó khăn hoặc gió bị quẩn.
6. Bị thiếu gas.
7. Máy không đủ công suất do lắp vào phòng quá lớn (máy 1HP chỉ có thể làm lạnh cho phòng sinh hoạt gia đình tối đa 45m3 ở nhiệt độ khoảng 24-25oC).
1.Vệ sinh, rửa sạch lọc bụi.
2.Giảm tải nhiệt (nguồn sinh nhiệt).
3.Tăng tốc độ quạt gió.
4. Điều chỉnh tăng điện áp nguồn.
5. Làm vệ sinh sạch sẽ giàn nóng. Chỗ trao đổi nhiệt phải thoáng, thoát nhiệt tốt.
6. Quan sát 2 ống đồng nối vào giàn nóng, ống nhỏ bị bám tuyết, ống lớn không ướt nếu sờ vào không lạnh lắm. Gió thổi ra giàn nóng không nóng lắm. Nạp gas bổ sung.
7. Lắp thêm máy điều hòa hoặc thay thế máy có công suất lớn hơn.
11. Máy không lạnh hoặc lúc lạnh lúc không. 1. Chỉnh chế độ hoạt động trên remote không đúng.
2. Xì hết gas.
3.Quạt dàn nóng bị sự cố.
4. Máy nén (block) bị sự cố.
5. Board điều khiển trên dàn lạnh hư.
6. Trường hợp máy lúc lạnh lúc không là do chỉnh remote ở chế độ Dry hoặc sự cố ở dàn nóng hoặc bị thiếu gas.
1. Kiểm tra trên remote đã chỉnh đúng chế độ (mode) Cool hoặc Auto không, nếu không thì chỉnh lại. Các chế độ Dry, Fan, Heat đều không làm lạnh. Một số trường hợp bật chế độ Timer cũng có thể không lạnh.
2. Kiểm tra rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh (khi máy lạnh hoạt động tốt, cả 2 ống đều có nhiệt độ gần bằng nhau khoảng 5-7oC, nhìn bằng mắt 2 ống đều bị ướt). Gió thổi ra dàn nóng không nóng. Thử xì, hút chân không nếu cần thiết và nạp gas mới.
3. Theo dõi khoảng 10-20 phút không thấy quạt dàn nóng quay hoặc quay chậm hơn bình thường. Khi quạt dàn nóng không quay hoặc quay chậm, máy nén (block) sẽ chạy và ngưng bất thường (lắng nghe tiếng máy nén chạy) quạt dàn nóng quay nhưng máy nén không chạy (không nghe tiếng máy nén chạy).
12. Máy chạy và dừng liên tục. 1. Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
2. Điện thế thấp.
3. Thiếu gas
4. Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
5. Dư gas.
6. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
7. Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn.
8. Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
9. Nhiệt độ đặt và nhiệt độ trong phòng chênh nhau quá ít.
1. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
2. Kiểm tra điện thế.
3. Thử xì.
4. Thay thế chi tiết cản trở.
5. Rút bớt lượng gas đã sạc.
6. Bảo trì dàn nóng.
7. Thay valve hoặc ống mao.
8. Thay valve.
9. Điều chỉnh lại nhiệt độ đặt thích hợp.
13. Có nước chảy trong phòng hoặc ướt tường.
14. Vỏ dàn lạnh bị đọng sương.
15. Gió thổi ra ở dạng sương hoặc thổi ra giọt nước.
1. Máy lắp không đủ độ nghiêng. Ống dẫn nước thải bị tắc, bẩn hoặc gấp khúc, gel cách nhiệt lâu ngày bị mục.
2. Đa số các trường hợp này là do dàn lạnh bị dơ hay dàn lạnh đặt ở vị trí gần các nguồn phát sinh nhiệt.
3. Dàn lạnh quá dơ. Trong một số trường hợp là do lỗi nhà sản xuất, các dàn lạnh này có một số khe hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài.
1. Điều chỉnh lại độ nghiêng dốc ra ngoài. Thông rửa lại ống cho sạch hoặc đặt lại ống, thay ống khác. Bọc lại gel cách nhiệt mới.
2. Cần phải vệ sinh dàn lạnh, di chuyển dàn lạnh nếu cần thiết.
3. Vệ sinh dàn lạnh.


16. Dàn lạnh bị bám tuyết. 1. Quạt dàn lạnh không quay hoặc quay chậm. Dàn bị bít bụi (lâu ngày không vệ sinh bảo dưỡng điều hoà). Các lá tản nhiệt bị móp nhiều.
2. Thiếu gas hoặc bị tắc đường ống dẫn đến dòng gas không được lưu thông và tắc. Bên ngoài dàn nóng nơi đầu van ống nhỏ (là ống dẫn gas lỏng đi) bị bám tuyết, ống gas lớn là ống dẫn hơi gas về không đọng sương .
1. Chỉnh tốc độ quạt lên cao hơn, nếu quạt hư sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư máy nén (block). Vệ sinh dàn lạnh. Dùng thiết bị chuyên dụng để chỉnh lại các lá nhôm bị móp.
2. Kiểm tra đường ống, áp suất hút, dòng điện hoạt động có thấp hơn dòng định mức không và nạp gas bổ sung. (Chú ý vệ sinh sạch dàn nóng và dàn trước rồi mới thực hiện bước này).
17. Khi máy chạy có mùi khác lạ. 1. Giàn lạnh, máy lạnh, lưới lọc quá bẩn, mốc.
2. Có mùi hôi nhà vệ sinh: do ống nước xả dàn lạnh nối trực tiếp với hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh hoặc hố gas mà không có bẫy hơi, mùi hôi trong ống xả hoặc hố gas đi ngược vào dàn lạnh gây hôi.
3. Có thạch sùng hoặc chuột chết trong máy.
4. Có mùi hắc của gas: dàn lạnh bị xì gas
1. Vệ sinh giàn, mặt máy, lưới lọc bụi. Có thể chuyển qua chế độ dry một lúc để loại bỏ ẩm mốc trên dàn lạnh.
2. Di chuyển đường ống xả dàn lạnh.
3. Kiểm tra thạch sùng, chuột, vệ sinh máy. Phun dầu xả hoặc nước thơm.
4. Trường hợp này nên tắt máy và mở cửa phòng và quạt hút cho thông thoáng. Gas lạnh ở nồng độ cao sẽ gây choáng hoặc bất tỉnh nếu hít phải nhất là trong không gian kín, dễ bị nghẹt thở.
18. Máy nén khó khởi động. 1. Điện áp nguồn quá thấp.
2. Sụt áp nguồn lớn do dây dẫn nhỏ và quá dài.
3. Thời gian chờ mở máy lại quá ngắn.
1. Tăng điện áp nguồn.
2. Thay dây dẫn cỡ lớn hơn và giảm chiều dài dây dẫn (nếu có thể được).
3. Chờ sau 3 phút mới khởi động lại máy.
19. Máy nén chạy ồn. 1. Dư gas.
2. Có chi tiết bên trong máy nén bị hư.
3. Có các bulong hay đinh vít bị lỏng.
4. Chưa tháo các tấm vận chuyển.
5. Có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy.
1. Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra môi trường bằng khóa lục giác. Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của giàn nóng - cục nóng.
2. Thay máy nén bằng cách đi mua máy nén đúng mã số, thương hiệu, đúng công suất.
3. Vặn chặt các bulông hay vít, kiểm tra xem máy nén có đúng với tình trạng như ban đầu hay không.
4. Tháo các tấm vận chuyển nhằm để cho hệ máy đỡ va chạm và gây kêu.
5. Nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác. Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lủng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của vỏ giàn nóng - cục nóng và gây nên kêu. Kiểm tra xem các bulông phía dưới đáy máy nén xem có lỏng hay không. Nếu lỏng thì xiết vừa phải, không được xiết chặt các bulông đó.
20. Máy nén chạy và dừng liên tục do quá tải (thermic nhảy liên tục).

1. Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
2. Điện thế thấp.
3. Thiếu gas.
4. Dư gas.
5. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
1. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
2. Kiểm tra điện thế.
3. Thử xì.
4. Rút bớt lượng gas đã sạc.
5. Bảo trì dàn nóng.
21. Áp suất hút thấp.

1. Thiếu gas.
2. Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
3. Lọc gió bị dơ.
4. Dàn lạnh bị dơ.
5. Không đủ không khí đi qua dàn lạnh, quạt chạy yếu.
6. Van tiết lưu bị nghẹt.
7. Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn.
8. Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
1. Thử xì.
2. Thay thế chi tiết cản trở.
3. Làm sạch hay thay.
4. Làm sạch.
5. Kiểm tra quạt, tăng tốc độ quạt.
6. Thay valve.
7. Thay valve hoặc ống mao.
8. Thay valve.

22. Áp suất hút cao.

1. Dư gas.
2. Máy nén hoạt động không hiệu quả.
3. Vị trí lắp cảm biến không đúng.
4. Tải quá nặng.
5. Dàn ngưng tụ quá bẩn
1. Rút bớt lượng gas đã sạc.
2. Kiểm tra hiệu suất máy nén.
3. Đổi vị trí lắp cảm biến.
4. Kiểm tra tải.
5. Vệ sinh dàn ngưng
23. Áp suất nén thấp.

1. Thiếu gas.
2. Máy nén hoạt động không hiệu quả.
1. Thử xì.
2. Kiểm tra hiệu suất máy nén.
24. Áp suất nén cao.

1. Dư gas.
2. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
3. Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh.
4. Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
5. Nhiệt độ của không khí hoặc nước giải nhiệt cao.
6. Thiếu không khí hoặc nước giải nhiệt.
1. Rút bớt lượng gas đã sạc.
2. Bảo trì dàn nóng.
3. Rút gas hút chân không và sạc gas mới.
4. Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt.
5. Cưa máy nén ra kiểm tra, sửa chữa, thay thế.
6. Kiểm tra và tăng quá trình giải nhiệt .


Dưới đây là bảng mã lỗi và cách khắc phục của Anh NamcaoBK. Các bạn có thể tham khảo.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: