Khí không ngưng trong hệ thống lạnh - Tác hại và phương pháp xả bỏ


Khí không ngưng có thành phần cơ bản là không khí lẫn trong hơi môi chất lạnh nằm chủ yếu ở phía trên của bình chứa cao áp và giàn ngưng. Môi chất lạnh khác nhau thì sự tồn tại của chúng cũng khác nhau. Khí không ngưng có tác hại không nhỏ đến hệ thống lạnh như: tăng nhiệt độ và áp suất nén, tăng tỷ số nén, tăng các tổn thất, gây ăn mòn bề mặt thiết bị, giảm tuổi thọ tin cậy của máy, giảm hệ số truyền nhiệt của các thiết bị, giảm năng suất lạnh, ...

Những hậu quả do khí không ngưng có trong hệ thống lạnh

Trong quá trình vận hành sửa chữa máy lạnh, hệ thống lạnh, khí không ngưng (khí tạp) lọt vào hệ thống gây nên nhiều hậu quả:

- Tăng nhiệt độ và áp suất nén.
- Tăng tỷ số nén, tăng các tổn thất.
- Giảm tuổi thọ và độ tin cậy của máy.
- Giảm hệ số truyền nhiệt của các thiết bị truyền nhiệt.
- Giảm năng suất lạnh, kéo dài thời gian hạ nhiệt độ của các nơi tiêu thụ lạnh làm ảnh hưởng đến quá trình công nghệ lạnh.
- Không khí có mang theo hơi nước làm ăn mòn kim loại do tạo ra môi trường kiềm với amoniac và môi trường axit với freon, hơi nước ở nhiệt độ thấp không hòa tan được với gas, tạo hỗn hợp gas, dầu, nước đặc làm nghẹt đường ống ở các van, phin lọc, gây tắc ẩm hệ thống.

Như vậy khí không ngưng phải được xả ra khỏi hệ thống lạnh càng sớm càng tốt.


Những dấu hiệu để nhận biết trong hệ thống lạnh có khí không ngưng

- Năng suất lạnh giảm, thời gian cấp đông kéo dài, nhiệt độ kho lạnh không đạt yêu cầu công nghệ như cài đặt.
- Áp suất nén tăng liên tục.
- Tải máy nén tăng.
- Áp kế rung nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến có khí không ngưng trong hệ thống

- Khi tháo ráp, sửa chữa độ chân không không đảm bảo.
- Thử kín hệ thống khi lắp đặt hay sau sửa chữa không đúng quy trình, kỹ thuật.
- Kỹ thuật nạp gas, nạp dầu chưa đúng hay do hở bộ đệm kín đầu trục. Khi nạp dầu áp suất cacte thấp hơn áp suất khí quyển, không khí lọt vào máy nén.
- Phía thấp áp của máy lạnh hai cấp nén không hoàn toàn kín hay các vị trí van thao tác hở, quá trình vận hành máy hút không khí qua khe hở làm áp suất nén tăng.

Như vậy khí có trong hệ thống có thể bằng một hay nhiều con đường như trên. Vấn đề chính là chúng ta phải biết loại trừ các nguyên nhân, để khẳng định chính xác và có biện pháp khắc phục, ngăn ngừa sự xâm nhập của khí không ngưng vào hệ thống.

Nguyên tắc của xả khí không ngưng ra khỏi hệ thống

Đối với freon, hơi môi chất nặng hơn không khí, khi dừng máy phần không khí tập trung phía trên bình chứa cao áp và giàn ngưng, ngoài ra freon không gây độc hại, do vậy không cần bình tách khí, cho phép xả khí trực tiếp.

Đối với amoniac thì ngược lại, không khí nặng hơn hơi amoniac, hơi amoniac gây độc hại, do vậy cần có thiết bị tách khí không ngưng cho hệ thống lạnh amoniac để xả gián tiếp tránh ô nhiễm môi trường.


Trong điều kiện bình thường, ứng với mỗi môi chất, ở mỗi giá trị nhiệt độ ngưng tụ có một giá trị áp suất ngưng tụ xác định. Thông thường nhiệt độ ngưng tụ (Dàn ngưng giải nhiệt bằng nước) nằm trong khoảng 35 - 40˚C, với hệ thống giải nhiệt bằng khí là 45 - 55oC. Do vậy để tách khí không ngưng chỉ cần hạ nhiệt độ hỗn hợp khí thấp hơn nhiệt độ ngưng tụ thì dễ dàng hóa lỏng phần hơi của môi chất để tách ra khỏi hỗn hợp khí. Nghĩa là việc hóa lỏng tác nhân ở áp suất ngưng cao tương đối dễ dàng. Trong khi đó nhiệt độ hóa lỏng không khí rất thấp. Dựa trên nguyên tắc này người ta tách khí tạp khỏi hỗn hợp với môi chất bằng phương pháp hạ nhiệt độ hỗn hợp để hóa lỏng tác nhân lạnh.


Việc tách không khí ra khỏi hỗn hợp với môi chất lạnh amoniac khá đơn giản, có thể xả khí gián tiếp hay trực tiếp.

Xả khí trực tiếp theo phương pháp thủ công

+ Xả khí từ máy nén: Sau khi sửa chữa, lắp ráp máy nén người ta thường tiến hành xả khí trực tiếp từ máy nén nhờ van xả khí tạp gắn dưới van chặn nén.

Đối với những hệ thống máy kín chỉ có xả khí lúc sửa chữa, lắp ráp chứ không có xả khí trong quá trình vận hành.

+ Cách xả trực tiếp từ máy nén:
- Đóng van chặn hút, van chặn nén
- Mở van by-pass thông giữa buồng hút và nén.
- Khởi động máy nén
- Mở van xả khí ở máy nén.

Sau một thời gian ngắt đóng luôn van by-pass để xả khí được triệt để hơn. Đến khi hết khí trong máy nén đóng van xả khí và ngừng máy.

+ Xả khí trực tiếp từ giàn ngưng: Ngoài ra trong quá trình vận hành cũng xả khí tạp khi hệ thống có khí. Thông thường với hệ thống lạnh amoniac giàn ngưng kiểu xối thì có thể xả khí tạp từ giàn ngưng bằng cách nối ống nhựa từ van xả khí đến thùng nước hay bể nước ngưng, mở từ từ van xả khí.
Đối với hệ thống gas freon xả trực tiếp từ bình chứa cao áp. Trường hợp bình chứa cao áp chung với bình ngưng thì xả khí tạp từ van nhỏ đặt trên mặt bình ngưng và chứa hỗn hợp.

+ Cách tiến hành xả khí cho giàn ngưng:
- Ngừng máy nén sau khi đã chạy rút gas.
- Tiếp tục vận hành bơm nước xối vào giàn ngưng.
- Đóng van cấp dịch, van cân bằng từ giàn ngưng đến bình chứa.
- Mở van xả khí cho đến hết khí tạp.

Xả khí gián tiếp theo phương pháp thủ công

Phương pháp xả khí gián tiếp có nhiều ưu điểm hơn xả trực tiếp.
+ Không ô nhiễm môi trường
+ Ít tốn gas.
Không ảnh hưởng sản xuất do máy hoạt động liên tục.

Việc xả khí gián tiếp có thể gián đoạn hay liên tục:

+ Tách khí liên tục xả gián đoạn: Trong quá trình vận hành mở các van 1, 3, 4 để bình tách khí luôn lạnh tách riêng hỗn hợp khí và tác nhân lạnh. Các van còn lại ở trạng thái đóng nhưng van chặn của van an toàn và áp kế luôn mở từ khi đưa hệ thống vào hoạt động. Hỗn hợp được tách làm hai pha, dịch lỏng có áp suất cao chảy về bình chứa cao áp qua van một chiều, quá trình chảy này nhờ sự chênh lệch về áp suất thủy tĩnh.


+ Tách khí gián đoạn: Bình tách khí chỉ làm việc khi nào hệ thống có hiện tượng lẫn khí tạp nhiều. vận hành mở các van như trường hợp tách khí liên tục. Tách khí gián đoạn tiện lợi rất nhiều cho những hệ thống có độ kín cao, nó giảm tổn thất nhiệt ở thiết bị tách khí và trên đường ống.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


Cách nhận biết hết khí tạp trong hệ thống
+ Không còn hiện tượng sục khí trong thùng nước.
+ Áp suất bình chứa trở lại bình thường.
Tải máy nén giảm, cường độ dòng điện của moto máy nén giảm.
+ Máy nén chạy êm hơn.
+ Áp kế ổn định

Xả khí gián tiếp bằng phương pháp tự động

Dựa trên nguyên lý, khi hệ thống có khí không ngưng thì áp suất bình tách khí tăng, do vậy bộ cảm biến so sánh hiệu áp suất để quyết định mở van điện từ để xả khí ra ngoài. Trên đường ống xả khí không ngưng phải có van tiết lưu giảm áp cho khí không ngưng ra từ từ. Hệ thống xả khí gián tiếp bằng phương pháp tự động chỉ áp dụng cho môi chất amoniac như các phương pháp trên.






Chúc các bạn thành công!


Khí không ngưng có thành phần cơ bản là không khí lẫn trong hơi môi chất lạnh nằm chủ yếu ở phía trên của bình chứa cao áp và giàn ngưng. Môi chất lạnh khác nhau thì sự tồn tại của chúng cũng khác nhau. Khí không ngưng có tác hại không nhỏ đến hệ thống lạnh như: tăng nhiệt độ và áp suất nén, tăng tỷ số nén, tăng các tổn thất, gây ăn mòn bề mặt thiết bị, giảm tuổi thọ tin cậy của máy, giảm hệ số truyền nhiệt của các thiết bị, giảm năng suất lạnh, ...

Những hậu quả do khí không ngưng có trong hệ thống lạnh

Trong quá trình vận hành sửa chữa máy lạnh, hệ thống lạnh, khí không ngưng (khí tạp) lọt vào hệ thống gây nên nhiều hậu quả:

- Tăng nhiệt độ và áp suất nén.
- Tăng tỷ số nén, tăng các tổn thất.
- Giảm tuổi thọ và độ tin cậy của máy.
- Giảm hệ số truyền nhiệt của các thiết bị truyền nhiệt.
- Giảm năng suất lạnh, kéo dài thời gian hạ nhiệt độ của các nơi tiêu thụ lạnh làm ảnh hưởng đến quá trình công nghệ lạnh.
- Không khí có mang theo hơi nước làm ăn mòn kim loại do tạo ra môi trường kiềm với amoniac và môi trường axit với freon, hơi nước ở nhiệt độ thấp không hòa tan được với gas, tạo hỗn hợp gas, dầu, nước đặc làm nghẹt đường ống ở các van, phin lọc, gây tắc ẩm hệ thống.

Như vậy khí không ngưng phải được xả ra khỏi hệ thống lạnh càng sớm càng tốt.


Những dấu hiệu để nhận biết trong hệ thống lạnh có khí không ngưng

- Năng suất lạnh giảm, thời gian cấp đông kéo dài, nhiệt độ kho lạnh không đạt yêu cầu công nghệ như cài đặt.
- Áp suất nén tăng liên tục.
- Tải máy nén tăng.
- Áp kế rung nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến có khí không ngưng trong hệ thống

- Khi tháo ráp, sửa chữa độ chân không không đảm bảo.
- Thử kín hệ thống khi lắp đặt hay sau sửa chữa không đúng quy trình, kỹ thuật.
- Kỹ thuật nạp gas, nạp dầu chưa đúng hay do hở bộ đệm kín đầu trục. Khi nạp dầu áp suất cacte thấp hơn áp suất khí quyển, không khí lọt vào máy nén.
- Phía thấp áp của máy lạnh hai cấp nén không hoàn toàn kín hay các vị trí van thao tác hở, quá trình vận hành máy hút không khí qua khe hở làm áp suất nén tăng.

Như vậy khí có trong hệ thống có thể bằng một hay nhiều con đường như trên. Vấn đề chính là chúng ta phải biết loại trừ các nguyên nhân, để khẳng định chính xác và có biện pháp khắc phục, ngăn ngừa sự xâm nhập của khí không ngưng vào hệ thống.

Nguyên tắc của xả khí không ngưng ra khỏi hệ thống

Đối với freon, hơi môi chất nặng hơn không khí, khi dừng máy phần không khí tập trung phía trên bình chứa cao áp và giàn ngưng, ngoài ra freon không gây độc hại, do vậy không cần bình tách khí, cho phép xả khí trực tiếp.

Đối với amoniac thì ngược lại, không khí nặng hơn hơi amoniac, hơi amoniac gây độc hại, do vậy cần có thiết bị tách khí không ngưng cho hệ thống lạnh amoniac để xả gián tiếp tránh ô nhiễm môi trường.


Trong điều kiện bình thường, ứng với mỗi môi chất, ở mỗi giá trị nhiệt độ ngưng tụ có một giá trị áp suất ngưng tụ xác định. Thông thường nhiệt độ ngưng tụ (Dàn ngưng giải nhiệt bằng nước) nằm trong khoảng 35 - 40˚C, với hệ thống giải nhiệt bằng khí là 45 - 55oC. Do vậy để tách khí không ngưng chỉ cần hạ nhiệt độ hỗn hợp khí thấp hơn nhiệt độ ngưng tụ thì dễ dàng hóa lỏng phần hơi của môi chất để tách ra khỏi hỗn hợp khí. Nghĩa là việc hóa lỏng tác nhân ở áp suất ngưng cao tương đối dễ dàng. Trong khi đó nhiệt độ hóa lỏng không khí rất thấp. Dựa trên nguyên tắc này người ta tách khí tạp khỏi hỗn hợp với môi chất bằng phương pháp hạ nhiệt độ hỗn hợp để hóa lỏng tác nhân lạnh.


Việc tách không khí ra khỏi hỗn hợp với môi chất lạnh amoniac khá đơn giản, có thể xả khí gián tiếp hay trực tiếp.

Xả khí trực tiếp theo phương pháp thủ công

+ Xả khí từ máy nén: Sau khi sửa chữa, lắp ráp máy nén người ta thường tiến hành xả khí trực tiếp từ máy nén nhờ van xả khí tạp gắn dưới van chặn nén.

Đối với những hệ thống máy kín chỉ có xả khí lúc sửa chữa, lắp ráp chứ không có xả khí trong quá trình vận hành.

+ Cách xả trực tiếp từ máy nén:
- Đóng van chặn hút, van chặn nén
- Mở van by-pass thông giữa buồng hút và nén.
- Khởi động máy nén
- Mở van xả khí ở máy nén.

Sau một thời gian ngắt đóng luôn van by-pass để xả khí được triệt để hơn. Đến khi hết khí trong máy nén đóng van xả khí và ngừng máy.

+ Xả khí trực tiếp từ giàn ngưng: Ngoài ra trong quá trình vận hành cũng xả khí tạp khi hệ thống có khí. Thông thường với hệ thống lạnh amoniac giàn ngưng kiểu xối thì có thể xả khí tạp từ giàn ngưng bằng cách nối ống nhựa từ van xả khí đến thùng nước hay bể nước ngưng, mở từ từ van xả khí.
Đối với hệ thống gas freon xả trực tiếp từ bình chứa cao áp. Trường hợp bình chứa cao áp chung với bình ngưng thì xả khí tạp từ van nhỏ đặt trên mặt bình ngưng và chứa hỗn hợp.

+ Cách tiến hành xả khí cho giàn ngưng:
- Ngừng máy nén sau khi đã chạy rút gas.
- Tiếp tục vận hành bơm nước xối vào giàn ngưng.
- Đóng van cấp dịch, van cân bằng từ giàn ngưng đến bình chứa.
- Mở van xả khí cho đến hết khí tạp.

Xả khí gián tiếp theo phương pháp thủ công

Phương pháp xả khí gián tiếp có nhiều ưu điểm hơn xả trực tiếp.
+ Không ô nhiễm môi trường
+ Ít tốn gas.
Không ảnh hưởng sản xuất do máy hoạt động liên tục.

Việc xả khí gián tiếp có thể gián đoạn hay liên tục:

+ Tách khí liên tục xả gián đoạn: Trong quá trình vận hành mở các van 1, 3, 4 để bình tách khí luôn lạnh tách riêng hỗn hợp khí và tác nhân lạnh. Các van còn lại ở trạng thái đóng nhưng van chặn của van an toàn và áp kế luôn mở từ khi đưa hệ thống vào hoạt động. Hỗn hợp được tách làm hai pha, dịch lỏng có áp suất cao chảy về bình chứa cao áp qua van một chiều, quá trình chảy này nhờ sự chênh lệch về áp suất thủy tĩnh.


+ Tách khí gián đoạn: Bình tách khí chỉ làm việc khi nào hệ thống có hiện tượng lẫn khí tạp nhiều. vận hành mở các van như trường hợp tách khí liên tục. Tách khí gián đoạn tiện lợi rất nhiều cho những hệ thống có độ kín cao, nó giảm tổn thất nhiệt ở thiết bị tách khí và trên đường ống.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


Cách nhận biết hết khí tạp trong hệ thống
+ Không còn hiện tượng sục khí trong thùng nước.
+ Áp suất bình chứa trở lại bình thường.
Tải máy nén giảm, cường độ dòng điện của moto máy nén giảm.
+ Máy nén chạy êm hơn.
+ Áp kế ổn định

Xả khí gián tiếp bằng phương pháp tự động

Dựa trên nguyên lý, khi hệ thống có khí không ngưng thì áp suất bình tách khí tăng, do vậy bộ cảm biến so sánh hiệu áp suất để quyết định mở van điện từ để xả khí ra ngoài. Trên đường ống xả khí không ngưng phải có van tiết lưu giảm áp cho khí không ngưng ra từ từ. Hệ thống xả khí gián tiếp bằng phương pháp tự động chỉ áp dụng cho môi chất amoniac như các phương pháp trên.






Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: