LUẬN VĂN TIẾN SỸ Định vị thời gian trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (So sánh với tiếng Anh)
Trong ngôn ngữ học, vấn đề thời gian, định vị thời gian trong các câu phát ngôn của một số ngôn ngữ đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và nghiên cứu từ lâu.
Đối với tiếng Việt, có thể nói rằng từcuối thế kỷ XIX trở về trước, vấn đề này chưa thật sự trở thành một đối tượng nghiên cứu có tính chất hệ thống. Chỉ bắt đầu từ năm 1883 - năm cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Grammaire de la language Anammite) của Trương Vĩnh Ký ra đời - trở về sau, mới có khá nhiều công trình ngôn ngữ học đề cập đến vấn đề tìm hiểu về sự định vị, nhận diện thời gian trong tiếng Việt, về phạm trù thời gian trong tiếng Việt, xét từnhiều góc độ khác nhau (ngữ pháp truyền thống, ngữ nghĩa, logic, ngữ dụng, tri nhận, v.v…).
Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề thời gian, định vị thời gian trong tiếng Việt. Nhiều tác giả (trong nước và ngoài nước), khi viết về tiếng Việt, đều nhất trí cho rằng tiếng Việt cũng có phạm trù thì hiểu như một phạm trù ngữ pháp (một hiện tượng ngữ pháp hóa nhưcác ngôn ngữ biến hình ở châu Âu) và cho rằng các từ như: đã chỉ thời quá khứ, đang chỉ thì hiện tại và sẽ chỉ thời tương lai (Trương Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Thành…).
Bên cạnh đó, còn có nhiều ý kiến khác. Có nhiều tác giả cho rằng tiếng Việt không có phạm trù thì, bởi vì, qua nghiên cứu những đặc trưng riêng của tiếng Việt, một số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chỉ ra rằng tiếng Việt không có một lớp từ riêng biệt chuyên thể hiện thời gian nhưmột phạm trù ngữ pháp (Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo…). Lại có một số tác giả cho rằng trong một sốtrường hợp cụthể, thời gian có thể được nhận diện thông qua các suy luận logic chứ không căn cứmột cách trực tiếp vào các yếu tố ngôn ngữ; những cơ chế ngôn ngữ tạo thành ý nghĩa thời gian logic có thể bị khác đi do chịu sự tác động của một số hiện tượng ngôn ngữ khác nhưcác từ tình thái chẳng hạn (Nguyễn Đức Dân…). Cũng có các tác giả cho rằng khi định vị thời gian nên xét dưới góc độ tri nhận, qua đó, có thể đáp ứng được hướng đi tìm cái bản sắc, cái đặc thù riêng của ngôn ngữ dân tộc (Lý Toàn Thắng, Trần Văn Cơ…) v.v…
Trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, quan hệ giữa con người với thời gian có một ý nghĩa đặc biệt. Có thểnói, quá trình phát triển của nhân loại gắn liền với thời gian lịch sử. Con người nhận thức thời gian và sựnhận thức này được phản ánh theo những hình thức biểu hiện riêng biệt của từng ngôn ngữ. Và nhưvậy, ngôn ngữ là một trong những công cụtri nhận vềthời gian của loài người.
Trong ngôn ngữ học, vấn đề thời gian, định vị thời gian trong các câu phát ngôn của một số ngôn ngữ đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và nghiên cứu từ lâu.
Đối với tiếng Việt, có thể nói rằng từcuối thế kỷ XIX trở về trước, vấn đề này chưa thật sự trở thành một đối tượng nghiên cứu có tính chất hệ thống. Chỉ bắt đầu từ năm 1883 - năm cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Grammaire de la language Anammite) của Trương Vĩnh Ký ra đời - trở về sau, mới có khá nhiều công trình ngôn ngữ học đề cập đến vấn đề tìm hiểu về sự định vị, nhận diện thời gian trong tiếng Việt, về phạm trù thời gian trong tiếng Việt, xét từnhiều góc độ khác nhau (ngữ pháp truyền thống, ngữ nghĩa, logic, ngữ dụng, tri nhận, v.v…).
Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề thời gian, định vị thời gian trong tiếng Việt. Nhiều tác giả (trong nước và ngoài nước), khi viết về tiếng Việt, đều nhất trí cho rằng tiếng Việt cũng có phạm trù thì hiểu như một phạm trù ngữ pháp (một hiện tượng ngữ pháp hóa nhưcác ngôn ngữ biến hình ở châu Âu) và cho rằng các từ như: đã chỉ thời quá khứ, đang chỉ thì hiện tại và sẽ chỉ thời tương lai (Trương Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Thành…).
Bên cạnh đó, còn có nhiều ý kiến khác. Có nhiều tác giả cho rằng tiếng Việt không có phạm trù thì, bởi vì, qua nghiên cứu những đặc trưng riêng của tiếng Việt, một số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chỉ ra rằng tiếng Việt không có một lớp từ riêng biệt chuyên thể hiện thời gian nhưmột phạm trù ngữ pháp (Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo…). Lại có một số tác giả cho rằng trong một sốtrường hợp cụthể, thời gian có thể được nhận diện thông qua các suy luận logic chứ không căn cứmột cách trực tiếp vào các yếu tố ngôn ngữ; những cơ chế ngôn ngữ tạo thành ý nghĩa thời gian logic có thể bị khác đi do chịu sự tác động của một số hiện tượng ngôn ngữ khác nhưcác từ tình thái chẳng hạn (Nguyễn Đức Dân…). Cũng có các tác giả cho rằng khi định vị thời gian nên xét dưới góc độ tri nhận, qua đó, có thể đáp ứng được hướng đi tìm cái bản sắc, cái đặc thù riêng của ngôn ngữ dân tộc (Lý Toàn Thắng, Trần Văn Cơ…) v.v…

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: