Những lễ nghi trong hôn nhân của người Trung Quốc và những trào lưu xu hướng mới trong hôn nhân hiện đại

Chương một: MỤC ĐÍCH, QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
I. Mục đích của hôn nhân
1. Mang tính cộng đồng
2. Mang tính xã hội
II. Quan niệm về hôn nhân
1. Quan niệm hôn nhân truyền thống
2. Quan niệm hôn nhân trong xã hội hiện đại

Chương hai: NHỮNG LỄ NGHI TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
I. Những lễ nghi trong hôn nhân truyền thống
1. Nạp thái
2.Vấn danh
3. Nạp cát
4. Nạp Chưng
5.Thỉnh kỳ
6. Lễ đón dâu
7. Lễ hợp hôn
II. Những lễ nghi trong hôn nhân ngày nay
1. Lễ gặp mặt
2. Lễ đính hôn
3. Lễ kết hôn

Chương ba: NHỮNG TRÀO LƯU XU HƯỚNG MỚI TRONG HÔN NHÂN HIỆN ĐẠI
I. Hiện tượng phụ nữ sống độc thân ngày càng tăng và phổ biến – Phải chăng xã hội hiện đại không cần hôn nhân
II. Chế độ AA – mô hình hôn nhân của xã hôi hiện đại
III. Tôi thích DINK
IV. Một nửa ở trong nước, một nửa ở nước ngoài – một trào lưu gia đình mới ở Trung Quốc
V. Hôn nhân của người cao tuổi – một vấn đề được cả xã hội quan tâm


ChươngI: Mục đích, quan niệm về hôn nhân của người Trung Quốc
ChươngII: Những lễ nghi trong hôn nhân của người Trung Quốc
ChươngIII: Những trào lưu xu hướng mới trong hôn nhân hiện đại
Kết luận:
Với trình độ có hạn của một sinh viên mới bắt đầu tập sự nghiên cứu, cùng hạn chễ của đIều kiện không cho phép (về tư liệu cũng như về thời gian) trong quá trình hoàn thàn niên luận này, tôI đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, xin kính mong các thầy cô châm chước và chỉ dẫn.
Với ý nghĩa đó, cùng với tình cảm sâu sắc của mình, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng nhất tới cô giáo - người đã hướng dẫn tôi chu đáo trong quá trình hoàn thành niên luận này, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Đông Phương.

Chương I:
MỤC ĐÍCH QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN CỦA NGUỜI TRUNG QUỐC

Hôn nhân gia đình vốn là một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ nét những đặc trưng của văn hoá tộc ngưòi, và là một hiện tượng có liên quan chặt chẽ với toàn bộ hệ thống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức, pháp luật. Để hiểu rõ bản chất của một hình thức hôn nhân, quan niệm về hôn nhân của con nguời ở từng thời kỳ.
I. MỤC ĐÍCH CỦA HÔN NHÂN
Một điều ai cũng biết đó là mục đích đầu tiên của hôn nhân chính là để truyền thống nối dõi. Cách đây 2000 năm, bốn tiêu chí của một nguời hạnh phúc mà Khổng tử đưa ra có thể tóm tắt cụ thể như sau:
Còn ông , bà , bố mẹ để ngày đêm phụng dưỡng báo đấp ân nghĩa.
Có vợ, có chồng để thương yêu
Có con có cháu để chăm bẵm , dạy dỗ trông nom, nhờ cậy.
Có anh, chị em và bầu bạn để tri kỉ.
Vì thế người Trung quốc rất thích sống theo dòng họ, một mô hình gia đình Trung Quốc điển hình thường là tứ đại đồng đường, ngũ đại đồng đường. Mục đích của Hôn nhân thường chịu ảnh hưởng bởi:

1. Tính cộng đồng:
Dưới thời phong kiến,Trung Quốc là một xã hội tông pháp, vì thế hôn nhân đôi khi còn liên quan đến cả thịnh, suy của cả gia tộc. Hôn nhân không chỉ là sự kết hợp đơn thuần giữa hai cá nhân mà là một công việc của cả gia đình và dòng họ. Trong xã hội cũ, nam nữ trước khi kết hôn thường không được hoặc rất ít được gặp gỡ, tìm hiểu. Thông thường là do hai bên cha mẹ sắp đặt, đính ước, dựng vợ, gả chồng. Họ thường chọn những nơi phù hợp có lợi cho gia đình, họ tộc để thông gia, đặc biệt thường quan tâm đến dư luận và ý kiến của các thành viên trong gia tộc.
Cũng vì mang tính cộng đồng mà thời phong kiến thường tồn tại một hình thức hôn nhân gọi là hôn nhân chính trị, chẳng hạn, từ thời Đông Chu, Tần và Tấn là hai nước láng giềng với nhau. Để đảm bảo quyền lợi của hai triều đình, tăng cường sức mạnh chống lại các nước khác họ đã liên minh lại với nhau. Sự liên minh này thể hiện qua hôn nhân tức là hoàng tử nước Tần lấy công chúa nước Tấn và ngược lại. Đến thời nhà Hán, Hán Cao Tổ, Lưu Bang đã phát triển thành chính sách ngoại giao Hoà thân, gả con gái vua hoặc những cô gái trong Hoàng thất cho những thủ lĩnh trong các bộ lạc ngoại tộc ở các vùng lân cận. Sau khi thực hiện quả nhiên nước Hán ít bị các bộ lạc quấy nhiễu. Từ đó về sau, để giữ yên bờ cõi triều đình nhà Minh, các triều đại sau cũng áp dụng chính sách hoà thân.
Tóm lại, vì mục đích của hôn nhân là vì quyền lợi của họ tộc, vì muốn có một gia đình “tứ đại đồng đuờng”, “ngũ đại đồng đường”, “cửu thế đồng cư” nên người ta luôn tìm cách lấy vợ lấy chồng sớm cho có cháu có chắt, để sớm trở thành một dòng họ mạnh. Trong suốt quá trình phát triển của xã hội phong kiến, do cơ cấu kinh tế xã hội không thay đổi, trong vùng nông thôn rộng lớn của nguời Hán vẫn là nền kinh tế thôn trại nên các phong tục không có gì thay đổi. Chỉ đến cuối đời Thanh chế độ phong kiến đã thực sự thối nát, kinh tế tư bản chủ nghĩa phương tây đã thâm nhập vào Trung Quốc thì các phong tục mới bắt đầu thay đổi. Các phong trào Thái Bình Thiên Quốc, Duy Tân đã tạo tiền đề cải cách phong tục lạc hậu có ảnh hưởng lớn trong lịch sử cận đại Trung Quốc. Dáng chú ý là những chương trình được đề xướng bởi Đàm Tự Đồng có những quy định cụ thể: không được lấy cớ cùng hội cùng thuyền để ép duyên người khác, hai bên thông hôn phải có tuổi tương xứng, hai nhà cùng tự nguyện, hôn lễ phải tiết kiệm, nhà gái không được chê lễ vật ít. Đây là những quy định đầu tiên và là mầm mống của quan điểm tự do hôn nhân. Những quan điểm này làm thay đổi một cách căn bản mục đích của hôn nhân là chú trọng đến quyền lợi của cá nhân nên được các tư tưởng tiến bộ nhất là giới trẻ nhiệt liệt hoan nghênh. Nam nữ thanh niên ủng hộ tự do hôn nhân, hôn nhân không phụ thuộc vào gia đình, hôn nhân phải đặt quyền lợi của 2 cá nhân lên trên chứ không phải vì quyền lợi của họ tộc. Trong quá trình phát triển, ĐCS Trung Quốc cũng đã ủng hộ và vận động tự do hôn nhân, dần dần tự do hôn nhân đã trở thành quy định nề nếp trong xã hội.
Ngày nay tuyệt đại bộ phận thanh niên Trung Quốc vẫn tôn trọng tự do hôn nhân theo quan điểm vừa tôn trọng gia đình. Họ tự do tìm hiểu nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của cha mẹ, anh em và lắng nghe ý kiến của bạn bè. Nhiều thanh niên kể cả sinh viên, thanh niên thành phố vẫn cho rằng hôn nhân là tự do nhưng phải chú ý đặt mình trong cộng đồng nhỏ, đó là gia đình. Thông thường từ khi kết bạn để tiến tới hôn nhân, họ đã cân nhắc, thăm dò, nếu nhiều ý kiến đồng ý thì họ sẽ tiếp tục, còn nếu có những lý do không thế thì họ chủ động dừng lại.
2. Mang tính xã hội:
Nam nữ thành hôn không chỉ là chuyện của 2 người, mà đôi khi còn là của xã hội, bởi vì con người là một thành phần của xã hội nên mọi hoạt động đều phải tuân theo những quy luật của xã hội. Hôn nhân xưa bị chi phối nhiều bởi tính cộng đồng, thì ngày nay, trong một xã hội mà các giá trị vật chất được coi trọng thì hôn nhân cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của nó.
Những tưởng khi xã hội ngày càng phát triển, tự do con người được giải phóng thì hôn nhân phải gắn liền với tình yêu, nhưng sau khi Trung Quốc cải cách mở cửa, một bộ phận thanh niên bị lối sống vật chất tác động, họ đã thay đổi về mục đích hôn nhân. Ở nhiều nơi, nhất là ở các vùng nông thôn và miền núi, nhiều cô gái muốn thoát ly cuộc sống hiện tại mà năng lực trình độ không có, họ liền nghĩ đến hôn nhân. Họ sẵn sàng lấy bất cứ ai miễn là họ có một cuốc sống hợp pháp tại một nơi có điều kiện tốt hơn nơi họ đang sống. Họ sẵn sàng kết hôn và cũng sẵn sàng ly hôn, với họ hôn nhân là một phương tiện để kiếm tiền. Các nữ thanh niên ngày nay khi chọn bạn đời tuy họ vẫn nói là tự do hôn nhân, tình cảm là chủ yếu nhưng thực tế họ vẫn lưu tâm đến các yếu tố như: bạn trai có nhà ở không? làm việc ở đâu? thu nhập hàng tháng la bao nhiêu? Chỉ sau khi tìm hiểu được các yếu tố đó họ mới yên tâm tìm hiểu cái mà họ coi là chính, là tư tưởng, tình cảm, sở thích. Ngoài ra cũng còn có những trường hợp họ lợi dụng hôn nhân để lừa đảo kiếm tiền. Họ sẵn sàng thử hôn, thời gian thử hôn có thể vài tháng khi chiếm được một số tiền lớn thì họ cao chạy xa bay.
Như vậy, mục đích của hôn nhân rõ ràng mang tính cộng đồng, tính xã hội và chịu ảnh hưởng sâu sắc trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
II. QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN
1. Trong hôn nhân truyền thống
Như trên đã nói Trung Quốc là một đất nước văn hoá lâu đời, Nho giáo ra đời tư thời nhà Chu đến nhà Hán được sử dụng làm đường lối trị nước, tồn tại trong suốt 2000 năm, những quan điểm của Khổng tử về lễ, nghĩa, trí, tín đã đặt nền tảng tư tưởng cho lễ giáo phong kiến. Hôn nhân Trung Quốc truyền thống đã tồn tại những quan điểm như sau về hôn nhân:
1.1. Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy:
Theo quan niệm này, dù nam hay nữ cũng đều không có quyền lựa chọn ý trung nhân của mình, mà phải theo quyết định của cha mẹ. Có thể hai người yêu thương nhau chân thành nhưng nếu cha mẹ của một trong hai người không đồng ý, họ không thể kết tóc xe duyên cùng nhau được. Đấy chính là quan niệm hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, cha mẹ định đoạt con cái không có sự lựa chọn nào khác.
Thời kỳ đầu trong xã hội nguyên thuỷ, nam nữ có quyền tự do lựa chọn, tự chủ quyết định chuyện trăm năm của mình. Trong truyền thuyết thần thoại viết rằng: “Vua Nghiêu Thuấn khi lấy Nga Hoàng, Vũ Anh làm vợ cũng không xin ý kiến của cha mẹ”.

Chương một: MỤC ĐÍCH, QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
I. Mục đích của hôn nhân
1. Mang tính cộng đồng
2. Mang tính xã hội
II. Quan niệm về hôn nhân
1. Quan niệm hôn nhân truyền thống
2. Quan niệm hôn nhân trong xã hội hiện đại

Chương hai: NHỮNG LỄ NGHI TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
I. Những lễ nghi trong hôn nhân truyền thống
1. Nạp thái
2.Vấn danh
3. Nạp cát
4. Nạp Chưng
5.Thỉnh kỳ
6. Lễ đón dâu
7. Lễ hợp hôn
II. Những lễ nghi trong hôn nhân ngày nay
1. Lễ gặp mặt
2. Lễ đính hôn
3. Lễ kết hôn

Chương ba: NHỮNG TRÀO LƯU XU HƯỚNG MỚI TRONG HÔN NHÂN HIỆN ĐẠI
I. Hiện tượng phụ nữ sống độc thân ngày càng tăng và phổ biến – Phải chăng xã hội hiện đại không cần hôn nhân
II. Chế độ AA – mô hình hôn nhân của xã hôi hiện đại
III. Tôi thích DINK
IV. Một nửa ở trong nước, một nửa ở nước ngoài – một trào lưu gia đình mới ở Trung Quốc
V. Hôn nhân của người cao tuổi – một vấn đề được cả xã hội quan tâm


ChươngI: Mục đích, quan niệm về hôn nhân của người Trung Quốc
ChươngII: Những lễ nghi trong hôn nhân của người Trung Quốc
ChươngIII: Những trào lưu xu hướng mới trong hôn nhân hiện đại
Kết luận:
Với trình độ có hạn của một sinh viên mới bắt đầu tập sự nghiên cứu, cùng hạn chễ của đIều kiện không cho phép (về tư liệu cũng như về thời gian) trong quá trình hoàn thàn niên luận này, tôI đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, xin kính mong các thầy cô châm chước và chỉ dẫn.
Với ý nghĩa đó, cùng với tình cảm sâu sắc của mình, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng nhất tới cô giáo - người đã hướng dẫn tôi chu đáo trong quá trình hoàn thành niên luận này, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Đông Phương.

Chương I:
MỤC ĐÍCH QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN CỦA NGUỜI TRUNG QUỐC

Hôn nhân gia đình vốn là một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ nét những đặc trưng của văn hoá tộc ngưòi, và là một hiện tượng có liên quan chặt chẽ với toàn bộ hệ thống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức, pháp luật. Để hiểu rõ bản chất của một hình thức hôn nhân, quan niệm về hôn nhân của con nguời ở từng thời kỳ.
I. MỤC ĐÍCH CỦA HÔN NHÂN
Một điều ai cũng biết đó là mục đích đầu tiên của hôn nhân chính là để truyền thống nối dõi. Cách đây 2000 năm, bốn tiêu chí của một nguời hạnh phúc mà Khổng tử đưa ra có thể tóm tắt cụ thể như sau:
Còn ông , bà , bố mẹ để ngày đêm phụng dưỡng báo đấp ân nghĩa.
Có vợ, có chồng để thương yêu
Có con có cháu để chăm bẵm , dạy dỗ trông nom, nhờ cậy.
Có anh, chị em và bầu bạn để tri kỉ.
Vì thế người Trung quốc rất thích sống theo dòng họ, một mô hình gia đình Trung Quốc điển hình thường là tứ đại đồng đường, ngũ đại đồng đường. Mục đích của Hôn nhân thường chịu ảnh hưởng bởi:

1. Tính cộng đồng:
Dưới thời phong kiến,Trung Quốc là một xã hội tông pháp, vì thế hôn nhân đôi khi còn liên quan đến cả thịnh, suy của cả gia tộc. Hôn nhân không chỉ là sự kết hợp đơn thuần giữa hai cá nhân mà là một công việc của cả gia đình và dòng họ. Trong xã hội cũ, nam nữ trước khi kết hôn thường không được hoặc rất ít được gặp gỡ, tìm hiểu. Thông thường là do hai bên cha mẹ sắp đặt, đính ước, dựng vợ, gả chồng. Họ thường chọn những nơi phù hợp có lợi cho gia đình, họ tộc để thông gia, đặc biệt thường quan tâm đến dư luận và ý kiến của các thành viên trong gia tộc.
Cũng vì mang tính cộng đồng mà thời phong kiến thường tồn tại một hình thức hôn nhân gọi là hôn nhân chính trị, chẳng hạn, từ thời Đông Chu, Tần và Tấn là hai nước láng giềng với nhau. Để đảm bảo quyền lợi của hai triều đình, tăng cường sức mạnh chống lại các nước khác họ đã liên minh lại với nhau. Sự liên minh này thể hiện qua hôn nhân tức là hoàng tử nước Tần lấy công chúa nước Tấn và ngược lại. Đến thời nhà Hán, Hán Cao Tổ, Lưu Bang đã phát triển thành chính sách ngoại giao Hoà thân, gả con gái vua hoặc những cô gái trong Hoàng thất cho những thủ lĩnh trong các bộ lạc ngoại tộc ở các vùng lân cận. Sau khi thực hiện quả nhiên nước Hán ít bị các bộ lạc quấy nhiễu. Từ đó về sau, để giữ yên bờ cõi triều đình nhà Minh, các triều đại sau cũng áp dụng chính sách hoà thân.
Tóm lại, vì mục đích của hôn nhân là vì quyền lợi của họ tộc, vì muốn có một gia đình “tứ đại đồng đuờng”, “ngũ đại đồng đường”, “cửu thế đồng cư” nên người ta luôn tìm cách lấy vợ lấy chồng sớm cho có cháu có chắt, để sớm trở thành một dòng họ mạnh. Trong suốt quá trình phát triển của xã hội phong kiến, do cơ cấu kinh tế xã hội không thay đổi, trong vùng nông thôn rộng lớn của nguời Hán vẫn là nền kinh tế thôn trại nên các phong tục không có gì thay đổi. Chỉ đến cuối đời Thanh chế độ phong kiến đã thực sự thối nát, kinh tế tư bản chủ nghĩa phương tây đã thâm nhập vào Trung Quốc thì các phong tục mới bắt đầu thay đổi. Các phong trào Thái Bình Thiên Quốc, Duy Tân đã tạo tiền đề cải cách phong tục lạc hậu có ảnh hưởng lớn trong lịch sử cận đại Trung Quốc. Dáng chú ý là những chương trình được đề xướng bởi Đàm Tự Đồng có những quy định cụ thể: không được lấy cớ cùng hội cùng thuyền để ép duyên người khác, hai bên thông hôn phải có tuổi tương xứng, hai nhà cùng tự nguyện, hôn lễ phải tiết kiệm, nhà gái không được chê lễ vật ít. Đây là những quy định đầu tiên và là mầm mống của quan điểm tự do hôn nhân. Những quan điểm này làm thay đổi một cách căn bản mục đích của hôn nhân là chú trọng đến quyền lợi của cá nhân nên được các tư tưởng tiến bộ nhất là giới trẻ nhiệt liệt hoan nghênh. Nam nữ thanh niên ủng hộ tự do hôn nhân, hôn nhân không phụ thuộc vào gia đình, hôn nhân phải đặt quyền lợi của 2 cá nhân lên trên chứ không phải vì quyền lợi của họ tộc. Trong quá trình phát triển, ĐCS Trung Quốc cũng đã ủng hộ và vận động tự do hôn nhân, dần dần tự do hôn nhân đã trở thành quy định nề nếp trong xã hội.
Ngày nay tuyệt đại bộ phận thanh niên Trung Quốc vẫn tôn trọng tự do hôn nhân theo quan điểm vừa tôn trọng gia đình. Họ tự do tìm hiểu nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của cha mẹ, anh em và lắng nghe ý kiến của bạn bè. Nhiều thanh niên kể cả sinh viên, thanh niên thành phố vẫn cho rằng hôn nhân là tự do nhưng phải chú ý đặt mình trong cộng đồng nhỏ, đó là gia đình. Thông thường từ khi kết bạn để tiến tới hôn nhân, họ đã cân nhắc, thăm dò, nếu nhiều ý kiến đồng ý thì họ sẽ tiếp tục, còn nếu có những lý do không thế thì họ chủ động dừng lại.
2. Mang tính xã hội:
Nam nữ thành hôn không chỉ là chuyện của 2 người, mà đôi khi còn là của xã hội, bởi vì con người là một thành phần của xã hội nên mọi hoạt động đều phải tuân theo những quy luật của xã hội. Hôn nhân xưa bị chi phối nhiều bởi tính cộng đồng, thì ngày nay, trong một xã hội mà các giá trị vật chất được coi trọng thì hôn nhân cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của nó.
Những tưởng khi xã hội ngày càng phát triển, tự do con người được giải phóng thì hôn nhân phải gắn liền với tình yêu, nhưng sau khi Trung Quốc cải cách mở cửa, một bộ phận thanh niên bị lối sống vật chất tác động, họ đã thay đổi về mục đích hôn nhân. Ở nhiều nơi, nhất là ở các vùng nông thôn và miền núi, nhiều cô gái muốn thoát ly cuộc sống hiện tại mà năng lực trình độ không có, họ liền nghĩ đến hôn nhân. Họ sẵn sàng lấy bất cứ ai miễn là họ có một cuốc sống hợp pháp tại một nơi có điều kiện tốt hơn nơi họ đang sống. Họ sẵn sàng kết hôn và cũng sẵn sàng ly hôn, với họ hôn nhân là một phương tiện để kiếm tiền. Các nữ thanh niên ngày nay khi chọn bạn đời tuy họ vẫn nói là tự do hôn nhân, tình cảm là chủ yếu nhưng thực tế họ vẫn lưu tâm đến các yếu tố như: bạn trai có nhà ở không? làm việc ở đâu? thu nhập hàng tháng la bao nhiêu? Chỉ sau khi tìm hiểu được các yếu tố đó họ mới yên tâm tìm hiểu cái mà họ coi là chính, là tư tưởng, tình cảm, sở thích. Ngoài ra cũng còn có những trường hợp họ lợi dụng hôn nhân để lừa đảo kiếm tiền. Họ sẵn sàng thử hôn, thời gian thử hôn có thể vài tháng khi chiếm được một số tiền lớn thì họ cao chạy xa bay.
Như vậy, mục đích của hôn nhân rõ ràng mang tính cộng đồng, tính xã hội và chịu ảnh hưởng sâu sắc trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
II. QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN
1. Trong hôn nhân truyền thống
Như trên đã nói Trung Quốc là một đất nước văn hoá lâu đời, Nho giáo ra đời tư thời nhà Chu đến nhà Hán được sử dụng làm đường lối trị nước, tồn tại trong suốt 2000 năm, những quan điểm của Khổng tử về lễ, nghĩa, trí, tín đã đặt nền tảng tư tưởng cho lễ giáo phong kiến. Hôn nhân Trung Quốc truyền thống đã tồn tại những quan điểm như sau về hôn nhân:
1.1. Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy:
Theo quan niệm này, dù nam hay nữ cũng đều không có quyền lựa chọn ý trung nhân của mình, mà phải theo quyết định của cha mẹ. Có thể hai người yêu thương nhau chân thành nhưng nếu cha mẹ của một trong hai người không đồng ý, họ không thể kết tóc xe duyên cùng nhau được. Đấy chính là quan niệm hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, cha mẹ định đoạt con cái không có sự lựa chọn nào khác.
Thời kỳ đầu trong xã hội nguyên thuỷ, nam nữ có quyền tự do lựa chọn, tự chủ quyết định chuyện trăm năm của mình. Trong truyền thuyết thần thoại viết rằng: “Vua Nghiêu Thuấn khi lấy Nga Hoàng, Vũ Anh làm vợ cũng không xin ý kiến của cha mẹ”.


M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: