SÁCH - Cơ học chất lưu Full (Hoàng Bá Chư)



Cơ học chất lưu, hay còn được gọi là cơ học thủy khí, nghiên cứu sự cân bằng và chuyển động của các phần tử vật chất vô cùng nhỏ có thể dễ dàng di chuyển và va chạm với nhau trong không gian. Với cơ học chất lưu, một cách tương đối có thể chia thành hai nhóm:

1. Nghiên cứu chất thể lỏng (nước, dầu, rượu ...) có thể tích thay đổi rất ít khi có tác động của áp suất và nhiệt độ (còn gọi là chất lưu không nén).

2. Nghiên cứu các hiện tượng vật lý của chất thể khí và hơi, dễ bị thay đổi thể tích dưới tác động của áp suất và nhiệt độ. (còn gọi là chất lưu nén).

Sự thay đổi thể tích của vật chất không chỉ phụ thuộc vào cấu trúc phân tử, mà còn phụ thuộc vào tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ. Do đó trong một số trường hợp còn phải kể đến khả năng nén được của chất lỏng. Ví dụ như trong máy ép thuỷ lực, tuy môi chất thông thường là dầu, nhưng dưới áp suất cao, khối lượng riêng của chúng cũng thay đổi đáng kể.


Cơ học chất lưu, một cách tổng quát, khảo sát và nghiên cứu điều kiện tồn tại cũng như cơ chế hoạt động của chất lưu trong các trạng thái: cân bằng tuyệt đối, cân bằng tương đối, chuyển động tuyệt đối và chuyển động tương đối thông qua các định luật bảo toàn (khối lượng, động lượng, năng lượng) được mô tả bằng các phương trình cơ bản: phương trình liên tục, phương trình chuyển động - động lượng, phương trình năng lượng và phương trình trạng thái.

Cơ học chất lưu là một trong những môn học cơ sở của ngành năng lượng và các ngành khác trong các trường đại học kỹ thuật. Nó giải quyết các vấn đề về cơ nhiệt - thủy khí bắt nguồn từ các hiện tượng mất cân băng năng lượng và vật chất thường xảy ra trong đời sống và kỹ thuật.

Sách có thể dùng làm tài liệu học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ nghiên cứu và thiết kế ngành máy năng lượng và thiết bị nhiệt - lạnh công tác trong các trường đại học và các viện nghiên cứu, các cán bộ quản lý, kỹ sư vận hành làm việc trong các nhà máy điện (thủy điện và nhiệt điện),… Ngoài ra, sách cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật các ngành khác như thủy lợi, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, mỏ địa chất,…

Nội dung sách gồm hai phần chính: Thủy tĩnh học và Động lực học, được phân chia thành 11 chương.

Chương 1 THỦY TĨNH; Chương 2 NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA CHẤT LƯU; Chương 3 CÁC PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN DÒNG MỘT CHIỀU; Chương 4 CHUYỂN ĐỘNG TƯƠNG ĐỐI CỦA CHẤT LƯU.
Chương 6 ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CHO CHẤT; Chương 7 ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN TÍNH TOÁN DÒNG CHẤT KHÍ; Chương 8 DÒNG CHẤT LƯU HOÀN THIỆN TRONG MẶT PHẲNG VÀ KHÔNG GIAN; Chương 9 DÒNG THẾ LƯỢNG PHẲNG ĐẲNG ENTROPY; Chương 10 DÒNG CHẤT LƯU THỰC TRONG KHÔNG GIAN; Chương 11 LỚP BIÊN.






Cơ học chất lưu, hay còn được gọi là cơ học thủy khí, nghiên cứu sự cân bằng và chuyển động của các phần tử vật chất vô cùng nhỏ có thể dễ dàng di chuyển và va chạm với nhau trong không gian. Với cơ học chất lưu, một cách tương đối có thể chia thành hai nhóm:

1. Nghiên cứu chất thể lỏng (nước, dầu, rượu ...) có thể tích thay đổi rất ít khi có tác động của áp suất và nhiệt độ (còn gọi là chất lưu không nén).

2. Nghiên cứu các hiện tượng vật lý của chất thể khí và hơi, dễ bị thay đổi thể tích dưới tác động của áp suất và nhiệt độ. (còn gọi là chất lưu nén).

Sự thay đổi thể tích của vật chất không chỉ phụ thuộc vào cấu trúc phân tử, mà còn phụ thuộc vào tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ. Do đó trong một số trường hợp còn phải kể đến khả năng nén được của chất lỏng. Ví dụ như trong máy ép thuỷ lực, tuy môi chất thông thường là dầu, nhưng dưới áp suất cao, khối lượng riêng của chúng cũng thay đổi đáng kể.


Cơ học chất lưu, một cách tổng quát, khảo sát và nghiên cứu điều kiện tồn tại cũng như cơ chế hoạt động của chất lưu trong các trạng thái: cân bằng tuyệt đối, cân bằng tương đối, chuyển động tuyệt đối và chuyển động tương đối thông qua các định luật bảo toàn (khối lượng, động lượng, năng lượng) được mô tả bằng các phương trình cơ bản: phương trình liên tục, phương trình chuyển động - động lượng, phương trình năng lượng và phương trình trạng thái.

Cơ học chất lưu là một trong những môn học cơ sở của ngành năng lượng và các ngành khác trong các trường đại học kỹ thuật. Nó giải quyết các vấn đề về cơ nhiệt - thủy khí bắt nguồn từ các hiện tượng mất cân băng năng lượng và vật chất thường xảy ra trong đời sống và kỹ thuật.

Sách có thể dùng làm tài liệu học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ nghiên cứu và thiết kế ngành máy năng lượng và thiết bị nhiệt - lạnh công tác trong các trường đại học và các viện nghiên cứu, các cán bộ quản lý, kỹ sư vận hành làm việc trong các nhà máy điện (thủy điện và nhiệt điện),… Ngoài ra, sách cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật các ngành khác như thủy lợi, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, mỏ địa chất,…

Nội dung sách gồm hai phần chính: Thủy tĩnh học và Động lực học, được phân chia thành 11 chương.

Chương 1 THỦY TĨNH; Chương 2 NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA CHẤT LƯU; Chương 3 CÁC PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN DÒNG MỘT CHIỀU; Chương 4 CHUYỂN ĐỘNG TƯƠNG ĐỐI CỦA CHẤT LƯU.
Chương 6 ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CHO CHẤT; Chương 7 ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN TÍNH TOÁN DÒNG CHẤT KHÍ; Chương 8 DÒNG CHẤT LƯU HOÀN THIỆN TRONG MẶT PHẲNG VÀ KHÔNG GIAN; Chương 9 DÒNG THẾ LƯỢNG PHẲNG ĐẲNG ENTROPY; Chương 10 DÒNG CHẤT LƯU THỰC TRONG KHÔNG GIAN; Chương 11 LỚP BIÊN.




M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: