Công nghệ nuôi cấy tế bào Sâm Ngọc Linh


Nhân sâm Panax ginseng C. A. Meyer là cây dược liệu được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Những tác dụng y học của Nhân Sâm, được dùng trong y học cổ truyền, hiện đã được chứng minh theo nguyên lý của y học hiện đại. Nhân Sâm từ cây thuốc huyền thoại của phương Đông đã xuất hiện rộng rãi ở phương Tây, với những sản phẩm thương mại đa dạng. Nhân Sâm ngày nay là cây thuốc mang lại giá trị kinh tế to lớn.

Việt Nam tự hào có được một loài Nhân Sâm đặc hữu là Sâm Ngọc Linh (hay còn gọi là Sâm Khu Năm) Panax vietnamensis Ha & Grutzv., được biết đến trên thế giới với tên gọi Vietnamese ginseng. Sâm Ngọc Linh có thành phần ginsenosid, dược chất chính trong Nhân sâm, được đánh giá vào loại nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax trên thế giới. Tuy nhiên, Sâm Ngọc Linh được phát hiện khá muộn (vào năm 1985) cho nên, tuy có nhiều cố gắng để phát triển cây thuốc quý giá này nhưng tiềm năng của Sâm Ngọc Linh vẫn chưa hoàn toàn được đánh thức. Cộng với địa bàn phân bố hẹp (chỉ có ở vùng núi Ngọc Linh), lại bị khai thác bừa bãi, nên Sâm Ngọc Linh sớm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Với nỗ lực của những địa phương có Sâm Ngọc Linh phân bố, hiện nay loài dược liệu này đã có thể tránh bị tuyệt diệt. Nhưng để đưa Sâm Ngọc Linh thành cây thuốc ngang hàng với các loại Nhân sâm có trên thị trường dược liệu cả về số lượng và chất lượng, cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu ứng dụng sản xuất hiệu quả.


Nhân sâm Panax ginseng C. A. Meyer là cây dược liệu được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Những tác dụng y học của Nhân Sâm, được dùng trong y học cổ truyền, hiện đã được chứng minh theo nguyên lý của y học hiện đại. Nhân Sâm từ cây thuốc huyền thoại của phương Đông đã xuất hiện rộng rãi ở phương Tây, với những sản phẩm thương mại đa dạng. Nhân Sâm ngày nay là cây thuốc mang lại giá trị kinh tế to lớn.

Việt Nam tự hào có được một loài Nhân Sâm đặc hữu là Sâm Ngọc Linh (hay còn gọi là Sâm Khu Năm) Panax vietnamensis Ha & Grutzv., được biết đến trên thế giới với tên gọi Vietnamese ginseng. Sâm Ngọc Linh có thành phần ginsenosid, dược chất chính trong Nhân sâm, được đánh giá vào loại nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax trên thế giới. Tuy nhiên, Sâm Ngọc Linh được phát hiện khá muộn (vào năm 1985) cho nên, tuy có nhiều cố gắng để phát triển cây thuốc quý giá này nhưng tiềm năng của Sâm Ngọc Linh vẫn chưa hoàn toàn được đánh thức. Cộng với địa bàn phân bố hẹp (chỉ có ở vùng núi Ngọc Linh), lại bị khai thác bừa bãi, nên Sâm Ngọc Linh sớm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Với nỗ lực của những địa phương có Sâm Ngọc Linh phân bố, hiện nay loài dược liệu này đã có thể tránh bị tuyệt diệt. Nhưng để đưa Sâm Ngọc Linh thành cây thuốc ngang hàng với các loại Nhân sâm có trên thị trường dược liệu cả về số lượng và chất lượng, cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu ứng dụng sản xuất hiệu quả.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: