Nguyên nhân áp suất trong hệ thống khí nén thấp


Áp suất trong hệ thống khí nén trong nhà máy của bạn là kết quả của việc cung cầu khí nén. Kết quả của việc cân bằng áp suất phụ thuộc vào lượng khí nén tạo ra và lượng khí nén sử dụng. Điều này cũng quyết định việc máy nén khí của bạn chạy có thời gian nghỉ hay không khi mà trước đó lúc thiết kế lắp đặt bạn đã chọn lưu lượng khí nén phù hợp để cung cấp cho cả hệ thống.


Ở bài viết này EBOOKBKMT sẽ chia sẻ với các bạn giải pháp kiểm tra khi bạn nhận thấy áp suất hệ thống khí nén tại nhà máy của mình thấp hơn so với bình thường. Chẳng hạn bình thường áp suất hệ thống khoảng 6.5 - 7bar nhưng giờ chỉ là 5.7 - 6bar.

Bước 1. Kiểm tra áp suất cài đặt của các máy nén khí

Trước hết với hệ thống khí nén gồm nhiều máy nén khí tập trung. Bạn cần kiểm tra đầu tiên là các máy nén khí có đang chạy có tải hay không. Nếu có máy chạy ở chế độ không tải khiến áp suất hệ thống giảm thì bạn cần xem áp suất cài đặt đã phù hợp hay chưa, có thể áp cài đặt giới hạn xả tải quá thấp. Lúc này bạn cài đặt lại áp suất là được.

- Trường hợp nếu bạn cài đặt lại áp suất phù hợp rồi nhưng máy chạy có tải lên áp rất nhanh rồi lại xả tải thì bạn cần kiểm tra ngay các van khóa đầu ra đã mở hết hay chưa, van áp suất tối thiểu có bị kẹt không. Hiện tượng có thể là lúc bạn xả áp bằng tay để cưỡng bức máy chạy có tải bạn nhìn thấy trên màn hình điều khiển áp suất tăng nhanh có thể vượt qua cả mức cài đặt, nặng hơn là nhiệt độ đầu nén tăng vọt, van an toàn có thể nổ.

- Nếu tất cả là bình thường thì theo kinh nghiệm của mình bạn cần kiểm tra máy sấy khí, có thể nhiệt độ môi trường thấp khiến nhiệt độ đọng sương không khí tại dàn lạnh xuống thấp dưới 0oC, gây đóng băng bề mặt dàn lạnh máy sấy khí, làm tắc nghẽn đường khí nén cấp từ máy nén khí vào hệ thống. Cách xử lý là bạn tắt ngay máy sấy khí khoảng 5p để tự rã băng, sau đó cho máy nén khí chạy với dải áp suất cao liên tục đến khi ổn định thì cài đặt lại và chạy lại máy sấy khí. Nếu cần thì có thể điều chỉnh van bypass của máy sấy bằng lục giác để tăng nhiệt độ điểm sương của máy sấy lên. Nhưng cần lưu ý nếu điều chỉnh quá, khi nhiệt độ môi trường cao máy sấy của bạn dễ bị dừng do công tắc áp suất cao tác động.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Van bypass máy sấy khí



Bước 2.
 
Kiểm tra tình trạng chạy load/unload của các máy nén khí

Nếu trên màn hình các máy nén khí đều báo máy đang chạy có tải nhưng áp suất vẫn thấp. Bạn cần quan sát các máy nén khí có đang chạy có tải bình thường hay không. Điều cần lưu ý là có máy nào áp suất đang hiển thị thấp hơn hẳn các máy còn lại hay không. Nếu có thì bạn cũng dễ dàng phát hiện tiếng máy thực tế lúc chạy có tải và không tải rất khác nhau. Nếu màn hình báo máy chạy có tải nhưng thực tế thì không bạn cần tắt máy đó kiểm tra ngay vị trí van nạp khí, chỗ cụm van điện từ đóng mở đường khí nén điều khiển đĩa van nạp khí. Nhiều trường hợp các bu lông, hoa thị cố định bị lỏng do máy chạy rung khiến máy luôn chạy không tải dù van điện từ đã cấp điện. Trước đó cũng cần kiểm tra các rắc cắm tín hiệu nhiệt đô, áp suất về bộ điều khiển có bị lỏng hay không.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cụm van nạp khí


Bước 3. Kiểm tra chênh áp lọc khí và chênh áp tách dầu

Trường hợp máy chạy có tải nhưng áp suất chỉ hơi thấp hơn so với các máy nén khí khác. Bạn kiểm tra xem chênh áp lọc khí có quá cao không, nếu có thì vệ sinh hoặc thay thế ngay (thông thường từ 0.025 - 0.03 bar là tốt). Nếu lọc khí vẫn tốt thì kiểm tra chênh áp tách dầu có quá cao không, nếu chênh áp tách dầu vượt quá 0.5 bar thì áp suất máy đó hiển nhiên không đạt, bạn cần thay thế chứ không nên chờ đến mức cảnh báo 0.8 bar.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Phin lọc khí



Còn một điều nữa là chênh áp tách dầu quá thấp, trong khi tách dầu không phải mới thay thế. Bạn cần tắt máy, xả áp và kiểm tra ngay đĩa van nạp khí có bị kẹt ở cổ nạp khí hay không. Nhiều đĩa van nạp hoạt động một thời gian sẽ tạo nên các vòng vân rãnh khiến đĩa van không tự động tuột xuống để cấp khí vào trục vít. Giải pháp là bạn đổ một ít dầu máy nén vào vào đĩa van và thành cổ van hút. Nếu nặng hơn thì bạn phải đưa đi cải tạo lại bề mặt trong cổ hút.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Đĩa van nạp khí



Bước 4. Kiểm tra các vị trí rò rỉ khí nén trên hệ thống

Nếu loại bỏ các trường hợp trên tức là máy nén khí vẫn hoạt động bình thường nhưng áp suất hệ thống vẫn thấp. Bạn cần kiểm tra vị trí nào tiêu thụ khí nén đột ngột tăng hay bị rò rỉ khí nén ở vị trí nào hay không. Đây chính là nguyên nhân.

Trên đây là những kinh nghệm mà Ad EBOOKBKMT đúc rút được và chia sẻ đến các bạn để xử lý sự cố áp suất hệ thống khí nén đột nhiên giảm thấp. Hi vọng bài viết sẽ có ích với các bạn.









Chúc các bạn thành công!


Áp suất trong hệ thống khí nén trong nhà máy của bạn là kết quả của việc cung cầu khí nén. Kết quả của việc cân bằng áp suất phụ thuộc vào lượng khí nén tạo ra và lượng khí nén sử dụng. Điều này cũng quyết định việc máy nén khí của bạn chạy có thời gian nghỉ hay không khi mà trước đó lúc thiết kế lắp đặt bạn đã chọn lưu lượng khí nén phù hợp để cung cấp cho cả hệ thống.


Ở bài viết này EBOOKBKMT sẽ chia sẻ với các bạn giải pháp kiểm tra khi bạn nhận thấy áp suất hệ thống khí nén tại nhà máy của mình thấp hơn so với bình thường. Chẳng hạn bình thường áp suất hệ thống khoảng 6.5 - 7bar nhưng giờ chỉ là 5.7 - 6bar.

Bước 1. Kiểm tra áp suất cài đặt của các máy nén khí

Trước hết với hệ thống khí nén gồm nhiều máy nén khí tập trung. Bạn cần kiểm tra đầu tiên là các máy nén khí có đang chạy có tải hay không. Nếu có máy chạy ở chế độ không tải khiến áp suất hệ thống giảm thì bạn cần xem áp suất cài đặt đã phù hợp hay chưa, có thể áp cài đặt giới hạn xả tải quá thấp. Lúc này bạn cài đặt lại áp suất là được.

- Trường hợp nếu bạn cài đặt lại áp suất phù hợp rồi nhưng máy chạy có tải lên áp rất nhanh rồi lại xả tải thì bạn cần kiểm tra ngay các van khóa đầu ra đã mở hết hay chưa, van áp suất tối thiểu có bị kẹt không. Hiện tượng có thể là lúc bạn xả áp bằng tay để cưỡng bức máy chạy có tải bạn nhìn thấy trên màn hình điều khiển áp suất tăng nhanh có thể vượt qua cả mức cài đặt, nặng hơn là nhiệt độ đầu nén tăng vọt, van an toàn có thể nổ.

- Nếu tất cả là bình thường thì theo kinh nghiệm của mình bạn cần kiểm tra máy sấy khí, có thể nhiệt độ môi trường thấp khiến nhiệt độ đọng sương không khí tại dàn lạnh xuống thấp dưới 0oC, gây đóng băng bề mặt dàn lạnh máy sấy khí, làm tắc nghẽn đường khí nén cấp từ máy nén khí vào hệ thống. Cách xử lý là bạn tắt ngay máy sấy khí khoảng 5p để tự rã băng, sau đó cho máy nén khí chạy với dải áp suất cao liên tục đến khi ổn định thì cài đặt lại và chạy lại máy sấy khí. Nếu cần thì có thể điều chỉnh van bypass của máy sấy bằng lục giác để tăng nhiệt độ điểm sương của máy sấy lên. Nhưng cần lưu ý nếu điều chỉnh quá, khi nhiệt độ môi trường cao máy sấy của bạn dễ bị dừng do công tắc áp suất cao tác động.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Van bypass máy sấy khí



Bước 2.
 
Kiểm tra tình trạng chạy load/unload của các máy nén khí

Nếu trên màn hình các máy nén khí đều báo máy đang chạy có tải nhưng áp suất vẫn thấp. Bạn cần quan sát các máy nén khí có đang chạy có tải bình thường hay không. Điều cần lưu ý là có máy nào áp suất đang hiển thị thấp hơn hẳn các máy còn lại hay không. Nếu có thì bạn cũng dễ dàng phát hiện tiếng máy thực tế lúc chạy có tải và không tải rất khác nhau. Nếu màn hình báo máy chạy có tải nhưng thực tế thì không bạn cần tắt máy đó kiểm tra ngay vị trí van nạp khí, chỗ cụm van điện từ đóng mở đường khí nén điều khiển đĩa van nạp khí. Nhiều trường hợp các bu lông, hoa thị cố định bị lỏng do máy chạy rung khiến máy luôn chạy không tải dù van điện từ đã cấp điện. Trước đó cũng cần kiểm tra các rắc cắm tín hiệu nhiệt đô, áp suất về bộ điều khiển có bị lỏng hay không.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cụm van nạp khí


Bước 3. Kiểm tra chênh áp lọc khí và chênh áp tách dầu

Trường hợp máy chạy có tải nhưng áp suất chỉ hơi thấp hơn so với các máy nén khí khác. Bạn kiểm tra xem chênh áp lọc khí có quá cao không, nếu có thì vệ sinh hoặc thay thế ngay (thông thường từ 0.025 - 0.03 bar là tốt). Nếu lọc khí vẫn tốt thì kiểm tra chênh áp tách dầu có quá cao không, nếu chênh áp tách dầu vượt quá 0.5 bar thì áp suất máy đó hiển nhiên không đạt, bạn cần thay thế chứ không nên chờ đến mức cảnh báo 0.8 bar.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Phin lọc khí



Còn một điều nữa là chênh áp tách dầu quá thấp, trong khi tách dầu không phải mới thay thế. Bạn cần tắt máy, xả áp và kiểm tra ngay đĩa van nạp khí có bị kẹt ở cổ nạp khí hay không. Nhiều đĩa van nạp hoạt động một thời gian sẽ tạo nên các vòng vân rãnh khiến đĩa van không tự động tuột xuống để cấp khí vào trục vít. Giải pháp là bạn đổ một ít dầu máy nén vào vào đĩa van và thành cổ van hút. Nếu nặng hơn thì bạn phải đưa đi cải tạo lại bề mặt trong cổ hút.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Đĩa van nạp khí



Bước 4. Kiểm tra các vị trí rò rỉ khí nén trên hệ thống

Nếu loại bỏ các trường hợp trên tức là máy nén khí vẫn hoạt động bình thường nhưng áp suất hệ thống vẫn thấp. Bạn cần kiểm tra vị trí nào tiêu thụ khí nén đột ngột tăng hay bị rò rỉ khí nén ở vị trí nào hay không. Đây chính là nguyên nhân.

Trên đây là những kinh nghệm mà Ad EBOOKBKMT đúc rút được và chia sẻ đến các bạn để xử lý sự cố áp suất hệ thống khí nén đột nhiên giảm thấp. Hi vọng bài viết sẽ có ích với các bạn.









Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: