SÁCH SCAN - Công nghệ gia công chi tiết quang (TS. Nguyễn Thị Ngọc Lân)


 Trong suốt lịch sử phát triển của mình, con người luôn khao khát tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Tạo hóa cũng ban cho con người kha năng tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài thông qua các giác quan. Trong các thông tin từ giác quan mà con người có khả năng tiếp nhận thì có đến 8%% thông tin dưới dạng hình ảnh. Ngoài khả năng quan sát thông thường, con người còn muốn quan sát được những vật ở cách mình rất xa, những vật có kích thước rất nhỏ hoặc quan sát được ngay cả trong điều kiện đêm tối.


Để thỏa mãn khát vọng đó, con người đã phát minh ra các loại dung cụ và thiết bị quang học. Từ những dụng cụ quang họ đơn giản đầu tiên như kính lúp, kính đeo mắt được sử dụng vào thế kỉ XIII (kính đeo mắt cổ xưa nhất được sử dụng từ năm 1290), con người phải mất nhiều thế kỉ sau (khoảng thế kỷ XVII) mới phát minh ra kính hiển vi và ống nhòm (ống kính thiên văn do Johann Kepler chế tạo năm 1611). Đến nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác, các dụng cụ và thiết bị quang học ngày càng hiện đại hơn và có mặt hầu hết trong các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng… Ngày nay, người ra khó hình dung được một cuộc sống hiện đại lại thiếu vắng các dụng cụ và thiết bị quang học.

Trong các dụng cụ và thiết bị quang học, bộ phận không thể thiếu là các hệ quang được tạo thành từ các chi tiết quang. Con người sớm nhận ra rằng có thể quan sát được một vật với kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước của vật thật thông qua một vật có mặt cầu bằng thủy tinh. Đó chính là những chi tiết quang đầu tiên mà con người chế tạo được.

Tuy vậy, lý thuyết về công nghệ tạo hình chi tiết quang lại phát triển rất muộn. Đặc biệt là so với công nghệ gia công cắt gọt kim loại. Về thực chất nó chỉ được phát triển từ những năm 20 của thế kỷ XX.

Do ra đời muộn, nên nhiều vấn đề về lý thuyết cơ bản trong lĩnh vực công nghệ gia công chi tiết thủy tinh quang học (gọi tắt là chi tiết quang hoặc linh kiện quang) còn chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, nhiều vấn đề còn cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn.

Mặc dù vây, các công trình nghiên cứu về vấn đề này vẫn đạt được những thành tựu đáng kể. Kết quả của các nghiên cứu này đã cho phép tạo ra các chi tiết quang có độ chính xác rất cao, đáp ứng được các yêu cầu chế tạo các thiết bị quang học hiện đại như các thiết bị đo lường chính xác, kính thiên văn, các máy quay phim, chụp ảnh có độ nét cao…

Ở Việt Nam các nghiên cứu về công nghệ gia công chi tiết quang mới được bắt đầu vào những năm 70 – 80 của thế kỷ trước. Đến nay vấn đề này ngày càng được quan tâm và chắc chắn sẽ còn được quan tâm nhiều hơn nữa do vai trò không thể thay thế của các dụng cụ và thiết bị quang học trong đời sống xã hội và đặc biệt là trong an ninh quốc phòng.

Hiện nay, chúng ta đang sử dụng một số lượng lớn các thiết bịu quang học, đồng thời cũng đang nghiên cứu chế tạo một số thiết bị quang học trong điều kiện Việt Nam. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp bách trong việc phục hồi các chi tiết quang bị nấm mốc, bị hỏng vỡ hoặc chế tạo mới các chi tiết quang đạt độ chính xác tương đương các chi tiết cùng các loại được chế tạo ở nước ngoài.

Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu về các kiến thức cơ bản, các thông ti cần thiết trong lĩnh vực công nghệ gia công chi tiết quang, chúng tôi biên soạn cuốn sách “Công nghệ gia công chi tiết quang”.

Cuốn sách này được biên soạn dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu của các nước có nền tảng vững chắc về khoa học cơ bản và có nền công nghiệp chế tạo các thiết bị quang học đầu tiên như Liên Xô cũ, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Séc, Anh, Mỹ… Đồng thời, đây cũng là sự đúc kết các kết quẩ nghiên cứu, các kinh nghiệm thực tiễn của một số dơn vị đào tạo, nghiên cứu như Bộ môn Cơ khí chính xác và Quang học, Khoa cơ khí, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm Cơ khí chính xác và Quang học, Trung tâm Cơ khí chính xác và Kỹ thuật Quang học nghiệp vụ - BỘ Công an, Viện Vật lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam… Tài liệu này cũng giới thiệu một số thiết bị gia công chi tiết quang hiện đại đang được sử dụng ở Việt Nam, như ở Trung tâm Cơ khí chính xác và Quang học ngiệp vụ - Bộ Công an, Công ty Cổ phần Kính mắt Hà Nội…

Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà công nghệ, công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực gia công chi tiết quang và các lĩnh vực có liên quan. Đặc biệt, cuốn sách này là giáo trình môn học đang được giảng dạy cho chương trình đại học và sau đại học của chuyên ngành Cơ khí chính xác và Quang học, Thuộc Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

NỘI DUNG:

Chương 1: Các dạng bề mặt chi tiết quang và đặc tính công nghệ của chúng.
Chương 2: Vật liệu thủy tinh quang học.
Chương 3: Cở sở lý thuyết tạo hình bề mặt chi tiết quang.
Chương 4: Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ cơ bản đến quá trình tạo hình bề mặt cầu và bề mặt phẳng chi tiết quang.
Chương 5: Thiết bị gia công.
Chương 6: Dụn

LINK DOWNLOAD


 Trong suốt lịch sử phát triển của mình, con người luôn khao khát tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Tạo hóa cũng ban cho con người kha năng tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài thông qua các giác quan. Trong các thông tin từ giác quan mà con người có khả năng tiếp nhận thì có đến 8%% thông tin dưới dạng hình ảnh. Ngoài khả năng quan sát thông thường, con người còn muốn quan sát được những vật ở cách mình rất xa, những vật có kích thước rất nhỏ hoặc quan sát được ngay cả trong điều kiện đêm tối.


Để thỏa mãn khát vọng đó, con người đã phát minh ra các loại dung cụ và thiết bị quang học. Từ những dụng cụ quang họ đơn giản đầu tiên như kính lúp, kính đeo mắt được sử dụng vào thế kỉ XIII (kính đeo mắt cổ xưa nhất được sử dụng từ năm 1290), con người phải mất nhiều thế kỉ sau (khoảng thế kỷ XVII) mới phát minh ra kính hiển vi và ống nhòm (ống kính thiên văn do Johann Kepler chế tạo năm 1611). Đến nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác, các dụng cụ và thiết bị quang học ngày càng hiện đại hơn và có mặt hầu hết trong các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng… Ngày nay, người ra khó hình dung được một cuộc sống hiện đại lại thiếu vắng các dụng cụ và thiết bị quang học.

Trong các dụng cụ và thiết bị quang học, bộ phận không thể thiếu là các hệ quang được tạo thành từ các chi tiết quang. Con người sớm nhận ra rằng có thể quan sát được một vật với kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước của vật thật thông qua một vật có mặt cầu bằng thủy tinh. Đó chính là những chi tiết quang đầu tiên mà con người chế tạo được.

Tuy vậy, lý thuyết về công nghệ tạo hình chi tiết quang lại phát triển rất muộn. Đặc biệt là so với công nghệ gia công cắt gọt kim loại. Về thực chất nó chỉ được phát triển từ những năm 20 của thế kỷ XX.

Do ra đời muộn, nên nhiều vấn đề về lý thuyết cơ bản trong lĩnh vực công nghệ gia công chi tiết thủy tinh quang học (gọi tắt là chi tiết quang hoặc linh kiện quang) còn chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, nhiều vấn đề còn cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn.

Mặc dù vây, các công trình nghiên cứu về vấn đề này vẫn đạt được những thành tựu đáng kể. Kết quả của các nghiên cứu này đã cho phép tạo ra các chi tiết quang có độ chính xác rất cao, đáp ứng được các yêu cầu chế tạo các thiết bị quang học hiện đại như các thiết bị đo lường chính xác, kính thiên văn, các máy quay phim, chụp ảnh có độ nét cao…

Ở Việt Nam các nghiên cứu về công nghệ gia công chi tiết quang mới được bắt đầu vào những năm 70 – 80 của thế kỷ trước. Đến nay vấn đề này ngày càng được quan tâm và chắc chắn sẽ còn được quan tâm nhiều hơn nữa do vai trò không thể thay thế của các dụng cụ và thiết bị quang học trong đời sống xã hội và đặc biệt là trong an ninh quốc phòng.

Hiện nay, chúng ta đang sử dụng một số lượng lớn các thiết bịu quang học, đồng thời cũng đang nghiên cứu chế tạo một số thiết bị quang học trong điều kiện Việt Nam. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp bách trong việc phục hồi các chi tiết quang bị nấm mốc, bị hỏng vỡ hoặc chế tạo mới các chi tiết quang đạt độ chính xác tương đương các chi tiết cùng các loại được chế tạo ở nước ngoài.

Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu về các kiến thức cơ bản, các thông ti cần thiết trong lĩnh vực công nghệ gia công chi tiết quang, chúng tôi biên soạn cuốn sách “Công nghệ gia công chi tiết quang”.

Cuốn sách này được biên soạn dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu của các nước có nền tảng vững chắc về khoa học cơ bản và có nền công nghiệp chế tạo các thiết bị quang học đầu tiên như Liên Xô cũ, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Séc, Anh, Mỹ… Đồng thời, đây cũng là sự đúc kết các kết quẩ nghiên cứu, các kinh nghiệm thực tiễn của một số dơn vị đào tạo, nghiên cứu như Bộ môn Cơ khí chính xác và Quang học, Khoa cơ khí, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm Cơ khí chính xác và Quang học, Trung tâm Cơ khí chính xác và Kỹ thuật Quang học nghiệp vụ - BỘ Công an, Viện Vật lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam… Tài liệu này cũng giới thiệu một số thiết bị gia công chi tiết quang hiện đại đang được sử dụng ở Việt Nam, như ở Trung tâm Cơ khí chính xác và Quang học ngiệp vụ - Bộ Công an, Công ty Cổ phần Kính mắt Hà Nội…

Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà công nghệ, công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực gia công chi tiết quang và các lĩnh vực có liên quan. Đặc biệt, cuốn sách này là giáo trình môn học đang được giảng dạy cho chương trình đại học và sau đại học của chuyên ngành Cơ khí chính xác và Quang học, Thuộc Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

NỘI DUNG:

Chương 1: Các dạng bề mặt chi tiết quang và đặc tính công nghệ của chúng.
Chương 2: Vật liệu thủy tinh quang học.
Chương 3: Cở sở lý thuyết tạo hình bề mặt chi tiết quang.
Chương 4: Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ cơ bản đến quá trình tạo hình bề mặt cầu và bề mặt phẳng chi tiết quang.
Chương 5: Thiết bị gia công.
Chương 6: Dụn

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: