Sự khác biệt giữa hiệu chuẩn với thiết lập & điều chỉnh dải đo


Thiết bị đo lường có ít nhất một đầu vào và một đầu ra. Đối với cảm biến áp suất, đầu vào sẽ là áp suất chất lưu và đầu ra thường là một tín hiệu điện. Đối với mạch vòng chỉ thị, đầu vào là tín hiệu dòng điện 4-20mA và đầu ra sẽ là hiển thị cho con người có thể đọc được. Đối với thiết bị điều khiển tốc độ động cơ đàu vào sẽ là tín hiệu điện và đầu ra là nguồn điện cho động cơ.


Hiệu chuẩn và cài đặt dải đo là 2 công việc được kết hợp để thiết lập chính xác mối quan hệ giữa đầu vào tín hiệu đo lường và tín hiệu ra của nó. Đơn giản có nghĩa là hiệu chuẩn nhằm đảm bảo các thiết bị đo lường cảm nhận chính xác các biến thực tế phục vụ cho quá trình đo lường và điều khiển. Còn điều chỉnh dải đo thiết lập mối quan hệ mong muốn giữa đầu vào và đầu ra của thiết bị đo.

Sự khác biệt giữa hiệu chuẩn với thiết lập & điều chỉnh dải đo

Hiệu chuẩn một thiết bị đo có nghĩa là kiểm tra và điều chỉnh (nếu cần thiết) phản ứng của đầu ra tương ứng chính xác với đầu vào thông qua thiết lập. Điều chỉnh dải đo. Để làm được điều này người ta phải cho thiết bị đo tiếp xúc với 1 nguồn đầu vào kích thích đã biết chính xác. Đối với một máy đo áp suất, chỉ thị hay tranmitter áp suất, điều này có nghĩa thiết bị đo áp suất phải chịu 1 áp suất cụ thể để so sánh sự phản ứng của thiết bị đo với áp lực đã biết. Chúng ta không thể hiệu chuẩn đúng nếu không so sánh phản ứng của thiết bị đo với một kích thích vật lý đã biết.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Điều chỉnh dải của một thiết bị đo có nghĩa thiết lập các giá trị trên và dưới của dải đo sao cho nó phản ứng với độ nhạy mong muốn khi đầu vào thay đổi. Ví dụ, 1 bộ chuyển đổi áp suất được thiết lập dải đo từ 0 - 200psi (0 psi = 4mA đầu ra; 200psi = 20mA đầu ra) có thể được điều chỉnh dải đo để đo 0 đến 150psi (0 psi = 4mA; 150 psi = 20mA).

Đối với các thiết bị đo thuần tương tự (analog), điều chỉnh dải đo sẽ (thường) chỉ có thể được thực hiện bằng cách tái hiệu chẩn, vì vậy nó đạt được cả 2 mục đích là hiệu chuẩn và điều chỉnh dải đo. Đối với thiết bị đo số, hiệu chỉnh và điều chỉnh dải đo thường là riêng biệt (ví dụ có thể điều chỉnh dải đo thiết bị đo số mặc dù không phải thực hiện hiệu chuẩn lại một cách đầy đủ), vì vậy điều quan trọng là phải hiểu được sự khác biệt giữa hiệu chuẩn và điều chỉnh dải đo. Và xin nhắc lại điều chỉnh, thiết lập dải đo không phải là hiệu chuẩn.




Chúc các bạn thành công!


TỔNG HỢP VÀ BIÊN DỊCH: CTV Thụy Cọt (EBOOKBKMT)


Thiết bị đo lường có ít nhất một đầu vào và một đầu ra. Đối với cảm biến áp suất, đầu vào sẽ là áp suất chất lưu và đầu ra thường là một tín hiệu điện. Đối với mạch vòng chỉ thị, đầu vào là tín hiệu dòng điện 4-20mA và đầu ra sẽ là hiển thị cho con người có thể đọc được. Đối với thiết bị điều khiển tốc độ động cơ đàu vào sẽ là tín hiệu điện và đầu ra là nguồn điện cho động cơ.


Hiệu chuẩn và cài đặt dải đo là 2 công việc được kết hợp để thiết lập chính xác mối quan hệ giữa đầu vào tín hiệu đo lường và tín hiệu ra của nó. Đơn giản có nghĩa là hiệu chuẩn nhằm đảm bảo các thiết bị đo lường cảm nhận chính xác các biến thực tế phục vụ cho quá trình đo lường và điều khiển. Còn điều chỉnh dải đo thiết lập mối quan hệ mong muốn giữa đầu vào và đầu ra của thiết bị đo.

Sự khác biệt giữa hiệu chuẩn với thiết lập & điều chỉnh dải đo

Hiệu chuẩn một thiết bị đo có nghĩa là kiểm tra và điều chỉnh (nếu cần thiết) phản ứng của đầu ra tương ứng chính xác với đầu vào thông qua thiết lập. Điều chỉnh dải đo. Để làm được điều này người ta phải cho thiết bị đo tiếp xúc với 1 nguồn đầu vào kích thích đã biết chính xác. Đối với một máy đo áp suất, chỉ thị hay tranmitter áp suất, điều này có nghĩa thiết bị đo áp suất phải chịu 1 áp suất cụ thể để so sánh sự phản ứng của thiết bị đo với áp lực đã biết. Chúng ta không thể hiệu chuẩn đúng nếu không so sánh phản ứng của thiết bị đo với một kích thích vật lý đã biết.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Điều chỉnh dải của một thiết bị đo có nghĩa thiết lập các giá trị trên và dưới của dải đo sao cho nó phản ứng với độ nhạy mong muốn khi đầu vào thay đổi. Ví dụ, 1 bộ chuyển đổi áp suất được thiết lập dải đo từ 0 - 200psi (0 psi = 4mA đầu ra; 200psi = 20mA đầu ra) có thể được điều chỉnh dải đo để đo 0 đến 150psi (0 psi = 4mA; 150 psi = 20mA).

Đối với các thiết bị đo thuần tương tự (analog), điều chỉnh dải đo sẽ (thường) chỉ có thể được thực hiện bằng cách tái hiệu chẩn, vì vậy nó đạt được cả 2 mục đích là hiệu chuẩn và điều chỉnh dải đo. Đối với thiết bị đo số, hiệu chỉnh và điều chỉnh dải đo thường là riêng biệt (ví dụ có thể điều chỉnh dải đo thiết bị đo số mặc dù không phải thực hiện hiệu chuẩn lại một cách đầy đủ), vì vậy điều quan trọng là phải hiểu được sự khác biệt giữa hiệu chuẩn và điều chỉnh dải đo. Và xin nhắc lại điều chỉnh, thiết lập dải đo không phải là hiệu chuẩn.




Chúc các bạn thành công!


TỔNG HỢP VÀ BIÊN DỊCH: CTV Thụy Cọt (EBOOKBKMT)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: