TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU - Mô hình tuyến tính và hồi quy logistic (TS. Lê Tấn Phùng)


1. Hồi quy logistic - Lê Tấn Phùng.

Bài viết này chỉ trình bày phương pháp hồi quy logistic (Logistic Regression) đơn giản nhất; không đề cập đến các phương pháp mô hình hoá (đã trình bày trong bài modelling). Các phân tích về nhiễu (confounding) và tương tác (effect modification) cũng không được trình bày trong bài viết này. Bài viết thiên về mục đích thực hành, dễ hiểu, giúp độc giả có ý niệm cơ bản về phương pháp này và có thể thực hành được ngay. SPSS và STATA là hai phần mềm được minh họa trong bài viết.


LINK DOWNLOAD

2. Hồi quy tuyến tính đa biến - Lê Tấn Phùng.

Bài viết này dành cho bạn đọc đã có kiến thức nhất định về lý thuyết hồi quy. Tuy nhiên, quá trình đọc bài viết này cùng với những tham khảo cần thiết tương ứng có thể giúp bạn đọc có một ý niệm tương đối hệ thống về phân tích hồi quy đa biến.

LINK DOWNLOAD

3. Hồi quy và hồi quy tuyến tính đơn - Lê Tấn Phùng.

Hồi quy là phương pháp rất hay gặp trong thống kê, nhất là thống kê y sinh học. Nhiều đề tài nghiên cứu và nhiều bài báo khoa học sử dụng mô hình hồi quy trong phân tích. Tuy nhiên, việc áp dụng và trình bày phương pháp còn chưa thực sự đầy đủ và phù hợp.
Từ bài này trở đi, tôi sẽ trình bày các mô hình hổi quy hay gặp, cách áp dụng cụ thể và cách trình bày mô hình trong một bài báo khoa học. Hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn đọc say mê nghiên cứu. Bài đầu tiên sẽ đề cập về hồi quy và mô hình hồi quy đơn giản nhất: hồi quy tuyến tính đơn giản (Simple Linear Regression).

LINK DOWNLOAD

4. Mô hình tuyến tính tổng quát hóa (Generalized Linear Models) - Lê Tấn Phùng.

Bài viết này giúp độc giả có những khái niệm cơ bản về mô hình tuyến tính tổng quát hoá trước khi tìm hiểu về hồi quy logistic và hồi quy Poisson là hai "thành viên" hay gặp nhất của mô hình này.
Bài viết không đi sâu và các công thức toán học phức tạp nhằm tạo nền tảng để tiếp cận những bài viết tiếp theo có liên quan đến chủ đề này.

LINK DOWNLOAD

5. Nhiễu (Confounding) và tương tác (Interaction) - Lê Tấn Phùng.

Nhiễu (Confounding) và tương tác (Interaction) là hai khái niệm rất cơ bản trong dịch tễ học, cần phải lưu ý trong khi tiến hành nghiên cứu và phân tích.
Bài viết này giới thiệu những điểm cơ bản của hai khái niệm này, giúp độc giả lưu ý trong quá trình thiết kế và phân tích các đề tài nghiên cứu của mình.

LINK DOWNLOAD

6. Phân tích mô hình path (Path Analysis Model) - Lê Tấn Phùng.

Mô hình path là mô hình phổ biến và tương đối của phân tích SEM (Strutural Equation Modelling). Bài viết này chủ yếu tham khảo từ tác giả Rex B. Kline, xuất bản năm 2011.
Do ngôn ngữ SEM còn chưa đồng nhất trong các sách giáo khoa và tương đối còn mới mẻ tại Việt Nam cho nên một số từ ngữ vẫn phải sử dụng tên gốc tiếng Anh. Một số thuật ngữ cũng chưa đồng nhất với một số tác giả khác như Hair (trong bài Sơ lược về SEM).

LINK DOWNLOAD

7. Phân tích yếu tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) - Lê Tấn Phùng.

Phân tích yếu tố khẳng định (CFA) là mô hình hay gặp trong phân tích SEM (Structural Equation Analysis). CFA khác với phân tích yếu tố khám phá (Exploratory Factor Analysis: EFA) về phương pháp cũng như các giả định.
Bài viết dựa vào 2 cuốn sách nổi tiếng của tác giả Rex B Kline và Joseph F. Hair cùng cộng sự trong lần xuất bản gần đây nhất (2010 và 2011).

LINK DOWNLOAD

8. Sơ lược về Structural Equation Modelling - Lê Tấn Phùng.

Structural Equation Medelling (viết tắt là SEM) là tập hợp những phương pháp thống kê ngày càng được sử dụng nhiều. Lợi điểm của SEM là cho phép dùng thuật toán thống kê để phân tích nhiều mối quan hệ cùng một lúc mà các phương pháp phân tích đa biến không giải quyết được.
Bài viết này trình bày rất sơ lược về những khái niệm cơ bản nhất của SEM, mở đầu cho những bài viết tiếp theo nói về mô hình path, phân tích yếu tố khẳng định (confirmatory factor analysis) và structural regression model.

LINK DOWNLOAD

9. Xây dựng mô hình (modelling) - Lê Tấn Phùng.

Xây dựng mô hình thống kê, trước đây hay gọi là "lập phương trình toán học", là phương pháp hiện nay hay được sử dụng trong phân tích đa biến, hay gặp nhất là trong phân tích hồi quy (tuyến tính hoặc logistic) và phân tích sống còn.
Bài viết sau sẽ cho chúng ta một khái niệm rất cơ bản của việc xây dựng mô hình cũng như giới thiệu các phương pháp xây dựng mô hình hay gặp nhất.

LINK DOWNLOAD

NGUỒN: (letanphung.blogspot.com)


1. Hồi quy logistic - Lê Tấn Phùng.

Bài viết này chỉ trình bày phương pháp hồi quy logistic (Logistic Regression) đơn giản nhất; không đề cập đến các phương pháp mô hình hoá (đã trình bày trong bài modelling). Các phân tích về nhiễu (confounding) và tương tác (effect modification) cũng không được trình bày trong bài viết này. Bài viết thiên về mục đích thực hành, dễ hiểu, giúp độc giả có ý niệm cơ bản về phương pháp này và có thể thực hành được ngay. SPSS và STATA là hai phần mềm được minh họa trong bài viết.


LINK DOWNLOAD

2. Hồi quy tuyến tính đa biến - Lê Tấn Phùng.

Bài viết này dành cho bạn đọc đã có kiến thức nhất định về lý thuyết hồi quy. Tuy nhiên, quá trình đọc bài viết này cùng với những tham khảo cần thiết tương ứng có thể giúp bạn đọc có một ý niệm tương đối hệ thống về phân tích hồi quy đa biến.

LINK DOWNLOAD

3. Hồi quy và hồi quy tuyến tính đơn - Lê Tấn Phùng.

Hồi quy là phương pháp rất hay gặp trong thống kê, nhất là thống kê y sinh học. Nhiều đề tài nghiên cứu và nhiều bài báo khoa học sử dụng mô hình hồi quy trong phân tích. Tuy nhiên, việc áp dụng và trình bày phương pháp còn chưa thực sự đầy đủ và phù hợp.
Từ bài này trở đi, tôi sẽ trình bày các mô hình hổi quy hay gặp, cách áp dụng cụ thể và cách trình bày mô hình trong một bài báo khoa học. Hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn đọc say mê nghiên cứu. Bài đầu tiên sẽ đề cập về hồi quy và mô hình hồi quy đơn giản nhất: hồi quy tuyến tính đơn giản (Simple Linear Regression).

LINK DOWNLOAD

4. Mô hình tuyến tính tổng quát hóa (Generalized Linear Models) - Lê Tấn Phùng.

Bài viết này giúp độc giả có những khái niệm cơ bản về mô hình tuyến tính tổng quát hoá trước khi tìm hiểu về hồi quy logistic và hồi quy Poisson là hai "thành viên" hay gặp nhất của mô hình này.
Bài viết không đi sâu và các công thức toán học phức tạp nhằm tạo nền tảng để tiếp cận những bài viết tiếp theo có liên quan đến chủ đề này.

LINK DOWNLOAD

5. Nhiễu (Confounding) và tương tác (Interaction) - Lê Tấn Phùng.

Nhiễu (Confounding) và tương tác (Interaction) là hai khái niệm rất cơ bản trong dịch tễ học, cần phải lưu ý trong khi tiến hành nghiên cứu và phân tích.
Bài viết này giới thiệu những điểm cơ bản của hai khái niệm này, giúp độc giả lưu ý trong quá trình thiết kế và phân tích các đề tài nghiên cứu của mình.

LINK DOWNLOAD

6. Phân tích mô hình path (Path Analysis Model) - Lê Tấn Phùng.

Mô hình path là mô hình phổ biến và tương đối của phân tích SEM (Strutural Equation Modelling). Bài viết này chủ yếu tham khảo từ tác giả Rex B. Kline, xuất bản năm 2011.
Do ngôn ngữ SEM còn chưa đồng nhất trong các sách giáo khoa và tương đối còn mới mẻ tại Việt Nam cho nên một số từ ngữ vẫn phải sử dụng tên gốc tiếng Anh. Một số thuật ngữ cũng chưa đồng nhất với một số tác giả khác như Hair (trong bài Sơ lược về SEM).

LINK DOWNLOAD

7. Phân tích yếu tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) - Lê Tấn Phùng.

Phân tích yếu tố khẳng định (CFA) là mô hình hay gặp trong phân tích SEM (Structural Equation Analysis). CFA khác với phân tích yếu tố khám phá (Exploratory Factor Analysis: EFA) về phương pháp cũng như các giả định.
Bài viết dựa vào 2 cuốn sách nổi tiếng của tác giả Rex B Kline và Joseph F. Hair cùng cộng sự trong lần xuất bản gần đây nhất (2010 và 2011).

LINK DOWNLOAD

8. Sơ lược về Structural Equation Modelling - Lê Tấn Phùng.

Structural Equation Medelling (viết tắt là SEM) là tập hợp những phương pháp thống kê ngày càng được sử dụng nhiều. Lợi điểm của SEM là cho phép dùng thuật toán thống kê để phân tích nhiều mối quan hệ cùng một lúc mà các phương pháp phân tích đa biến không giải quyết được.
Bài viết này trình bày rất sơ lược về những khái niệm cơ bản nhất của SEM, mở đầu cho những bài viết tiếp theo nói về mô hình path, phân tích yếu tố khẳng định (confirmatory factor analysis) và structural regression model.

LINK DOWNLOAD

9. Xây dựng mô hình (modelling) - Lê Tấn Phùng.

Xây dựng mô hình thống kê, trước đây hay gọi là "lập phương trình toán học", là phương pháp hiện nay hay được sử dụng trong phân tích đa biến, hay gặp nhất là trong phân tích hồi quy (tuyến tính hoặc logistic) và phân tích sống còn.
Bài viết sau sẽ cho chúng ta một khái niệm rất cơ bản của việc xây dựng mô hình cũng như giới thiệu các phương pháp xây dựng mô hình hay gặp nhất.

LINK DOWNLOAD

NGUỒN: (letanphung.blogspot.com)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: