Hướng dẫn đọc chỉ số của thước Nivo (niveau)


Thước thủy đo độ cân bằng còn gọi là ni-vô (tiếng Pháp niveau) có cấu tại gồm một ống thủy tinh cong có chứa gần đầy nước (chỉ để lại 1 bọt khí nhỏ) được gắn chặt trong một cái khung vuông hoặc thước thẳng; vị trí bọt khí là điểm cao nhất của ống thủy tinh. Khi ta đặt thước hoặc khung lên một bề mặt nào đó, ống thủy tinh thường có 1 đầu cao hơn đầu kia, bọt khí sẽ chạy lại phía đầu cao; để xác định mức độ chênh lệch độ cao tương đối giữa 2 đầu, người ta khắc một số vạch chia đều theo 2 phía. Nếu bọt khí nằm cân ở giữa ống thủy thì bề mặt được kiểm tra là thăng bằng, ngược lại, bọt khí sẽ lệch về một bên vài vạch; giá trị mỗi vạch tương ứng với cấp độ chính xác của dụng cụ.

Nivô thẳng thường dùng để đo độ thăng bằng của các bề mặt hoặc cạnh nằm ngang còn nivô khung hình vuông cho phép đo cả các bề mặt và cạnh thẳng đứng.

Ví dụ, thước đo là loại 0.02 mm/m, bề mặt cần đo có chiều dài 500 mm và kết quả là bọt khí lệch 2 vạch; ta tính như sau:

1. Độ nghiêng tương đối: 0.02*2 = 0.04 mm/m (tức là nếu bề mặt dài 1 mét thì độ lệch cao thấp giữa 2 mép của bề mặt là 0.04 mm).

2. Độ nghiêng tuyệt đối: 0.04*0.500 = 0.02 mm (tức là độ chênh lệch cao thấp giữa 2 mép của bề mặt thực tế là 0.02 mm).

Căn cứ vào giá trị độ nghiêng tuyệt đối, ta có thể chọn các lá căn phù hợp để lấy thăng bằng cho bề mặt. Tuy nhiên, trên thực tế thì ít ai tính toán như vậy, người ta cứ chỉnh dần cho tới lúc bọt khí nằm tương đối ở giữa ống thủy là tốt nhất.


Thước thủy đo độ cân bằng còn gọi là ni-vô (tiếng Pháp niveau) có cấu tại gồm một ống thủy tinh cong có chứa gần đầy nước (chỉ để lại 1 bọt khí nhỏ) được gắn chặt trong một cái khung vuông hoặc thước thẳng; vị trí bọt khí là điểm cao nhất của ống thủy tinh. Khi ta đặt thước hoặc khung lên một bề mặt nào đó, ống thủy tinh thường có 1 đầu cao hơn đầu kia, bọt khí sẽ chạy lại phía đầu cao; để xác định mức độ chênh lệch độ cao tương đối giữa 2 đầu, người ta khắc một số vạch chia đều theo 2 phía. Nếu bọt khí nằm cân ở giữa ống thủy thì bề mặt được kiểm tra là thăng bằng, ngược lại, bọt khí sẽ lệch về một bên vài vạch; giá trị mỗi vạch tương ứng với cấp độ chính xác của dụng cụ.

Nivô thẳng thường dùng để đo độ thăng bằng của các bề mặt hoặc cạnh nằm ngang còn nivô khung hình vuông cho phép đo cả các bề mặt và cạnh thẳng đứng.

Ví dụ, thước đo là loại 0.02 mm/m, bề mặt cần đo có chiều dài 500 mm và kết quả là bọt khí lệch 2 vạch; ta tính như sau:

1. Độ nghiêng tương đối: 0.02*2 = 0.04 mm/m (tức là nếu bề mặt dài 1 mét thì độ lệch cao thấp giữa 2 mép của bề mặt là 0.04 mm).

2. Độ nghiêng tuyệt đối: 0.04*0.500 = 0.02 mm (tức là độ chênh lệch cao thấp giữa 2 mép của bề mặt thực tế là 0.02 mm).

Căn cứ vào giá trị độ nghiêng tuyệt đối, ta có thể chọn các lá căn phù hợp để lấy thăng bằng cho bề mặt. Tuy nhiên, trên thực tế thì ít ai tính toán như vậy, người ta cứ chỉnh dần cho tới lúc bọt khí nằm tương đối ở giữa ống thủy là tốt nhất.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: