Relay nhiệt bảo vệ quá dòng, quá nhiệt (OCR) cho máy nén lạnh


Relay bảo vệ còn gọi là relay bảo vệ quá tải, relay quá tải, relay nhiệt hoặc themic là thiết bị tự động ngắt mạch điện để bảo vệ động cơ khi quá tải.

Trong động cơ, nhiệt độ cuộn dây không được vượt quá khoảng 120oC. Khi đó lớp sơn cách điện (sơn êmay) bị cháy, các vòng dây bị chập mạch và bị cháy. Nhiệm vụ bảo vệ động cơ thực chất là bảo vệ cho nhiệt độ động cơ không được vượt quá nhiệt độ trên.

Các phương pháp bảo vệ động cơ máy nén lạnh.

Có 02 phương pháp bảo vệ động cơ là:

1. Dùng tiếp điểm thanh lưỡng kim hoặc themicstor gắn trực tiếp lên cuộn dây. Đây được đánh giá là phương pháp bảo vệ tốt nhất vì nó lấy tín hiệu nhiệt độ trực tiếp của cuộn dây động cơ nhưng nhược điểm là rất khó khăn để sửa chữa và thay thế, muốn thực hiện phải cưa block nén.

2. Dùng tín hiệu dòng điện quá tải của động cơ (khi dòng động cơ đạt mức này thì có thể nhiệt độ cuộn dây động cơ đã vượt quá 120oC) kết hợp với nhiệt độ trên vỏ máy nén để ngắt tiếp điểm lưỡng kim. Tuy không chính xác bằng phương pháp 1 nhưng phương pháp này có nhiều ưu điểm khi vận hành vì nằm ngoài máy nén nên dễ tháo sửa chưa hoặc thay thế.


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

Đối với block nén máy điều hòa không khí người ta sử dụng relay bảo vệ có hình dáng dạng đĩa tròn. Relay bảo vệ kiểu đĩa có thể lắp ngay trên vỏ máy nén, bên trong vành chắn bảo vệ cọc tiếp điện. Đôi khi cũng được lắp rời bên ngoài.

Hình bên dưới giới thiệu cấu tạo của relay bảo vệ kiểu tròn.



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

a) Mặt cắt ngang; b) Nguyên tắc cấu tạo; c) Hình dáng bên ngoài đã bỏ nắp

1. Tấm lưỡng kim hình tròn; 2. Dây điện trở; 3. Tiếp điểm; 4,5. Giắc cắm tiếp điện; 6. Vỏ nhựa cứng màu đen; 7. Chốt giữ tấm lưỡng kim.



Ở điều kiện động cơ và máy nén làm việc bình thường, dòng điện đi qua dây điện trở vừa phải, nhiệt sinh ra ở dây điện trở không đủ uốn thanh lưỡng kim nên tiếp điểm ở trạng thái đóng. Khi động cơ bị quá tải hoặc khi động cơ không khởi động được, dòng cao hơn bình thường, nhiệt sinh ra nhiều nung nóng và làm thanh lưỡng kim bị uốn cong, mở tiếp điểm, ngắt nguồn điện cung cấp cho động cơ, kịp thời bảo vệ động cơ khỏi bị cháy.

Còn hình bên dưới giới thiệu cấu tạo của 01 relay bảo vệ lắp trực tiếp trên cuộn dây động cơ.


1. Tiếp điện; 2. Tiếp điểm mạ bạc; 3. Tiếp điện trên; 4. Tấm lưỡng kim; 5. Cách điện bằng gốm; 6. Vỏ thép mạ; Nút êpôxi

Về nguyên lý hoạt động thì nhìn chung là tương tự nhau:


Một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.

1. Relay bảo vệ tác động liên tục, máy đang chạy hoặc mới chạy nghe tiếng "tách", máy ngừng. Sau một vài phút relay nguội đi, tiếp điểm tự đóng lại, máy lại hoạt động, vài phút sau relay lại tác động, tiếp tục như thế.

Tùy theo các hư hỏng mà relay tác động liên tục hay ngắt quãng. Khi phát hiện reay tác động, cần phải ngắt nguồn điện để kiểm tra block nén và relay.

Cách kiểm tra:

Dùng Ampe kìm đo dòng khởi động, dòng làm việc của động cơ. Nếu thấy dòng làm việc bình thường tức là relay bảo vệ đã bị hỏng. Nên thay relay mới cũng đặc điểm kỹ thuật là tốt nhất vì khi tiến hành sửa chữa có thể có một số đặc tính của relay bị thay đổi. Các hỏng hóc của relay có thể là tiếp điểm bị cháy, rỗ (phải sửa lại) gây tỏa nhiệt lớn hoặc thanh lưỡng kim bị hỏng, lão hóa hoặc nhũn phải thay mới.

- Nếu dòng lớn hơn bình thường thì tác động của relay là đúng và khi đó ta phải kiểm tra nguyên nhân dòng làm việc của máy nén cao như:

+ Block nén và dàn ngưng làm việc với nhiệt độ quá cao.
+ Điện áp quá thấp hoặc quá cao.
+ Relay khởi động đóng rồi không mở (cả hai cuộn đều có điện).
+ Do cuộn dây khởi động làm việc bất thường (chạm chập).
+ Do động cơ bị sát cốt, máy nén thiếu dầu bôi trơn.
+ Dư ga lạnh.
+ Căn chỉnh ống mao hoặc điều chỉnh van tiết lưu bị sai,...

2. Không có nguồn cấp vào máy nén lạnh, tiếp điểm hở.

Ngắt nguồn điện, đo kiểm tra thông mạch để chắc chắn là dây điện trở đã bị đứt. Thay relay mới và xác định nguyên nhân làm máy nén làm việc dòng cao, nóng khiến relay tác động liên tục, sau một thời gian dài thì đứt luôn dây điện trở như "Mục 1".

Trên hình là hình ảnh một relay nhiệt tác động nhiều lần, dẫn đến đứt cả dây điện trở. Bên cạnh là một reay còn tốt.



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


ĐẶT MUA RƠ LE NHIỆT BLOCK NÉN NGAY TẠI ĐÂY > > >



VIDEO THAM KHẢO:


Cấu tạo Rơ le nhiệt bảo vệ máy nén lạnh




Rơ le nhiệt bảo vệ máy nén lạnh như thế nào (Hindi & Urdu)



Hướng dẫn thay thế Rơ le nhiệt bảo vệ máy nén lạnh


MUA VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH UY TÍN:

– Cụm máy nén dàn ngưng: TECUMSEH, COPELAND, BITZER, …
– Máy nén lạnh: TECUMSEH, COPELAND, BITZER, MYCOM, HESEGAWA,.…
– Thiết bị điều khiển nhiệt độ: DIXELL, DOTECH, EMERSON, FOX, …
– Thiết bị bảo vệ: Rơ le áp xuất cao, thấp, áp xuất dầu, ….
– Thiết bị đo: Mắt gas, Đồng hồ áp xuất cao, thấp, đồng hồ đo nhiệt độ, ….
– Phụ tùng máy nén MYCOM (Xuất xứ: USA)
– Phụ kiện ống đồng: Cút, T, U, nối ống, ống đồng, cách nhiệt, .…
– Phụ kiện van: Van tiết lưu, điện từ, van chặn, van một chiều, ….
– Các loại bình: Bình chứa, tách lỏng, tách dầu, ….
– Phin lọc hai ruột, một ruột, lọc khô,loại hàn, rắc co, ….
– Phao dầu, Bơm dầu, Bơm cấp dịch (Định lượng), …
– Gas lạnh: R22, R404a, R410, R407C, R507C, R141B, ….
– Dầu lạnh: SUNISO 3GS, 4GS, Dầu tổng hợp, Dầu CPI gốc POE: Emkarate RL32H – RL68H – RL100H – RL170H, .…
– Màn nhựa, Quạt chắn gió, Van thông áp, Bulong dù, ….
– Bảo ôn kho lạnh: Panel Polyurethane (PU), Expandable Polystyrene (EPS)
– Máy hút chân không, đồng hồ nạp gas, ….
– Tấm cách nhiệt Superlon, Armaflex, Cách nhiệt có giấy bạc PE, Cách Nhiệt bông thuỷ tinh,…

LINK 1 - ĐẶT MUA ONLINE >>> VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH GIÁ RẺ

LINK 2 - ĐẶT MUA ONLINE >>> VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH GIÁ RẺ

LINK 3 - ĐẶT MUA ONLINE >>> VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH GIÁ RẺ


Chúc các bạn thành công!


Relay bảo vệ còn gọi là relay bảo vệ quá tải, relay quá tải, relay nhiệt hoặc themic là thiết bị tự động ngắt mạch điện để bảo vệ động cơ khi quá tải.

Trong động cơ, nhiệt độ cuộn dây không được vượt quá khoảng 120oC. Khi đó lớp sơn cách điện (sơn êmay) bị cháy, các vòng dây bị chập mạch và bị cháy. Nhiệm vụ bảo vệ động cơ thực chất là bảo vệ cho nhiệt độ động cơ không được vượt quá nhiệt độ trên.

Các phương pháp bảo vệ động cơ máy nén lạnh.

Có 02 phương pháp bảo vệ động cơ là:

1. Dùng tiếp điểm thanh lưỡng kim hoặc themicstor gắn trực tiếp lên cuộn dây. Đây được đánh giá là phương pháp bảo vệ tốt nhất vì nó lấy tín hiệu nhiệt độ trực tiếp của cuộn dây động cơ nhưng nhược điểm là rất khó khăn để sửa chữa và thay thế, muốn thực hiện phải cưa block nén.

2. Dùng tín hiệu dòng điện quá tải của động cơ (khi dòng động cơ đạt mức này thì có thể nhiệt độ cuộn dây động cơ đã vượt quá 120oC) kết hợp với nhiệt độ trên vỏ máy nén để ngắt tiếp điểm lưỡng kim. Tuy không chính xác bằng phương pháp 1 nhưng phương pháp này có nhiều ưu điểm khi vận hành vì nằm ngoài máy nén nên dễ tháo sửa chưa hoặc thay thế.


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

Đối với block nén máy điều hòa không khí người ta sử dụng relay bảo vệ có hình dáng dạng đĩa tròn. Relay bảo vệ kiểu đĩa có thể lắp ngay trên vỏ máy nén, bên trong vành chắn bảo vệ cọc tiếp điện. Đôi khi cũng được lắp rời bên ngoài.

Hình bên dưới giới thiệu cấu tạo của relay bảo vệ kiểu tròn.



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

a) Mặt cắt ngang; b) Nguyên tắc cấu tạo; c) Hình dáng bên ngoài đã bỏ nắp

1. Tấm lưỡng kim hình tròn; 2. Dây điện trở; 3. Tiếp điểm; 4,5. Giắc cắm tiếp điện; 6. Vỏ nhựa cứng màu đen; 7. Chốt giữ tấm lưỡng kim.



Ở điều kiện động cơ và máy nén làm việc bình thường, dòng điện đi qua dây điện trở vừa phải, nhiệt sinh ra ở dây điện trở không đủ uốn thanh lưỡng kim nên tiếp điểm ở trạng thái đóng. Khi động cơ bị quá tải hoặc khi động cơ không khởi động được, dòng cao hơn bình thường, nhiệt sinh ra nhiều nung nóng và làm thanh lưỡng kim bị uốn cong, mở tiếp điểm, ngắt nguồn điện cung cấp cho động cơ, kịp thời bảo vệ động cơ khỏi bị cháy.

Còn hình bên dưới giới thiệu cấu tạo của 01 relay bảo vệ lắp trực tiếp trên cuộn dây động cơ.


1. Tiếp điện; 2. Tiếp điểm mạ bạc; 3. Tiếp điện trên; 4. Tấm lưỡng kim; 5. Cách điện bằng gốm; 6. Vỏ thép mạ; Nút êpôxi

Về nguyên lý hoạt động thì nhìn chung là tương tự nhau:


Một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.

1. Relay bảo vệ tác động liên tục, máy đang chạy hoặc mới chạy nghe tiếng "tách", máy ngừng. Sau một vài phút relay nguội đi, tiếp điểm tự đóng lại, máy lại hoạt động, vài phút sau relay lại tác động, tiếp tục như thế.

Tùy theo các hư hỏng mà relay tác động liên tục hay ngắt quãng. Khi phát hiện reay tác động, cần phải ngắt nguồn điện để kiểm tra block nén và relay.

Cách kiểm tra:

Dùng Ampe kìm đo dòng khởi động, dòng làm việc của động cơ. Nếu thấy dòng làm việc bình thường tức là relay bảo vệ đã bị hỏng. Nên thay relay mới cũng đặc điểm kỹ thuật là tốt nhất vì khi tiến hành sửa chữa có thể có một số đặc tính của relay bị thay đổi. Các hỏng hóc của relay có thể là tiếp điểm bị cháy, rỗ (phải sửa lại) gây tỏa nhiệt lớn hoặc thanh lưỡng kim bị hỏng, lão hóa hoặc nhũn phải thay mới.

- Nếu dòng lớn hơn bình thường thì tác động của relay là đúng và khi đó ta phải kiểm tra nguyên nhân dòng làm việc của máy nén cao như:

+ Block nén và dàn ngưng làm việc với nhiệt độ quá cao.
+ Điện áp quá thấp hoặc quá cao.
+ Relay khởi động đóng rồi không mở (cả hai cuộn đều có điện).
+ Do cuộn dây khởi động làm việc bất thường (chạm chập).
+ Do động cơ bị sát cốt, máy nén thiếu dầu bôi trơn.
+ Dư ga lạnh.
+ Căn chỉnh ống mao hoặc điều chỉnh van tiết lưu bị sai,...

2. Không có nguồn cấp vào máy nén lạnh, tiếp điểm hở.

Ngắt nguồn điện, đo kiểm tra thông mạch để chắc chắn là dây điện trở đã bị đứt. Thay relay mới và xác định nguyên nhân làm máy nén làm việc dòng cao, nóng khiến relay tác động liên tục, sau một thời gian dài thì đứt luôn dây điện trở như "Mục 1".

Trên hình là hình ảnh một relay nhiệt tác động nhiều lần, dẫn đến đứt cả dây điện trở. Bên cạnh là một reay còn tốt.



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


ĐẶT MUA RƠ LE NHIỆT BLOCK NÉN NGAY TẠI ĐÂY > > >



VIDEO THAM KHẢO:


Cấu tạo Rơ le nhiệt bảo vệ máy nén lạnh




Rơ le nhiệt bảo vệ máy nén lạnh như thế nào (Hindi & Urdu)



Hướng dẫn thay thế Rơ le nhiệt bảo vệ máy nén lạnh


MUA VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH UY TÍN:

– Cụm máy nén dàn ngưng: TECUMSEH, COPELAND, BITZER, …
– Máy nén lạnh: TECUMSEH, COPELAND, BITZER, MYCOM, HESEGAWA,.…
– Thiết bị điều khiển nhiệt độ: DIXELL, DOTECH, EMERSON, FOX, …
– Thiết bị bảo vệ: Rơ le áp xuất cao, thấp, áp xuất dầu, ….
– Thiết bị đo: Mắt gas, Đồng hồ áp xuất cao, thấp, đồng hồ đo nhiệt độ, ….
– Phụ tùng máy nén MYCOM (Xuất xứ: USA)
– Phụ kiện ống đồng: Cút, T, U, nối ống, ống đồng, cách nhiệt, .…
– Phụ kiện van: Van tiết lưu, điện từ, van chặn, van một chiều, ….
– Các loại bình: Bình chứa, tách lỏng, tách dầu, ….
– Phin lọc hai ruột, một ruột, lọc khô,loại hàn, rắc co, ….
– Phao dầu, Bơm dầu, Bơm cấp dịch (Định lượng), …
– Gas lạnh: R22, R404a, R410, R407C, R507C, R141B, ….
– Dầu lạnh: SUNISO 3GS, 4GS, Dầu tổng hợp, Dầu CPI gốc POE: Emkarate RL32H – RL68H – RL100H – RL170H, .…
– Màn nhựa, Quạt chắn gió, Van thông áp, Bulong dù, ….
– Bảo ôn kho lạnh: Panel Polyurethane (PU), Expandable Polystyrene (EPS)
– Máy hút chân không, đồng hồ nạp gas, ….
– Tấm cách nhiệt Superlon, Armaflex, Cách nhiệt có giấy bạc PE, Cách Nhiệt bông thuỷ tinh,…

LINK 1 - ĐẶT MUA ONLINE >>> VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH GIÁ RẺ

LINK 2 - ĐẶT MUA ONLINE >>> VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH GIÁ RẺ

LINK 3 - ĐẶT MUA ONLINE >>> VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH GIÁ RẺ


Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: