LUẬN VĂN - Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay


   Bình đẳng giới là khát vọng chung của nhân loại, là một mục tiêu quan  trọng trong các văn kiện quốc tế về quyền con người và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một xã hội, của một đất nước. Từ đó, vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa là yếu tố để nâng cao khả năng tăng trưởng kinh tế Quốc gia.

   Đối với Việt Nam sự tiến bộ của phụ nữ là một yếu tố quan trọng để thực hiện được mục tiêu bình đẳng giới thực chất và rất cần thiết để tạo điều kiện cho xã hội phát triển ổn định và bền vững. Trong thời gian gần đây vấn đề bình đẳng giới không chỉ ở Việt Nam mà còn được cả cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Bởi vì thực tế tình trạng bất bình đẳng giới đã và đang diễn ra phổ biến, đây là một trong những nguyên nhân hạn chế quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân làm tăng đói nghèo, cản trở việc chăm sóc sức khỏe dân cư, hạn chế các cơ hội tăng thu nhập,…và gây nên hàng loạt tổn thất khác cho xã hội. Việc Việt Nam ban hành

   Luật Bình đẳng giới (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2006 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2007) đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với nam, nữ đồng thời khẳng định những bảo đảm pháp lý khi Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người. Cho đến nay, nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ điều chỉnh về bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, phòng chống hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng giới như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật

    Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Luật Bình đẳng giới, một số luật khác và các văn bản dưới luật có liên quan. Ngoài ra, còn có cả những quy phạm pháp luật được ban hành với mục đích ban đầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ nhưng thực tế tác động của nó mang
lại cho phụ nữ không ít bất công, thiệt thòi như chế độ học phí, chế độ nghỉ thai
sản… Bên cạnh đó, một số chế tài pháp luật chưa nghiêm đối với những hành vi vi phạm quyền, nhân phẩm phụ nữ, quyền trẻ em…Trên thực tế tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại và giữa quy định của pháp luật với việc thực thi vẫn là
một khoảng cách khá xa. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về bình
đẳng giới không chỉ là yêu cầu của các nhà nghiên cứu khoa học mà còn là nhu cầu thiết thực của từng công dân trong xã hội. Với ý nghĩa đó, nhằm góp phần giúp mọi đối tượng có cái nhìn bao quát, toàn diện về quyền bình đẳng giới cũng như pháp luật bình đẳng giới, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”.

   Với đề tài này tác giả muốn được góp một phần công sức nhỏ bé vào việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới và hy vọng góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

LINK DOWNLOAD


   Bình đẳng giới là khát vọng chung của nhân loại, là một mục tiêu quan  trọng trong các văn kiện quốc tế về quyền con người và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một xã hội, của một đất nước. Từ đó, vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa là yếu tố để nâng cao khả năng tăng trưởng kinh tế Quốc gia.

   Đối với Việt Nam sự tiến bộ của phụ nữ là một yếu tố quan trọng để thực hiện được mục tiêu bình đẳng giới thực chất và rất cần thiết để tạo điều kiện cho xã hội phát triển ổn định và bền vững. Trong thời gian gần đây vấn đề bình đẳng giới không chỉ ở Việt Nam mà còn được cả cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Bởi vì thực tế tình trạng bất bình đẳng giới đã và đang diễn ra phổ biến, đây là một trong những nguyên nhân hạn chế quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân làm tăng đói nghèo, cản trở việc chăm sóc sức khỏe dân cư, hạn chế các cơ hội tăng thu nhập,…và gây nên hàng loạt tổn thất khác cho xã hội. Việc Việt Nam ban hành

   Luật Bình đẳng giới (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2006 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2007) đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với nam, nữ đồng thời khẳng định những bảo đảm pháp lý khi Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người. Cho đến nay, nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ điều chỉnh về bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, phòng chống hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng giới như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật

    Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Luật Bình đẳng giới, một số luật khác và các văn bản dưới luật có liên quan. Ngoài ra, còn có cả những quy phạm pháp luật được ban hành với mục đích ban đầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ nhưng thực tế tác động của nó mang
lại cho phụ nữ không ít bất công, thiệt thòi như chế độ học phí, chế độ nghỉ thai
sản… Bên cạnh đó, một số chế tài pháp luật chưa nghiêm đối với những hành vi vi phạm quyền, nhân phẩm phụ nữ, quyền trẻ em…Trên thực tế tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại và giữa quy định của pháp luật với việc thực thi vẫn là
một khoảng cách khá xa. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về bình
đẳng giới không chỉ là yêu cầu của các nhà nghiên cứu khoa học mà còn là nhu cầu thiết thực của từng công dân trong xã hội. Với ý nghĩa đó, nhằm góp phần giúp mọi đối tượng có cái nhìn bao quát, toàn diện về quyền bình đẳng giới cũng như pháp luật bình đẳng giới, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”.

   Với đề tài này tác giả muốn được góp một phần công sức nhỏ bé vào việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới và hy vọng góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: